Nguồn vốn vay chính thức

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thủy_QTKD27A (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3 Các nguồn vốn vay của DNNY trên TTCK

1.3.1 Nguồn vốn vay chính thức

Khái niệm:

Nguồn vốn vay chính thức là nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, vốn vay của các cơng ty tài chính và các tổ chức khác có chức năng cung cấp vốn. Nguồn vốn vay chính thức là một cơng cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở các nước.

Nguồn vốn vay chính thức dài hạn là địn bẩy tài chính làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các cổ đông bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu làm củng cố vững chắc về tài chính cho doanh nghiệp. Nguồn vốn vay chính thức là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động vốn từ hệ thống tài chính tiền tệ với một số nguồn tài chính chính thức như: Ngân hàng, phát hành chứng khoán trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp, th tài chính …

Vai trị của nguồn vốn vay chính thức đối với DNNY trên TTCK

Theo Phan Thị Cúc (2018), nguồn vốn vay chính thức có vai trị giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn vốn lưu động giúp cho DN duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và đều đặn. Trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh, nguồn vốn vay chính thức đóng vai trị quan trọng đối với quá trình hình thành và tổ chức hoạt động của DN.

Nguồn vốn vay chính thức là cơng cụ thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong các giai đoạn khó khăn về tài chính, nguồn vốn vay chính thức giúp các DN duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển thị trường phân phối, gia tăng doanh thu, mang lại hiệu suất lợi nhuận cao.

Nguồn vốn vay chính thức giúp các DNNY trên TTCK tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm mới, nâng cao vị thế cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và quốc tế.

có tài sản đảm bảo để thế chấp và có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

1.3.1.1 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DN đóng vai trị rất quan trọng, khơng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế, qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách về nguồn vốn, hồn thiện các cơ chế, chính sách về tín dụng, thanh tốn, ngoại hối… Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DN được liên tục; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu và góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN với thị trường trong và ngoài nước.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho thấy các tín hiệu tích cực trong quản trị DN và cơ hội phát triển của DN trong tương lai. Khả năng cung ứng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng là khơng giới hạn về thời điểm, thời gian cung ứng tùy thuộc vào nhu cầu, tài sản đảm bảo và khả năng cải thiện sức khỏe tài chính của DN.

Trong những năm gần đây các dịch vụ của ngân hàng đã tiếp cận được với các doanh nghiệp. Các ngân hàng đang nỗ lực kích cầu thị trường thơng qua các chương trình ưu đãi lãi suất, tiện ích miễn phí hoặc miễn giảm dịch vụ… hướng tới DN. Điều này sẽ tiếp thêm nhiều nguồn vốn giá rẻ trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh đang hết sức khó khăn như hiện nay. Các DN Việt Nam với đặc thù quy mơ nhỏ, ít tài sản bảo đảm, phân tán và kéo theo đó là hàng loạt các đặc điểm về quản lý doanh nghiệp cũng đã tạo nên các đặc trưng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Hoạt động của DN phụ thuộc chặt chẽ với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cung ứng nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn theo nhu cầu của DN giúp DN đảm bảo nguồn tài chính lành mạnh, duy trì khả năng hoạt động.

1.3.1.2 Nguồn vốn tín dụng thương mại

Đây là nguồn vốn phổ biến trong các DN hiện nay. Nguồn vốn tín dụng thương mại là nguồn tài chính mà DN có được thơng qua hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc thuê trang thiết bị sản xuất có trì hỗn hoạt động thanh tốn. Trong đó bên bán giao quyền sử dụng vốn hiện vật cho bên mua và ấn định thời gian hồn trả vốn trong tương lai bằng hiện kim có bao gồm lãi suất tính trên giá trị hàng hóa.

Một số nghiên cứu xếp tín dụng thương mại (các khoản phải trả) vào loại tài chính khơng chính thức. (Allen và cộng sự, 2018; Degryse và cộng sự, 2016)

Nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm 20 đến 40% tỷ lệ nguồn vốn của DN bởi vì đây là phương thức huy động vốn với lãi suất thấp, tiện dụng và linh hoạt.

Ưu điểm của nguồn vốn tín dụng thương mại là linh hoạt trong huy động vốn, dễ thực hiện, phù hợp với các DN nhỏ, không cần tài sản đảm bảo, thủ tục vay đơn giản, duy trì hệ số nợ của DN ở mức.

Thời gian huy động vốn nhanh, thời gian đáo hạn ngắn.

Nhược điểm của nguồn vốn tín dụng thương mại này là khả năng kiểm soát rủi ro thấp khi tỷ lệ nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn DN, lãi suất cao, sức ép trả nợ lớn vì vậy có tác động đến lợi nhuận DN.

Theo Điều 112 của Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 về Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế tốn có thể hiện ở Tài khoản 320: Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản DN đi vay, nợ các ngân hàng, các cơng ty tài chính có thời hạn thanh tốn khơng q 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Nguồn vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn lưỡng tính, vừa có thể coi là nguồn vốn phi chính thức, vừa là nguồn vốn chính thức. Trong nội dung của luận văn này vẫn được coi là nguồn vốn vay phi chính thức của các DN vì đây là hoạt động vay vốn thơng qua hàng hóa, ngun vật liệu, máy móc (phi tài chính).

1.3.1.3 Nguồn vốn phát hành trái phiếu

Nguồn vốn phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn cho các DN để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn vốn chính thức của DN, việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng cơ cấu nguồn vốn có tính lâu dài của DN. DN phát hành trái phiếu phải được cấp phép và phải tuân thủ theo những thủ tục và quy trình phát hành của Ủy ban Chứng khoán quốc gia quy định.

Ưu điểm:

Việc phát hành trái phiếu chi phí phát hành thường thấp hơn so với những loại nguồn vốn khác.

Chủ DN không phải chia quyền kiểm sốt DN cho người mua trái phiếu bởi vì trái chủ chỉ có quyền địi nợ mà khơng có quyền kiểm soát hay điều hành DN.

Tiền và lợi tức từ trái phiếu được coi là một khoản chi phí được trừ ra khỏi phần lợi nhuận chịu thuế thu nhập của các DN.

Bên cạnh đó, khi DN kinh doanh phát triển có lãi, tỷ suất lợi nhuận cao thì việc phát hành trái phiếu sẽ không tạo ra đặc quyền chia sẻ mức lợi nhuận cao đó của DN.

Nhược điểm:

DN vẫn phải trả lợi tức cố định cho cổ đông ngay cả khi DN sản xuất kinh doanh khơng có lãi DN sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu. Do vậy nếu nguồn thu nhập của DN khơng ổn định thì việc tăng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu sẽ làm tăng rủi ro cho DN thậm chí có thể lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả lợi nhuận cho trái chủ.

DN phải hoàn trả nợ khi đến kỳ hạn và có hồn vốn cho trái chủ vì trái phiếu là nguồn vốn vay có kỳ hạn.

Trái phiếu là nguồn vốn vay ổn định, lâu dài có thể gây rủi ro cho DN khi lãi suất thị trường giảm xuống.

1.3.1.4 Nguồn thuê tài chính

Theo Nguyễn Thu Thủy (2011), Thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là doanh nghiệp. Thuê tài chính được coi như một phương thức vay vốn của DN hay còn được gọi là thuê vốn.

Đối với các DN khơng có đủ uy tín, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoặc phát hành trái phiếu trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của DN có hạn thì nguồn thuê tài chính là giải hữu hiệu nhất cho DN trong giai đoạn này. DN có thể tìm đến tổ chức cho th tài chính đề nghị họ mua tài sản để cho DN thuê lại. Đây được đánh giá là hoạt động phát triển cao của tín dụng thuê mua, là hình thức đầu tư vốn có hiệu quả. Với các ưu thế về hạn chế rủi ro, không phải thế chấp, thủ tục đơn giản, cho thuê tài chính đang là dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Hiện nay cả nước đang có 13 cơng ty cho th tài chính, trong đó chiếm ưu thế lớn nhất là 8 công ty trực thuộc các ngân hàng thương mại. Với những đặc trưng và ưu thế riêng của mình, các cơng ty này đang góp phần tháo rỡ những rào cản về nguồn vốn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ưu điểm:

Thuê tài chính sẽ giúp DN giảm thiểu được những rủi ro do sở hữu tài sản. Khi DN đi thuê tài sản thì rủi ro về lạc hậu cơng nghệ của máy móc, thiết bị bên cho thuê tài chính sẽ phải chịu. Bên thuê tài chính có thể chấm dứt hợp đồng và chịu một khoản tiền bồi thường cho bên cho thuê.

DN sử dụng nguồn th tài chính có thể linh hoạt hay hủy bỏ hợp đồng thuê: DN có thể thay đổi tài sản mà mình sử dụng hoặc hủy ngang hợp đồng thuê và trả tiền bồi thường cho bên cho thuê, tránh được những rủi ro về thanh lý tài sản.

Sử dụng nguồn thuê tài chính sẽ giúp DN giảm thuế thu nhập mà DN đi thuê phải nộp. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên được phép khấu hao tài sản đó làm giảm thuế thu nhập phải nộp.

Thuê tài chính sẽ giúp DN giải quyết nguồn vốn một cách nhanh chóng, kịp thời hơn là các quyết định mua sắm tài sản. Thuê tài chính địi hỏi các thủ tục ít rườm rà hơn, các chi phí giao dịch cũng được giảm thiểu hơn.

Nhược điểm:

Thuê tài chính sẽ phát sinh các chi phí giao dịch đại diện.

DN đi thuê tài chính có thể sử dụng tài sản sai mục đích, hoặc lạm dụng tài sản đi thuê, khơng quan tâm đến giá trị cịn lại của tài sản sau thời gian th.

Tóm lại, các nguồn vốn vay chính thức của các DNNY trên TTCK từ các ngân

NH, các TCTD, phát hành cổ phiếu, thuê tài chính… là nguồn vốn chính, quan trọng và rất cần thiết cho tất cả các DN, đặc biệt đối với các DNVVN rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì hiện nay loại hình DNVVN này lại chiếm phần lớn số lượng các DN, chiếm tỷ trọng GDP cao trong nền kinh tế, chính vì thế các nguồn vốn vay chính thức đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thủy_QTKD27A (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w