Lựa chọn khía cạnh đo lường

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ánh-TCNH27A (Trang 34 - 37)

2.1 Cơ sở lý thuyết về CLLN

2.1.4 Lựa chọn khía cạnh đo lường

CLLN có thể được định nghĩa theo nhiều chiều hướng khác nhau tùy góc nhìn của người sử dụng thơng tin. Dưới góc nhìn của các nhà phân tích tài chính, CLLN là khả năng dự đốn thu nhập (được báo cáo) của một cơng ty trong tương lai để tư vấn cho nhà đầu tư. Các cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao thì đồng nghĩa với CLLN cao. Tuy nhiên, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường mới chỉ vận hành 21 năm, luật pháp chưa đủ chặt chẽ, chịu chi phối nhiều bởi khối ngoại (ngoại lệ, hai năm gần đây do yếu tố Covid bất thường thúc đẩy, nhà đầu tư F0 nội địa mới tăng đột biến),... Thêm vào đó, các nghiên cứu của Leuz, Nanda và Wysocki (2003), Gopalan, R. và Jayaraman, S. (2012), Houqe, M.N., van Zijl, T., Dunstan, K. and Karim, A.W. (2012) cũng chứng minh độ bảo hộ của luật pháp và phương pháp kế toán sẽ mang lại CLLN cao (gần sát với giá trị thực của chính nó), điều mà thị trường Việt Nam chưa có được. Vì vậy, có thể nhận định rằng thị trường chứng khốn Việt Nam chưa vận hành gần với các quy luật thị trường như ở thị trường các nước phát triển nên việc nghiên cứu yếu tố thị trường khó mang lại kết quả khách quan. Hơn nữa, việc các nhà quản lý muốn thao túng CLLN thông qua các thước đo thị trường sẽ khó hơn rất nhiều so với việc thao túng các thước đo kế toán (Li và cộng sự (2011, 2013, 2014), Prior và cộng sự (2008)). Vì vậy, người viết lựa chọn theo cách tiếp cận kế toán.

Hơn nữa, trong nghiên cứu tổng quan mới nhất và tồn diện nhất, Gutiérrez, A.L. và Rodríguez, M.C. (2019) cho biết trong số 618 nghiên cứu liên quan, có 572 nghiên cứu thực nghiệm. Đặc biệt, trong số các nghiên cứu thực nghiệm, đo lường CLLN theo đặc tính của kế tốn chiếm tỉ lệ lên đến 82.5% (472/572).

Bảng 1. Thống kê các nghiên cứu thực nghiệm về CLLN

Nguồn: Trích từ nghiên cứu của Gutiérrez, A.L. và Rodríguez, M.C. (2019)

Từ bảng trên, các nghiên cứu CLLN dựa vào nguyên tắc kế toán là hướng nghiên cứu được nhiều chuyên gia lựa chọn nhất, phần nào thể hiện được tính hiệu quả của hướng đi này cũng như hạn chế của hướng nghiên cứu trên góc độ thị trường đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, dù ở các thị trường các nước phát triển thì bản chất thị trường khơng hồn hảo vẫn tồn tại, việc giá cổ phiếu không thể đa phần và/hoặc luôn luôn phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà tâm lý và phản ứng của nhà đầu tư là thực tế trên thị trường. Do đó, thêm một lý do để người viết lựa chọn cách tiếp cận kế toán.

Thêm vào đó, Gutiérrez và Rodríguez cịn chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành đều nghiên cứu với cách tiếp cận đơn chiều (unidimensional

approach) để có thể tìm hiểu một số đặc điểm cụ thể còn cách tiếp cận đa chiều (multidimensional approach) có số lượng nghiên cứu ít hơn mà lại cịn đưa ra những kết luận mang tính chung chung (mixed conclusions). Và khi tiếp cận đa chiều cũng đồng thời có hai hạn chế lớn, một là, khơng kiểm sốt hiệu ứng bổ sung hoặc thay thế giữa các thước đo, chỉ sử dụng các trọng lượng bằng nhau cho tất cả các mơ hình nghiên cứu (Leuz & Wysocki, 2016) hay nói cách khác là chưa xét đến trọng số hoặc hai là, thiếu một số thước đo. Hơn nữa, khơng có bằng chứng nào chứng minh tính ưu việt của thước đo đa chiều (multidimensional measure) so với thước đo một chiều (single dimension measure). Do đó, người viết lựa chọn cách tiếp cận đơn chiều để thực hiện nghiên cứu về CLLN.

Tiếp đó, căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, sự sẵn có của dữ liệu (báo cáo tài chính) thu thập được; tài liệu tham khảo gốc của các mơ hình được áp dụng để xem xét CLLN theo hướng tiếp cận kế toán; mức độ tương hợp giữa sự sẵn có của dữ liệu với mơ hình nghiên cứu và mơ hình ước lượng đặt trong bối cảnh thị trường Việt Nam, người viết chọn xem xét CLLN qua tính ổn định(*). Hai thước đo thực nghiệm để đo lường tính ổn định, một là, Tỉ lệ của Độ lệch chuẩn Thu nhập từ hoạt động kinh doanh/Tổng tài sản với Độ lệch chuẩn Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/Tổng tài sản (Leuz, Nanda và Wysocki, 2003); hai là, xét mối tương quan nghịch giữa biến động trong các khoản dồn tích kế tốn với biến động trong dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Ewert, R. và Wagenhofer, A., 2011). Trong thước đo đầu tiên, tuân theo mơ hình của Leuz, Nanda và Wysocki (2003), để tính được CLLN theo thước đo độ ổn định thì đã tích hợp tính biến động trong các khoản dồn tích kế tốn được đề cập trong mơ hình thứ hai. Và song song với đó, mơ hình đầu tiên cũng đã bao gồm cả biến động trong dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, người viết chọn thước đo đầu tiên cho bài nghiên cứu này. Thêm vào đó, có một sự tương quan gần giữa tính bền vững tính dự báo và tính ổn định nên việc xem xét một trong ba chỉ tiêu trên cũng có thể nắm được thơng tin bao quát về CLLN theo hướng tiếp cận kế toán. Việc “làm phẳng” lợi nhuận (income smoothing) cũng đồng thời giúp tăng tính bền vững của lợi

nhuận (Li và cộng sự, 2011,Young, 2015). Vì vậy, sau khi xuy sét tất cả các ưu điểm, nhược điểm và mức độ phù hợp với thị trường Việt Nam trong việc chọn lựa khía cạnh để nghiên cứu CLLN, người viết quyết định sử dụng mơ hình của Leuz, Nanda và Wysocki (2003) để đo lường CLLN thông qua độ ổn định.

(*) Từ đây đến cuối bài, khi lý giải tính ổn định của CLLN được nghiên cứu, người viết sử dụng cụm “CLLN” để tinh gọn.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ánh-TCNH27A (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)