- Hệ thống logistics: Cơ quan nhà nước cần quan tâm đến các chính sách phát
e. Phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm
Như đã phân tích tại mục 2.2.5.2, hiện nay Lực lượng Quản lý thị trường chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về TMĐT. Do đó, trách nhiệm của Sở - Ngành Thành phố là phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM theo hướng:
- Chuyển thông tin về dấu hiệu vi phạm để Cục Quản lý thị trường TP.HCM tác nghiệp theo thẩm quyền;
- Phối hợp, hỗ trợ Cục Quản lý thị trường TP.HCM về triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ thông tin; thực hiện biện pháp thu hồi tên miền, buộc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động đối với website vi phạm pháp luật.
- Chủ động tổ chức thanh tra chuyên ngành thương mại đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm. Do nhân sự Thanh tra Sở Công Thương hạn chế nên chỉ có thể triển khai những vụ việc có tính chất đặc thù theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc theo đơn thư tố cáo của công dân.
3.3.2. Phát huy vai trò Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
- Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ln tích cực tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử. Với lực lượng hội viên đông đảo, chuyên nghiệp, Nhóm nghiên cứu đề xuất Thành phố lắng nghe ý kiến của VECOM về kết quả thực thi chính sách và pháp luật TMĐT trên địa bàn; qua đó Thành phố sẽ kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chương trình nhánh phát triển TMĐT cho phù hợp hơn.
- Thế mạnh VECOM là hội viên luôn năng động, đi đầu trong thử nghiệm, ứng dụng TMĐT; do đó Nhóm nghiên cứu đề xuất Thành phố mời VECOM tham gia, chia sẻ thông tin trong các buổi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ứng dụng TMĐT cho cộng đồng khởi nghiệp, cho thương nhân và cho đội ngũ công chức Thành phố. Ngược lại, Thành phố cần đồng hành với VECOM trong các hoạt động, sự kiện cụ thể để định hướng hoạt động TMĐT phát triển đúng pháp luật.
3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử 3.3.3.1. Xây dựng môi trường kinh doanh trực tuyến thuận lợi 3.3.3.1. Xây dựng môi trường kinh doanh trực tuyến thuận lợi
- Phân tích cơ sở dữ liệu về chủ thể kinh doanh TMĐT, chia thành 02 nhóm: (i) Nhóm cần được hướng dẫn, giám sát gồm những tổ chức, cá nhân mới tham gia hoạt động TMĐT; (ii) Nhóm cần phải hậu kiểm và cần được hỗ trợ phát triển gồm những doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, có quy mơ lớn trong ngành. Trên cơ sở đó, áp dụng các biện pháp quản lý và hỗ trợ phù hợp để giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật và phát triển thuận lợi.
- Tổ chức các hoạt động đối thoại thường niên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp TMĐT để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Ví dụ: Trong q trình khảo sát thực tế để xây dựng Đề án, Nhóm nghiên cứu ghi nhận: doanh nghiệp TMĐT đang gặp khó khăn về thủ tục xin cấp phép mở ví điện tử tại Ngân hàng Nhà nước; gặp bất cập vì phải xin cấp phép thành lập diễn đàn, mạng xã hội tại Bộ Thông tin và Truyền thơng chỉ vì muốn "có nơi" ghi nhận ý kiến phản hồi, bình luận của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình. Những việc này là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), vơ tình tạo ra rào cản và họ sẽ tìm cách đầu tư ra nước ngoài nhưng vẫn hoạt động trên thị trường Việt Nam (tương tự như YouTube, Facebook...).
3.3.3.2. Truyền thông thương mại điện tử