Thành phần cấp hạt của đất dưới tán rừng tại KVNC

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ HỌC CỦA ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ H’RA, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI (Trang 36 - 38)

(Trung bình của 3 mẫu/trạng thái)

T T Lồi cây Độ sâu(cm) Năm Trồng Thành phần cấp hạt (%) Loại đất 2,0 - 0,02 mm 0,02 - 0,002 mm <0,002 mm 1 Thông 3 lá 0-40 1998 39,53 46,23 14,23 Đất thịt nhẹ 2 Thông 3 lá 0-40 2001 38,77 46,95 14,27 Đất thịt nhẹ 3 Keo Lai 0-40 2012 37,5 46,05 16,45 Đất thịt TB 4 Keo Lai 0-40 2014 38,03 45,6 16,3 Đất thịt TB

Kết quả ở bảng cho ta thấy:

- Sự chênh lệch về tỷ lệ từng loại cấp hạt giữa 2 trạng thái rừng Thông 3 lá ở khu vực khơng có sự sai khác nhiều.

+ Cấp hạt sét (< 0,002 mm): Đất rừng Thông 3 lá trồng năm 1998 (21 tuổi) là 14,23% và bằng 14,27% dưới đất rừng Thông 3 lá trồng năm 2001 (18 tuổi).

+ Cấp hạt limon (0,002-0,02 mm): Đất dưới tán rừng Thông 3 lá 21 tuổi là 46,95 % và rừng Thông 3 lá 18 tuổi là 46,23% .

+ Cấp hạt cát (>0,02mm): Đất dưới rừng Thông 3 lá 21 tuổi là 39,53% và 38,77% ở rừng Thông 3 lá 18 tuổi.

Căn cứ tiêu chuẩn phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc Tế, đất ở khu vực là đất thịt nhẹ.

- Với đất dưới rừng Keo lai trồng năm 2012 (7 tuổi) và trồng năm 2014 (5 tuổi) sự sai khác cũng không rõ ràng:

+ Cấp hạt sét (< 0,002 mm): Đất rừng Keo lai 7 tuổi là 16,45% và bằng 16,3 % dưới đất rừng Keo lai 5 tuổi.

+ Cấp hạt limon (0,002-0,02 mm): Đất dưới tán rừng Keo lai 7 tuổi là 46,05 % và rừng Keo lai 5 tuổi là 45,6%.

+ Cấp hạt cát (>0,02mm): Đất dưới rừng Keo lai 7 tuổi là 37,5% và 38,03% ở rừng Keo lai 5 tuổi.

Căn cứ tiêu chuẩn phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc Tế, đất ở khu vực là đất thịt trung bình.

Căn cứ kết quả điều tra thực tế ở các khu vực nghiên cứu, đất ở các lâm phần thông 3 lá 21 tuổi thuộc loại đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit & phiến sét, tầng đất mỏng đến trung bình. Đất trồng Thơng 3 lá 18 tuổi là đất mùn vàng đỏ trên núi, phát triển trên đá phiến sét, tầng đất trung bình đến dày. Đất ở cả 2 lâm phần Keo lai đều là đất feralit đỏ vàng, phát triển trên đá phiến sét, tầng trung bình.

Các tính chất hóa học trong đất có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu các đặc điểm của đất đai. Tính chất hóa học đất ảnh hưởng đến độ phì cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao hay thấp trong đất, việc đánh giá cần nhắm đến các tính chất như hàm lượng mùn, độ chua, cũng như hàm lượng các nguyên tố đa lượng, vi lượng.

Nghiên cứu này chủ yếu chú ý đến một số chỉ tiêu cụ thể như hàm lượng mùn, độ chua của đất và hàm lượng N, P, K dễ tiêu trong đất, việc hàm lượng thấp hay cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ đó ta sẽ đửa biện pháp cụ thể nhằm pháp huy, bổ sung duy trì độ phì của đất.

Dưới đây là bảng đánh giá các chỉ tiêu cũng như kết quả nghiên cứu tính chất hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ HỌC CỦA ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ H’RA, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI (Trang 36 - 38)