2.1 Cơ sở lý thuyết về CLLN
2.1.2.3 Tính ổn định
Thuật ngữ “làm phẳng” thu nhập đề cập đến nỗ lực của các nhà quản lý của doanh nghiệp nhằm giảm sự biến động bất thường trong thu nhập (Tucker và Zarowin, 2006). Ngồi ra, Tucker và Zarowin (2006) cịn đưa ra quan điểm rằng các nhà quản lý dùng quyền hạn của họ để giảm bớt những bất thường trên thu nhập như là cách ngầm thơng báo cho bên ngồi về triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai ttong khi vẫn thực hiện đầy đủ các yêu cầu từ các chuẩn mực kế toán. Việc làm phẳng lợi nhuận sẽ mang lại hệ quả là các bên sử dụng thơng tin nhìn nhận CLLN của doanh nghiệp cao trong khi bản chất CLLN trong trường hợp này là thấp do thơng tin kế tốn đã chịu sự tác động có chủ đích của các nhà quản lý (Francis và cộng sự, 2004, Tucker và Zarowin, 2006). Phải lưu ý, có sự khác biệt giữa sự ổn định mang tính bản chất của lợi
nhuận với sự ổn định do bị tác động. Nghiên cứu thực nghiệm của Dechow và cộng sự (2010) cho thấy tính ổn định của lợi nhuận có mối tương quan nghịch với tất cả các tiêu chí cịn lại trong đánh giá CLLN.
Về cách định lượng, mơ hình của Leuz, Nanda, và Wysocki (2003) đo lường tính ổn định của lợi nhuận thơng qua phương trình sau:
𝑆𝑚𝑜𝑜𝑡ℎ = 𝜎( 𝐸𝑎𝑟𝑛 𝑖, 𝑡
𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡 𝑖, 𝑡 − 1)/𝜎(
𝐶𝐹𝑂 𝑖, 𝑡
𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡 𝑖, 𝑡 − 1)
Trong đó:
Smooth: độ ổn định của CLLN công ty i trong năm t
𝜎: độ lệch chuẩn của công ty i trong khoản thời gian nghiên cứu
Earn i,t: lợi nhuận ròng trước các khoản bất thường của công ty i trong năm t
CFO i,t: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của cơng ty i trong năm t Do đó, các cơng ty có tỷ lệ này cao có nghĩa là có CLLN thấp.