Ưu điểm của quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu mô hình quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng trường hợp quản lý rừng ngập mặn tại huyện tiên yên, quảng ninh (Trang 86 - 88)

Một số ưu thế quan trọng của mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng so với quản lý nhà nước về cộng đồng so với quản lý Nhà nước về tài nguyên được thể hiện trong Bảng 1.1. cụ thể như sau

Bảng 1.1. Bảng so sánh ưu thế của mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng so với mô hình quản lý nhà nước về tài nguyên

Mô hình quản lý tài nguyên

dựa vào cộng đồng (CBRM) Mô hình quản lý nhà nước về tài nguyên (CMRCRM)

CBRM được dựa trên phương pháp tiếp cận từ dưới lên, mô hình này đã giải quyết được các nhu cầu về lợi ích của cộng đồng từ việc quản lý tài nguyên.

CMR CRM được dựa trên phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới

Được thực hiện bởi một số cơ quan, bộ phận (các nhóm, các bên liên quan dựa vào cộng đồng).

Được thực hiện bởi một số cơ quan tập trung quyền lực (quốc gia, chính quyền địa phương).

Có sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan trong việc lập kế hoạch, tiến hành, giám sát và đánh giá công tác quản lý tài nguyên.

Thiếu sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan trong việc lập kế hoạch, tiến hành, giám sát và đánh giá công tác quản lý tài nguyên.

Thực thi các quy định của pháp luật và của Chính phủ. Ngoài ra, việc quản lý tài nguyên còn phải tuân theo các nguyên tắc, điều lệ trong hương ước do cộng đồng đề ra. Do vậy, việc quản lý sẽ đạt được sự đồng thuận của cộng đồng, quản lý sẽ hiệu

Thực thi các quy định của Pháp luật và chính phủ

Mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng (CBRM)

Mô hình quản lý nhà nước về tài nguyên (CMRCRM)

quả hơn.

Nguồn: Than Thi Hien, 2009, Thesis: Research on community based coastal resource management model in Xuan Thuy national park, Nam Dinh, Vietnam- French Community of Belgium Master Program, Hanoi.

Ngoài ra, phương pháp tiếp cận CBMR cũn cú những ưu điểm hơn so với phương pháp tiếp cận CRM trong bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2. Ưu điểm của CBMR

- Hiệu quả hơn và công bằng hơn so với CRM;

- Cộng đồng sẽ có trách nhiệm theo dõi và thực thi tốt hơn;

- Cộng đồng có quyền sở hữu và trách nhiệm hơn đối với việc quản lý tài nguyên;

- Linh hoạt và thích nghi để đáp ứng khi các điều kiện thay đổi; - Mức độ chấp nhận và tuân thủ với kế hoạch đề ra cao hơn;

- Cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức bản địa.

Nguồn: Philippines Coastal Management Guidebook Series No. 4

Điều này được hiểu rằng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng hiệu quả hơn vỡ nú cung cấp cơ hội cho việc huy động nguồn lực cộng đồng ở cấp cơ sở và ra quyết định tốt hơn dựa trên nhu cầu thực sự của người dân địa phương.Cơ hội bình đẳng cho người dân địa phương (cỏc nhúm khác nhau được đối xử ngang bằng) để tham gia quản lý tài nguyên (lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá) sẽ được nâng cao. Bằng cách tham gia tích cực trong quá trình này, họ có ý thức hơn trong các điều kiện thay đổi và tăng sự sẵn sàng của họ để thích ứng với những thay đổi, cung cấp thông tin phản hồi và sự tuân thủ của họ cho kế hoạch phát triển.Kết quả họ sẽ được hưởng lợi từ quá trình quản lý tài nguyên, do đó, họ sẽ được tham gia nhiều hơn, có trách nhiệm nhiều hơn trong quá trình quản lý tài nguyên.

Hơn nữa, cộng đồng được công nhận tham gia trong quản lý tài nguyên. Họ nhận thức được vai trò, giá trị các tài nguyên đối với sinh kế của mình được tăng lên. Vì vậy, cộng đồng sẽ có trách nhiệm hơn đối với hành vi của họ để bảo vệ và

phục hồi nguồn tài nguyên. Cộng đồng sẽ giúp giám sát và thực thi các quy định và pháp luật. Cộng đồng là một nguồn cung cấp kiến thức bản địa vào các khu vực địa phương của họ (chẳng hạn như các loài thủy sản, phương pháp đánh cá truyền thống, hành vi văn hóa,…). Do đó, họ có vai trò cung cấp kiến thức địa phương và chuyên môn về quản lý tài nguyên ven biển. Điều này sẽ cung cấp các đầu vào hữu ích ngoài những kiến thức khoa học trong quy hoạch nguồn tài nguyên có sự tham gia và quản lý.

Một phần của tài liệu mô hình quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng trường hợp quản lý rừng ngập mặn tại huyện tiên yên, quảng ninh (Trang 86 - 88)