Các lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ánh-TCNH27A (Trang 37 - 39)

2.2.1 Lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện cho rằng nếu nhà quản lý không phải là người sở hữu vốn duy nhất trong doanh nghiệp thì sẽ có sự xung đột lợi ích giữa người nắm quyền sở hữu (cổ đông) và quyền điều hành (nhà quản lý) (Jensen và Meckling, 1976). Chi phí đại diện được định nghĩa bao gồm tổng các chi phí:

⦁ Chi phí kiểm sốt: Chi phí trả cho kiểm sốt viên với vai trị thơng báo đến các cổ đông khi các nhà quản lý trục lợi cho bản thân. Ví dụ như chi phí kiểm tốn.

⦁ Chi phí ràng buộc: Chi phí ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà quản lý. Ví dụ như bổ nhiệm thành viên bên ngoài vào ban điều hành, tái thiết cơ cấu công ty để thiết lập hệ thống quản lý nhằm tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn.

⦁ Tổn thất phụ trội: Bao gồm tổn thất xảy ra do sự khác biệt giữa những quyết định trên thực tế của các nhà quản lý và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đơng. Hay chính là chi phí cơ hội khi thuê người đại diện và buộc phải đưa ra các hạn chế, ví dụ như thiệt hại do người đại diện lạm dụng quyền được giao để tư lợi.

Các cổ đông mong muốn các nhà quản lý điều hành công ty theo cách tăng giá trị tối đa cho cổ đông. Và cách điều hành cơng ty của nhà quản lý có thể theo chiều hướng ngược lại để tối đa hóa lợi ích của chính mình. Liên quan đến CLLN, sự xung đột lợi

ích giữa hai bên được dẫn dắt bởi hai nhóm động cơ chính: Động cơ thị trường vốn và động cơ ký kết hợp đồng.

2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Nền tảng của lý thuyết thơng tin bất cân xứng được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ trước bởi George A. (1970), Michael S.(1973) và Joseph S. (1975). Khái qt hóa thì trường hợp này xảy ra khi một trong các bên tham gia giao dịch không biết tất cả và chính xác những thơng tin cần thiết về một hoặc các bên còn lại để đưa ra quyết định đúng đắn cho giao dịch. Lý thuyết thơng tin bất cân xứng có ba đặc điểm cơ bản:

⦁ Có sự khác biệt về thơng tin giữa các bên giao dịch

⦁ Có nhiều trở ngại trong việc lưu chuyển thơng tin giữa các bên ⦁ Một trong các bên đang nắm thơng tin chính xác hơn

Các nhà quản lý thường là bên biết cụ thể tình hình và triển vọng của cơng ty hơn cổ đơng, nhất là các nhà đầu tư bên ngồi vì quyền sở hữu của họ bị tách khỏi quyền quản lý. Như đã trình bày, theo lý thuyết đại diện, xung đột lợi ích giữa cổ đơng và các nhà quản lý là có tồn tại. Nên khi có cả hai yếu tố thơng tin bất cân xứng và xung đột lợi ích thì các nhà quản lý thường lựa chọn thay đổi dữ liệu kế toán (Rajgopal và Venkatachalam, 2011) cho phù hợp với mong đợi của cổ đông để duy trì lợi thế của doanh nghiệp nhằm củng cố vị trí cơng việc của nhà quản lý.

Dưới góc độ thị trường, các cơng ty có khả năng sinh lợi cao sẽ sử dụng lợi nhuận được báo cáo như một tín hiệu đến bên ngồi nhằm gia tăng sức cạnh tranh (Bini và cộng sự, 2010). Nhưng nếu CLLN được báo cáo không đến từ chất lương thực tế sẽ gây ra nhiều tổn thất cho thị trường. Ví dụ như thị trường vốn phải gánh chịu tổn thất khi có sự khác biệt về lượng thơng tin mà bên quản lý và bên đầu tư nắm giữ. Các nhà quản lý dù biết phương án kinh doanh chưa tốt thì vẫn thuyết phục nhà đầu tư, nhà đầu tư nếu không đủ điều kiện và năng lực đánh giá sẽ có quyết định đầu tư sai lệch (Healy và Palepu, 2001). Hoặc thậm chí nhà quản lý có quyết định sai như vi phạm hợp đồng,

quyết định rủi ro do che giấu những thông tin cần thiết khỏi cổ đông nên các cổ đông không nhận thức được để can thiệp kịp thời các quyết định đó (Hartono, 2008).

Quan điểm của lý thuyết tín hiệu khác với lý thuyết đại diện, theo đó các nhà quản lý tìm kiếm phương cách để truyền tải thơng tin về tình trạng của doanh nghiệp trong tương lai, theo nhiều cách khác nhau. Các nhà quản lý có thể chuyển tải thơng tin cho thấy tín hiệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành công hoặc thất bại (Mahmood và cộng sự, 2019). Tín hiệu này có thể có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nội dung của thông tin của nhà quản lý (Sohail, 2019, Ozili, 2020). Nghiên cứu của Thomas và Vyas (2013) kết luận rằng giảm thiểu tình trạng thơng tin bất cân xứng sẽ giảm ràng buộc (về mặt tài chính) của doanh nghiệp và cải thiện CLLN. Tương tự, nghiên cứu của Beyer, A., Guttman, I. và Marinovic, I. (2019) chỉ ra rằng sự tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư gây ra bởi thông tin kế toán sẽ khiến cho giá trị doanh nghiệp giảm xuống.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ánh-TCNH27A (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)