.Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh nghệ an (Trang 34)

* Nguyên nhân chủ quan

- Sự phát triển kinh tế của tỉnh chỉ tập trung tại thành phố và một số thị xã dẫn đến mặt bằng thu nhập của người dân trên toàn tỉnh vẫn chưa cao, tỷ lệ tích lũy trong tổng thu nhập của đa số người dân do vậy cũng khơng cao.

Hồng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH

- Thị trường huy động vốn tại Nghệ An cạnh tranh rất gay gắt, với khá nhiều NHTM CP quy mô nhỏ như Bắc Á, SHB, SCB, OCB, HDB... Huy động vốn chủ yếu thông qua lãi suất và tiền thưởng (hiện tại đang thực hiện tại HDB, SCB, SHB...), khuyến mại (VIB, TCB đang triển khai). Người dân gửi tiền rất quan tâm đến sự biến động lãi suất, và chú trọng các CTKM, thưởng tiền, cũng như gửi tại những nơi lãi suất cao. Sacombank không huy động với lãi suất cao, các CTKM chỉ đáp ứng được phần nào hệ khách hàng hiện hữu, do giá trị khuyến mãi gia tăng còn hạn chế. Sacombank tập trung huy động thơng qua các sản phẩm trọn gói chưa phù hợp với thị hiếu của người dân Nghệ An. - Năm 2011, NHNN tỉnh Nghệ An để thực hiện các chính sách tiền tệ của NHTW, đã yêu cầu các NHTM ký cam kết áp dụng lãi suất huy động không quá 14%/tháng. Sacombank với vị thế là NH lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán, đã tuân thủ thực hiện. Ngược lại, các NHTM CP khác, do không phải là NH niêm yết, không chịu áp lực của uy tín thương hiệu, nên có rất nhiều hình thức phá vỡ cam kết trên.

- Về mạng lưới giao dịch trên địa bàn, Sacombank là NH có mặt khá muộn (đầu năm 2009) so với một số NH khác như VIBBank, VPBank, EximBank, TechcomBank, SHB, MB..., vì vậy ưu thế về NH đi tiên phong khai phá thị trường khơng có, thị phần đã được các NH khác chiêm lĩnh như VIBBank, TechcomBank. Sacombank hiện cũng chỉ có 01 Chi nhánh , 02 phòng giao dịch tại Tp Vinh, 01 phòng giao dịch tại Thị xã Cửa Lò và 01 phòng giao dịch tại Diễn Châu, trong khi các NHTM khác có khá nhiều điểm giao dịch, khơng chỉ TP Vinh mà tại các huyện trong tỉnh Nghệ An. Điều này, cũng tạo ra bất lợi khi cạnh tranh với NH khác, thu hút khách hàng gửi tiền, phát triển thị phần gặp khó khăn.

* Nguyên nhân khách quan

- Hội nhập quốc tế tạo thêm nhiều cơ hội cho lĩnh vực NH trong đó có lĩnh

vực tăng trưởng và đầu tư. Tuy nhiên đồng thời với đó là hàng rào bảo hộ trong nước giảm dần, sức mạnh tài chính, cơng nghệ, trình độ quản lý cao của các NH nước ngoài tạo sức ép cạnh tranh buộc các NHTM phải cơ cấu lại để đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, sự suy giảm của thị trường chứng khốn Việt Nam, sự đóng băng của thị trường bất động sản và nhiều yếu tố biến động khác trên thị trường có tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp, chất lượng tín dụng, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Sẽ có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh phải giải thể, phá sản.

- Công cuộc phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 vẫn đang gặp

nhiều khó khăn. Và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngành NH, luân chuyển vốn sản xuất kinh doanh chậm, hấp thụ vốn yếu.

- Lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong

đó có các hoạt động của các NHTM. Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ NH. Lạm phát tăng cao đã phần nào làm suy giảm lòng tin của người dân vào hệ thống NH, xuất hiện tâm lý thích mua hàng hóa dự trữ, mua vàng, đầu tư bất động sản, chứng khoán hơn là gửi tiền vào NH để hưởng lãi, gây khó khăn cho cơng tác huy động vốn.

- Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ NH mình chạy sang các NH khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài tốn khó đối với mỗi NH. Thêm vào đó những năm gần đây NH Nhà Nước khống chế trần lãi suất huy động gây khó khăn cho NHTM và cho cả người gửi.

- Chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt, lãi suất tăng cao, chi phí vốn lớn, tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng suy giảm, lượng huy động vốn của NH giảm.

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Sacombank – CN Nghệ An

2.3.1 Định hướng hoạt động của Sacombank - CN Nghệ An

* Về hoạt động huy động vốn

Chi nhánh tăng cường, tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng nguồn vốn huy động VND và USD, mục tiêu Chi nhánh đề ra đến 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 673 tỷ đồng, trong đó VNĐ là 576 tỷ tăng ròng so 300 tỷ với năm 2011.

+ Tiếp tục quảng bá tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh thông tin như: Đài truyền thanh, truyền hình, báo, bandroll… đặc biệt phát tờ rơi tại các khu tập trung dân cư khi có các sản phẩm dịch vụ mới;

+ Đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm, các cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định phải đồng thời nắm bắt được các sản phẩm, chính sách huy động vốn để tiếp thị tới khách hàng;

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ NH; đẩy mạnh công tác bán hàng, tư vấn tại chỗ của các GDV, GDV Quỹ;

Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH

+ Liên tục đào tạo và tái đào tạo các kiến thức, sản phẩm mới, kỹ năng giao tiếp và bán hàng, đặc biệt là các sản phẩm bán hàng trọn gói như Tiền gửi gắn kết đầu tư, Tiền gửi kết hợp kinh doanh vàng...

+ Tập trung huy động các khoản tiền gửi chứng minh năng lực tài chính; Phát triển sản phẩm tiền gửi tương lai để tạo nguồn vốn trung dài hạn ổn định với lãi suất thấp;

+ Áp dụng lãi suất tối đa, và các cơ chế thỏa thuận lãi suất trong từng thời kỳ để tăng trưởng nguồn vốn trên cơ sở tăng quy mô nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả;

+ Triển khai các CTKM đặc thù của địa phương, cung cấp các tiện ích gia tăng cho khách hàng gửi tiền. Tận dụng CTKM của NH để quảng bá hình ảnh NH, giữ gìn hệ khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới;

+ Tập trung đẩy mạnh huy động tiền gửi từ các TCKT, tổ chức xã hội thông qua các mối quan hệ, lãi suất đặc biệt, cơ chế hoa hồng trên cơ sở an toàn và hiệu quả đối với các Tổ chức hành chính sự nghiệp có thu, các cơ quan sở ban ngành...; thông qua việc bán chéo sản phẩm cho vay, bảo lãnh, chuyển tiền đối với các DN Xây lắp, Xăng dầu, Nhà phân phối, Đại lý, bán chéo sản phẩm TTQT đối với khách hàng Xuất nhập khẩu.

2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Sacombank - CN Nghệ An

Nói đến một tổ chức kinh doanh tức là nói đến nguồn vốn. Bởi vốn vừa là điều kiện cần thiết để hoạt động kinh doanh vừa là sự tồn tại của các TCKT đó. NH cũng là một tổ chức kinh doanh, tuy nhiên loại hình kinh doanh của NH là kinh doanh tiền tệ. Vì thế rất cần nguồn vốn đủ lớn để hoạt động với phương châm “huy động để cho vay” với mục đích tạo ra nguồn vốn. Cho nên đối với những nguyên nhân làm giảm nguồn vốn huy động nói chung thì chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để mở rộng huy động vốn. Còn đối với những nguyên nhân khách quan do tác động của nền kinh tế và chính sách của Nhà nước thì Nhà nước phải có những biện pháp khắc phục như: tiếp tục kiềm chế lạm phát và khắc phục giảm phát, ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền nhằm đảm bảo cho giá cả hàng hoá ngày càng ổn định hơn. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu, phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 2 năm 2010-2011, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian tới, tôi đề xuất một số giải pháp sau.

2.3.2.1. Thực thi chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt

- Lãi suất là công cụ quan trọng để NH huy động vốn trong dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng.... Kinh nghiệm của NH trong quá trình hoạt động cho thấy bước thành cơng trong huy động vốn là bằng chính sách lãi suất. - Lãi suất được khách hàng quan tâm nhiều nhất vì dựa vào đó khách hàng sẽ so sánh và quyết định NH giao dịch, gửi tiền. Lãi suất cũng chính là yếu tố dễ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa NH và khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn lãi suất huy động cao để thu được lợi nhiều hơn, ngược lại NH lại muốn hạ thấp lãi suất huy động để giảm chi phí. Chính vì vậy, để dung hịa lợi ích giữa NH và khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo cho công tác huy động vốn diễn ra một cách tốt đẹp thì lãi suất cần được điều chỉnh một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng và phù hợp với tình hình kinh doanh của NH. Lãi suất huy động cao không phải bao giờ cũng là tối ưu, do lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng sẽ phải cao, có như thế mới bù đắp được cho chi phí huy động và có lãi. Lãi suất cho vay cao, người dân sẽ lại lựa chọn NH khác có lãi suất thấp hơn để vay, vốn huy động được bị ứ đọng, không được sử dụng hiệu quả. Như vậy, sự điều chỉnh lãi suất huy động một cách linh hoạt và mềm dẻo sẽ giúp NH huy động được lượng tiền cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Tùy theo sự biến động lãi suất trên thị trường, NH cần có sự điều chỉnh lãi suất một cách kịp thời và chính xác, đảm bảo lãi suất huy động ngang bằng với các NH trên địa bàn hoặc cao với một lượng cần thiết để thu hút khách hàng đến gửi tiền.

- Tại hầu hết các NH khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm với hình thức nhận lãi cuối kỳ và khơng tham gia các chương trình khuyến mãi của NH, khi khách hàng muốn rút tiền trước hạn, khách hàng sẽ phải chịu thiệt chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Trường hợp khách hàng chỉ mới vừa gửi được một khoảng thời gian ngắn so với kỳ hạn lựa chọn thì khơng có gì đáng nói tuy nhiên khi khách hàng đã gửi được khoảng thời gian khá dài, sắp đến hạn nhưng bắt đắc dĩ phải rút trước hạn và chịu lãi suất không kỳ hạn sẽ sự tổn thất về lợi ích của khách hàng là khơng nhỏ. Để đối phó với việc này, khách hàng sẽ chia nhỏ số tiền cần gửi thành nhiều sổ khác nhau cũng như chỉ chọn gửi với những kỳ hạn ngắn để dễ dàng thay đổi quyết định. Điều này hoàn tồn khơng tốt với cả NH và khách hàng. Cả hai sẽ mất nhiều thời gian, cơng sức hơn trong việc hồn tất thủ tục cũng như bảo quản sổ. Ngoài ra, NH cũng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi trung dài hạn nguồn tiền mà NH có thể sử dụng khá lâu dài và ổn định. Chính vì những lý do trên, cũng như

Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH

nhằm tạo ra sự khác biệt, mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng, thay vì áp dụng như trước đây, NH nên cho phép khách hàng được hưởng lãi suất của kỳ hạn liền sau kỳ hạn mà khách hàng chọn gửi với điều kiện khách hàng đã gửi được trên 3 tháng. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng đến Sacombank chi nhánh Nghệ An gửi tiền bởi nếu cần tiền đột xuất họ sẽ rút được tiền mà không phải chịu thiệt hại lớn như trước đây. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn bởi nếu số dư tiền gửi càng lớn thì chênh lệch tiền lãi khi rút trước hạn và rút đúng hạn cũng sẽ càng lớn.

2.3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi

Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm là kênh huy động vốn chủ lực của Sacombank Nghệ An, tiềm năng vốn từ dân cư là rất lớn. Vì vậy NH cần phải đưa ra các chính sách tiếp thị, quảng cáo và hình thành nên các hình thức tiết kiệm linh hoạt khác nhau để thu hút tiềm năng của nguồn vốn này nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NH ngày càng phát triển hơn.

- Sản phẩm huy động tiết kiệm tại Sacombank Nghệ An có thể nói là đa dạng hơn so với các NH trên địa bàn hoạt động. Đây là một lợi thế. Tuy nhiên,trong giai đoạn hiện nay giá cả hàng hóa thường xuyên thay đổi theo hướng tăng lên, nguy cơ lạm phát xảy ra là rất lớn làm cho người dân cảm thấy e ngại, không an tâm khi gửi tiền vào NH. Mặc dù, NH huy động với lãi suất cao nhưng rất có thể đến lúc nhận được tiền lãi (đáo hạn) thì số tiền này không đủ bù đắp cho sự tăng lên của giá cả, tức là việc gửi tiền vào NH hồn tồn khơng có lợi. Chính vì vậy, ngày càng đơng dân cư khi có tiền dư thừa đã mua vàng, hàng hóa cất trữ mà không gửi tiền vào NH để hưởng lãi. Xu hướng này đã gây khơng ít khó khăn cho NH trong công tác huy động vốn. Để khắc phục tình trạng này, thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền, Sacombank Nghệ An đã đưa ra thêm nhiều sản phẩm tiết kiệm mới, giải quyết được những băn khoăn, lo lắng của khách hàng. Có như thế, khách hàng mới hết e ngại mà đến gửi tiền tại NH. Những sản phẩm chỉ có ở Sacombank là: tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm tháng năng động, tiền gửi tương lai, tiền gửi trực tuyến, tiền gửi đại cát … + Hình thức tiết kiệm bằng vàng: Thị trường vàng trong giai đoạn hiện nay thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng, người dân vẫn có xu hướng mua vàng tích trữ ở nhà. Chính vì vậy Sacombank Nghệ An áp dụng hình thức tiết kiệm bằng vàng vào hoạt động của mình để gia tăng nguồn vốn huy động.Với hình thức tiết kiệm này khi có lạm phát xảy ra, vàng của khách hàng

có thể nói là vẫn giữ nguyên được giá trị của nó, khách hàng vẫn có lợi thực sự khi gửi vào NH.

+ Hình thức tiết kiệm bằng ngoại tệ: Việc huy động vốn từ ngoại tệ cũng được áp dụng nhưng phần lớn vốn thu hút được lại chiếm tỷ trọng rất thấp so với nguồn vốn huy động được. Vì vậy, cần phải có nhiều hình thức gửi phù hợp để thu hút lượng tiền này ngày càng nhiều hơn như: đưa ra các chính sách đơn giản hóa các thủ tục, mệnh giá linh hoạt, lãi suất cao, hấp dẫn, thanh toán lãi và gốc một lần khi đến hạn, các GDV phải giới thiệu các chương trình khuyến mãi của NH và tư vấn, đóng góp ý kiến cho khách hàng gửi với những kỳ hạn thích hợp để có nhiều cơ hội tham gia các chương trình khuyến mãi do hội sở qui định.

+ Tiền gửi đại cát: Hình thức này là gửi dài hạn nên NH cần phải áp dụng nhiều hình thức để thu hút được các nguồn vốn dài hạn để đảm bảo hoạt động trong cho vay trung và dài hạn. Hình thức này NH nên áp dụng cách tính lãi theo quý, năm để thuận lợi cho khách hàng đến rút tiền. Ngoài lãi suất tiết kiệm thơng thường, khách hàng cịn được hưởng thêm lãi suất thưởng cho kỳ tái tục tại Sacombank. Mức độ sinh lời của các sản phẩm này đối với NH không cao, nhưng những khách hàng này có thể được xem là những khách

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh nghệ an (Trang 34)