Tổng quan về dịch vụ Ví điện tử

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên Khối Kinh tế (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT

2.2 Tổng quan về dịch vụ Ví điện tử

Chiếc ví điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Nhật từ năm 2004, do nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất nước này là NTT DoCoMo phát triển. Với tên gọi theo tiếng địa phương là osaifu-keitai, ví điện tử đã được sử dụng ở hơn 300.0 kênh bán lẻ trên khắp đất nước Nhật Ban. Ví điện tử ban đầu chỉ được xem là một phương pháp dùng để lưu trữ các dạng tiền điện tử (e-cash) khác nhau, tuy nhiên phương pháp này không đem đến nhiều hiệu qua, vì thế các nhà cung cấp dịch vụ này đã nghiên cứu thành một loại dịch vụ cho phép người sử dụng Internet có thể lưu trữ và dùng thông tin trong việc mua bán. Thế nhưng trở ngại lớn nhất thời điểm đó của ví điện tử là người tiêu dùng phai mua hàng tại các điểm bán hàng có thiết bị đầu cuối tương thích.

Theo quan điểm của Kevin Erickson (2013) – một blogger công nghệ từ Credera (một công ty tư vấn cơng nghệ của Hoa Kỳ), ví điện tử sẽ thực hiện mang lại cho người sử dụng những tính năng như sau:

•Hiển thị, lưu trữ các phiếu giam giá hoặc ưu đãi tài khoan từ các doanh nghiệp/ đơn vị mà người dùng đã đăng ký hoặc tham gia.

•Xác định ưu đãi giam giá và những khuyến mãi theo thời gian thực từ các địa điểm kinh doanh khác nhau

•Cung cấp cơng cụ tìm kiếm và những công cụ đánh giá cho các nhà hàng và cửa hàng dựa trên vị trí địa điểm người dùng.

•Sắp xếp, lưu trữ, quan lý các biên lai, hóa đơn thanh toán.

Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 2 Thơng tư 39/2014/TT-NHNN Dịch vụ ví điện tử là một dịch vụ thuộc dịch vụ hỗ trợ dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Tại Khoan 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP định nghĩa, “Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài Khoan điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đam bao bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài Khoan thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài Khoan đam bao thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1” [14].

Ví điện tử lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đến năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thí điểm hoạt động cho 06 cơng ty cung cấp dịch vụ ví điện tử, bao gồm: VietUnion (Payoo), MobiVi, Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service. Kể từ thời điển ví điện tử lần đầu tiên được, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thí điểm hoạt động, tính đến thời điểm tháng 05/2022, Việt Nam có 48 tổ chức không phai là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ ví điện tử. Bên cạnh các tổ chức không phai là ngân hàng, các ngân hàng thương mại cũng như các công ty, tập đồn cơng nghệ lớn cũng từng bước thâm nhập và phát triển hệ thống thanh toán điện tử. Một số ngân hàng đã phát triển hệ thống thanh toán điện tử: Ví điện tử Bank Plus ra đời là sự kết nối giữa Viettel và MBBank bao trợ; VPBank với Timo và Maritime Bank với MEED, LienVietPostbank với Ví Việt, Sacombank Pay (Sacombank). Mặc dù mỗi đơn vị cung ứng ví điện tử có những tiện ích, đặc tính và định hướng riêng biệt hướng vào các nhóm đối tượng người sử dụng khác nhau, nhưng nhìn chung đa số các loại ví điện tử tại Việt Nam đều có 04 chức năng chính như sau:

- Nhận tiền và chuyển tiền: Ngay sau khi khách hàng đăng ký thành cơng và

tiến hành kích hoạt tài khoan, tài khoan ví điện tử này sẽ được nhận tiền chuyển đến tài khoan từ các phương thức khác nhau, bao gồm: nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của doanh nghiệp ví điện tử, tại quầy giao dịch ngân hàng kết nối với doanh nghiệp này, nạp tiền thơng qua hình thức trực tuyến từ tài khoan ví điện tử cùng loại,

nạp tiền trực tuyến từ tài khoan ngân hàng …Ngoài ra, khi tiền đã vào tài khoan ví điện tử, chủ sở hữu tài khoan ví điện tử có thể chuyển tiền từ các tài khoan ví điện tử với nhau cũng như từ ví đến tài khoan ngân hàng của khách hàng có liên kết chỉ cần biết số tài khoan hoặc số điện thoại người nhận thì đã có thể chuyển tiền được.

- Lưu trữ tiền trên tài khoản: Để lưu trữ tiền một cách an toàn và thuận tiện

dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử). Bên cạnh đó, số tiền được gửi vào tài khoan VĐT sẽ tương ứng với số tiền thực sự được gửi vào. Với chức năng này, khách hàng có thể rút tồn bộ tiền từ ví điện tử về tài khoan ngân hàng cho việc lưu trữ, tiết kiệm.

- Thanh toán trực tuyến: Khách hàng có thể sử dụng tiền trong tài khoan này

với mục đích chi tra các giao dịch mua sắm trực tuyến tại những cửa hàng/website thương mại điện tử ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài có tích hợp tính năng thanh tốn bằng VĐT.

- Quản lý lịch sử thu – chi: Tính năng này cho phép chủ sở hữu tài khoan

VĐT thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, xem số dư và tra cứu các lịch sử giao dịch trong tài khoan VĐT cá nhân. Mọi giao dịch qua ví điện tử đều được lưu lại trong lịch sử và người sử dụng sẽ kiểm tra được. Nhìn chung, ví điện tử giữ vai trò như tiền mặt trong các hoạt động mua bán, cũng như thay thế ngân hàng quan lý dòng tiền.

Ngồi bốn chức năng chính cơ ban, ví điện tử tại Việt Nam cịn các chức năng như sau:

-Thanh toán hóa đơn: Hiện nay, đa số các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử đều

đã mở rộng kết nối và hợp tác với các công ty cung cấp các dịch vụ cơ ban thiết yếu như: dịch vụ điện thoại, internet, điện lực, nước, truyền hình …. Điều đó có nghĩa là khách hàng có thể chủ động và thuận tiện trong việc thanh toán các khoan chi phí này thơng qua tài khoan VĐT.

- Nạp thẻ cào điện thoại, thanh toán thẻ chơi game trực tuyến, ….: Quyền sở

hữu VĐT cũng cho phép người dùng chi tra các khoan phí thấp khi sử dụng những dịch vụ trực tuyến một cách dễ dàng và nhanh chóng với chi phí nhỏ hơn khi sử dụng

phương thức thanh toán điện tử khác mà người sử dụng không cần thiết phai đến đại lý hoặc các điểm giao dịch hay ngân hàng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên Khối Kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w