Nguồn: www.wordbank.com
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 là 5,66%, lạm phát phi mã hai con số 23,12%, sang năm 2009 tăng trưởng GPD giảm còn 5,4%. Bước vào những năm đầu tiên của giai đoạn 2011-2020, ngoài những thuận lợi do kết quả đạt được của giai đoạn trước, nền kinh tế đã bộc lộ những ảnh hưởng do tác động của hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu kể từ 2012. Sau khi đạt mức tăng trưởng GPD tương đối khả quan 6,24% trong năm 2011 nhưng lạm phát vẫn mức cao 18,68% thì nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tạo đáy trong năm 2012 và 2013 với mức tăng trưởng chỉ đạt 5,25% và 5,42% (thấp nhất kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế tới nay).
Để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định thị trường, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt nhằm giảm tỷ lệ lạm phát về một con số. Kết quả là nền kinh tế bắt đầu ổn định hơn khi tỷ lệ lạm phát CPI giảm xuống chỉ còn 9,09% và 6.59% trong năm 2012 -2013. Tăng trưởng kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại kể từ năm 2014 với mức tăng trưởng 5,98% lạm phát kiểm soát ở mức 4,08% và tiếp tục đà xu hướng tăng cho đến năm 2019 đạt mức tăng trưởng khá cao 7,01% trước khi rơi vào vùng đáy mới 2,94% của năm 2020, thấp chưa từng xảy ra do tác động nặng nề của đại dịch Covid bắt đầu từ cuối năm 2019. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,94%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2008-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề tới mọi lĩnh vực kinh tế -- xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam. Lạm phát cơ bản bình qn được kiểm sốt tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 1,81%, giảm mạnh so với con số 5,15% của giai đoạn 2011-2015. Lạm phát trong các năm 2016-2020 được kiểm soát trong khoảng 2,5%-3,5%.