.Lãi suất huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh nghệ an (Trang 29 - 31)

2.1 .Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Sacombank – CN Nghệ An

2.1.6 .Lãi suất huy động vốn

Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn. Trong nền kinh tế ln có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó có những người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường tài chính ra đời làm thơng suốt q trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn, các chủ thể qua quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các cơng cụ nợ đều đạt được mục đích của mình; người thừa vốn vừa bảo đảm được vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn vừa dược đáp ứng đủ cho đàu tư. Từ thị trường đó,

lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hố mà ở đây là vốn, nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền Sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân bằng giữa nhu cầu về vốn vá cung về vốn trên thị trường. Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Ngồi ra có thể hiểu lãi suất như là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Do đó, diễn biến của lãi suất liên quan trực tiếp tới công tác huy động vốn và chi phí cho việc huy động vốn.

Bảng 2.6: Biểu lãi suất huy động và cho vay trong 3 năm 2009 - 2011

ĐVT: %/năm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

VND USD VND USD VND USD

LS huy

động 8-8,7 3,8-4,2 10,56-11,58 5 14 4,6-5,4

LS cho

vay 9-15 5-5,5 19,8-21 6-7 16,5-19 6-7,5

(Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh và biểu lãi suất Sacombank – CN Nghệ An)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được lãi suất huy động và cho vay của VND thay đổi rõ rệt và có sự chênh lệch lớn. Từ năm 2008 đến đầu năm 2009 NHNN đã có rất nhiều lần thay đổi mức trần lãi suất. Với mức là 14%năm đầu năm 2008 đến năm 2009 đã giảm xuống chỉ cịn 8%năm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cả các ngân hàng nên cuối 2009 Sacombank đã có bước đột phá nâng lãi suất tới 8,7%năm (cao nhất so với các ngân hàng cùng thời điểm). Trong khi đó lãi vay ko cao , đồng thời ln có mức lãi ưu tiên trong cho vay nông nghiệp hay đối tượng ưu đãi với mức là 8,56 – 9,2%năm, như vậy chi phí cho huy động nguồn vốn của Ngân hàng sẽ rất cao. Sang năm 2010, theo chủ trương của NHNN và xu hướng chung của nền kinh tế, dựa vào tỷ lệ lạm phát trong năm trước đó, mức lãi suất huy động đã lên gần 3%, và có thời điểm lên cao nhất là 12%. Lãi suất cho vay tương ứng cũng tăng mạnh do cả thị trường khan hiếm vốn. Các doanh nghiệp muốn có vốn thì bắt buộc phải trả mức lãi rất cao. Tuy nhiên Sacombank ln có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp nên đưa ra mức lãi suất cho vay ưu đãi là 10,5%- 12,3% với một số đối tượng nên ln có được niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng, điều này làm cho chi phí ko tăng lên quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các hoạt động

Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH

kinh doanh khác của NH. Năm 2011 là năm thị trường biễn đổi chóng mặt. NHNN đã đưa ra mức trần lãi suất huy động là 14%, đồng thời đã hạ lãi suất cho vay không chỉ một lần, để nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. với mức lãi cho vay là 17% - 19%năm. Bản thân Sacombank – Nghệ An cũng luôn gắn với mục tiêu đó, đồng thời nhằm phát triển các loại hình kinh tế trên địa bàn, đã đưa ra mức lãi suất thấp nhất bình quân là 16,5%năm, đối với các đối tượng ưu đãi sẽ là 15%năm. Như vậy nhìn vào bảng số liệu này dễ dàng nhận ra chi phí cho việc huy động vốn sẽ hao hụt nhiều hơn do chi phí trả lãi, tuy nhiên lượng vốn NH huy động được dồi dào, cộng thêm việc phát triển các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh nên Sacombank – CN Nghệ An luôn đạt được lợi nhuận như mục tiêu đã đề ra.

2.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Sacombank – CN Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh nghệ an (Trang 29 - 31)