Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập

Một phần của tài liệu Nguyễn Thiên Trang-QTKD27A (Trang 62 - 63)

Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha trên 04 biến độc lập là các yếu tố liên quan đến người có ảnh hưởng, kết quả được tóm gọn như sau :

Đối với yếu tố Độ tin cậy của người có ảnh hưởng, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,813, cao nhất trong 04 biến độc lập, và lớn hơn 0,6. Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của bốn biến quan sát TC1 đến TC4 đều lớn hơn 0,3 ; do đó, kết luận thang đo có độ tin cậy cao để tiếp tục thực hiện phân tích tiếp theo.

Đối với yếu tố Độ chuyên gia của người có ảnh hưởng, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,797 lớn hơn 0,6. Thêm vào đó, cả bốn biến quan sát từ CG1 đến CG4 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên kết luận rằng thang đo có độ tin cậy cao để tiếp tục thực hiện phân tích tiếp theo.

Đối với yếu tố Độ hấp dẫn của người có ảnh hưởng, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,795 tuy thấp nhất trong 04 biến độc lập, nhưng vẫn lớn hơn 0,6. Cùng lúc đó, hệ số tương quan của ba biến quan sát HD1 đến HD3 đều lớn hơn 0,3 ; dựa vào đó, kết luận thang đo có độ tin cậy cao để tiếp tục thực hiện phân tích tiếp theo.

Đối với yếu tố Sự liên quan đến bê bối của người có ảnh hưởng, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,806 lớn hơn 0,6. Cả ba biến quan sát từ BB1 đến BB3 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên kết luận rằng thang đo có độ tin cậy cao để tiếp tục thực hiện phân tích tiếp theo.

Kết luận chung : Bằng việc phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, kết luận khơng có biến quan sát nào bị loại. Tác giả tiếp tục phân tích EFA đối với tất cả các biến quan sát trong thang đo cho biến độc lập.

4.2.2. Thang đo biến trung gian

Một phần của tài liệu Nguyễn Thiên Trang-QTKD27A (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)