2.2. Ứng dụng vitamin B3 trong một số bệnh lý da trên lâm sàng
2.2.5. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mãn tính tái phát với ngứa nghiêm trọng và chàm xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở trẻ em, với tỷ lệ ngày càng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới.[81] Biểu hiện lâm
sàng của viêm da cơ địa được đặc trưng bởi các tổn thương da mẩn ngứa, đóng vảy và ban đỏ; những triệu chứng này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và ảnh hưởng đến đời sống xã hội của họ.[17]
Hình 2.9. Cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa[4]
Hình 2.10. Trẻ nam 3 tháng tuổi với vảy tiết, mụn nước trên nền dát đỏ vùng cằm, má, cẳng chân 2 bên[3]
Sử dụng các chất làm mềm khơng có mùi thơm (chất dưỡng ẩm) là một phần thiết yếu của việc phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa hàng ngày bất kể mức độ bệnh.[32] Chất làm mềm giúp giữ và bổ sung độ ẩm cho lớp biểu bì, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và kéo dài khoảng thời gian giữa các đợt bùng phát và chúng nên được sử dụng như liệu pháp chính cho các đợt bùng phát và duy trì.[49]
Chất dưỡng ẩm có chứa nicotinamide đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa. Trong viêm da cơ địa, có sự giảm ceramides, tăng mất nước qua biểu bì (TEWL) và suy yếu hàng rào bảo vệ da. Niacinamide có thể cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da theo hai cách: thứ nhất, bằng khả năng điều chỉnh sự tổng hợp ceramide cũng như các lipid gian bào khác và thứ hai, bằng cách kích thích sự biệt hóa của tế bào sừng.[84]
Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, dùng nicotinamide 2% tại chỗ hai lần một ngày cho bệnh chàm cơ địa trong 4 và 8 tuần đã làm giảm đáng kể lượng nước mất và tăng hydrat hóa lớp sừng khi so sánh với thuốc bôi mỡ trắng.[79] Qua đường uống, nicotinamide cũng đã được chứng minh là làm giảm sự mất nước qua biểu bì.[25]