2.1 .Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Sacombank – CN Nghệ An
2.1.4 .Huy động vốn theo kỳ hạn
Tình hình huy động vốn tiền gửi theo thời hạn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
Bảng 2.4. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST % ST % ST %
1.Tiền gửi không kỳ hạn 16.010 7,97 18.441 4,22 26.578 3,57
a. Tổ chức 10.289 64,27 11.987 65 23.157 73,33 b. Cá nhân 5.721 35,73 6.454 35 8.421 26,67 2.Tiền gửi có kỳ hạn 172.409 85,85 401.257 91,73 693.189 93,14 a.Tổ chức - Dưới 12 tháng - từ 12 tháng trở lên 25.475 14,78 40.278 10,04 71.542 10,32 9.973 39,15 18.495 45,92 43.906 61,37 15.502 60,85 21.783 55,08 25.636 38,63 b.Cá nhân - Dưới 12 tháng - Từ 12 tháng trở lên 146.934 85,22 360.979 89,96 621.647 89,68 52.508 35,74 202.475 56,09 483.964 77,85 94.426 64,26 158.504 44,91 134.683 22,15
3. tài khoản tích lũy 4.230 2,11 2.250 0,51 1.928 0,26
4. Giấy tờ có giá - Ngắn hạn - Dài hạn 8.185 4,07 15.483 3,54 22.546 3,03 5.203 63,57 9.600 62 9.521 42,23 2.982 36,43 5.883 38 13.025 57,77 Tổng vốn huy động 200.834 100 437.431 100 744.241 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011 của Sacombank - Chi nhánh Nghệ An)
Qua số liệu ở bảng ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Sacombank tăng trưởng liên tục với tốc độ nhanh dần. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 437.431 triệu đồng tăng 236.597 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 117,81%; đến năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 306.810 triệu đồng so với năm 2010 đạt 744.241 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 70,14% và tăng so với năm 2009 là 543.407 triệu đồng với tỷ lệ tăng 270,57%.
Với mục tiêu tăng cường tiếp thị, mở rộng danh mục khách hàng mới, khách hàng tiềm năng; tích cực chăm sóc khách hàng gửi tiền để khai thác được nguồn vốn huy động lớn với chi phí thấp. Đồng thời ngân hàng tập trung
phát triển nghiệp vụ Marketing trong lĩnh vực huy động vốn, phát triển sản phẩm mới, số lượng và cơ cấu huy động của Ngân hàng đã có nhiều thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 2009 - 2011.
Tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tăng trưởng liên tục.
Năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85,85%; năm 2010 là 91,73%; năm 2011 là 92,47%.
Trong khi các nguồn vốn huy động khác có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo
- Tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 chiếm 7,97%; năm 2010 giảm xuống còn 4,22%; năm 2011 giảm xuống còn 3,57%.
- Tài khoản tích lũy năm 2009 chiếm 2,11% ; năm 2010 giảm xuống còn 0,51%; năm 2011 chỉ còn chiếm tỷ trọng 0,26%.
- Giấy tờ có giá năm 2009: 4,07%; năm 2010: 3,54%; năm 2011: 3,03%. Từ số liệu trên ta thấy được sự cố gắng của ngân hàng trong công tác huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trên địa bàn.
Tổng vốn huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng liên tục với tốc độ cao qua nhiều năm, phù hợp với yêu cầu mở rộng và phát triển tín dụng cũng như các mục tiêu hoạt động khác của ngân hàng.