Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu PhamThiHongHanh_TCNH_1806030016_08.2022 (Trang 27 - 30)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Trình độ nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hạn chế rủi ro tín dụng có thành cơng hay khơng chính là yếu tố con người, là cán bộ tín dụng và các cấp quản lý của ngân hàng. Bởi họ là những người trực tiếp vận dụng những chính sách, mơ hình của ngân hàng vào các hoạt động thường ngày của Ngân hàng.

Chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là hai mặt của chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng hiện nay. Cán bộ tín dụng với trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm thực tế, sẽ đề xuất những chính sách tín dụng phù hợp, quy trình tín dụng chặt chẽ, và thực hiện tất cả nội dung trên một cách hiệu quả. Điều này giúp ngân hàng tránh khỏi những sai sót, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng khơng nắm vững chun mơn nghiệp vụ, thẩm định khơng đúng quy trình, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay khơng khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. Tuy nhiên, trình độ chun mơn chỉ cho thấy một khía cạnh, ngân hàng cần quan tâm tới đạo đức nghề nghiệp của cán bộ và nhân viên. Sống trong môi trường cạnh tranh, làm việc trực tiếp với tiền bạc, không tránh khỏi cám dỗ của đồng

tiền, dễ nảy sinh hành vi làm lợi cá nhân. Đạo đức nghề nghiệp vì thế cần đề cao hơn nữa trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1.2. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là quỹ đạo quyết định đến hoạt động tín dụng của các NHTM, nó quyết định thành cơng hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, theo các đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo cơng bằng xã hội. Xây dựng được một chính sách tín dụng đúng đắn phải dựa vào tài năng và sự nhạy bén của cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Để giữ mức rủi ro tín dụng ở tỷ lệ cho phép, các nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng chủ trương thắt chặt tín dụng, nhưng với chính sách này, các nhà quản trị khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận. Trong khi đó, chính sách tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng là tốt nhưng mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.

Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc lớn vào cơng tác xây dựng chính sách của NHTM từng thời kỳ. Mỗi NHTM đều phải cân bằng giữa việc tăng trưởng tín dụng và kiểm sốt chất lượng tín dụng, cân đối lựa chọn chính sách tín dụng phù hợp với nguồn lực hiện tại của mình.

1.3.1.3. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tổng hợp những nguyên tắc, quy định của Ngân hàng cần thực hiện trong q trình cấp tín dụng đối với Khách hàng. Quy trình được mở đầu từ khâu chuẩn bị hồ sơ vay, giải ngân, kiểm tra trong cho vay tới khi thu hồi nợ. Việc thực hiện tốt từng bước của quy trình tín dụng sẽ giúp đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong quy trình tín dụng, khâu ra quyết định cho vay là rất quan trọng, đây là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Tại bước này, chất lượng công tác thẩm định đối tượng cho vay sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Sau bước giải ngân, các

ngân hàng cần xem xét, giám sát quá trình cho vay để nắm được tình trạng của khoản vay đã cấp tín dụng, từ đó có thể điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, sớm thấy được rủi ro tiềm ẩn nếu có và ngăn ngừa rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra. Việc lựa chọn và tuân thủ các biện pháp kiểm tra sẽ giúp thiết lập một hệ thống phòng ngừa hiệu quả cho các khoản tín dụng.

Ngồi ra, sự tồn tại của NHTM được quyết định ở khâu thu nợ và thanh lý. Khi NHTM nhạy bén trong việc kịp thời phát hiện những bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng việc áp dụng các biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ q hạn và điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng. Sự phối hợp liên hồn, chặt chẽ giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển liên tục, không bị gián đoạn và theo đúng kế hoạch đã định, qua đó bảo đảm được chất lượng khoản vay.

1.3.1.4. Hệ thống kiểm sốt đo lường rủi ro tín dụng

Việc đo lường khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Đo lường rủi ro giúp cho ngân hàng có thêm căn cứ xây dựng lãi suất phù hợp, xây dựng chiến lược quản lý tài sản, xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại tài sản có của ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống kiểm sốt đo lường rủi ro tín dụng cần thực hiện liên tục và chặt chẽ, có như vậy ngân hàng mới có thể đứng vững được để tồn tại, phát triển và tiếp tục cạnh tranh mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

1.3.1.5. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Nhiều ngân hàng chưa coi trọng hoạt động đảm bảo tính tuân thủ giám sát nội bộ. Hoạt động này đóng vai trị quan trọng đối với cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng và quản trị ngân hàng trong điều kiện kinh doanh đa dạng, sự cạnh tranh trên thị trường các ngân hàng hết sức mạnh mẽ nhằm giúp tìm ra kịp thời những vi phạm và các biện pháp xử lý thích hợp góp phần đảm bảo vốn vay. Do vậy, việc thực hiện tốt hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ kết hợp với kiểm toán bắt buộc từ bên ngồi theo thơng lệ quốc tế và hoạt động thanh tra ngân hàng là tiền đề để nâng cao, phát triển đối với ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

1.3.1.6. Trao đổi thông tin giữa các ngân hàng

Hoạt động kinh doanh của các NHTM có mối quan hệ mật thiết đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM thường mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung. Ví dụ, một doanh nghiệp đi vay các NHTM với cùng một tài sản thế chấp, đến khi doanh nghiệp bị phá sản các NHTM “giành giật” nhau tài sản thế chấp này. Chính sự khơng tương tác, phối hợp chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng đã làm cho thông tin không đối xứng và gây nên rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để giành thị phần, nhưng luôn phải hợp tác cùng nhau nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.

Một phần của tài liệu PhamThiHongHanh_TCNH_1806030016_08.2022 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)