Đặc điểm nhận thức siêu nghiệm của người Việt Nam

Một phần của tài liệu BG_CSVH_4_2022_-_TLTK-1 (Trang 35 - 39)

- Hệ đếm Can Chi

2.2.2.3. Đặc điểm nhận thức siêu nghiệm của người Việt Nam

Nhận thức siêu nghiệm của người Việt Nam có khuynh hướng đi về cuộc

sống thực tại. Có thể tìm thấy điều này trong lĩnh vực tín ngưỡng và tơn giáo.

+ Nhận thức siêu nghiệm của người Việt Nam trong lĩnh vực tín ngưỡng

Tín ngưỡng phồn thực: Niềm tin vào thế lực siêu nhiên có khả năng làm

cho sự sống không ngừng sinh sôi nảy nở. Người Việt hướng đến thế lực này nhằm cầu mong được nhiều sản vật phục vụ cho cuộc sống như được mùa lúa, được mùa cá ... đồng thời cầu mong con người sinh sản được nhiều để có nguồn lực lao động.

Tín ngưỡng tơn thờ thế lực tự nhiên: Các vị thần đại diện cho thế lực tự

nhiên không sống tách biệt ở một thế giới riêng mà luôn gần gũi với con người. Các vị thần được đặc biệt coi trọng là những vị thần chi phối trực tiếp đời sống nông nghiệp như thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, thần Đất, thần Nước…

Tín ngưỡng tơn thờ người chết: Trước hết, đó là những người đã có cơng

sinh thành dưỡng dục: ông bà, cha mẹ. Tiếp nữa là những vị có cơng với dân với nước: Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chúa Liễu (tức Liễu Hạnh), Đức thánh Trần Hưng Đạo...

+ Nhận thức siêu nghiệm của người Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo

Các tôn giáo ngoại nhập đều được xử lý theo hướng phù hợp với thực tế cuộc sống và con người Việt Nam.

Đạo giáo: Người đời sau thần thánh hố Lão Tử, gọi ơng là Thái Thượng

Lão Quân, xem ông là minh chủ của Đạo giáo. Theo quan niệm xưa, vì chủ trương thuận theo lẽ âm Dương, thuận theo tự nhiên để sống tốt, Thái Thượng Lão Quân được Ngọc Hoàng thượng đế giao nhiệm vụ luyện thuốc trường sinh. Đạo Lão do

vậy mang sắc thái thần bí, nhất là khi dung hợp với tín ngưỡng hữu thần trong văn hoá dân gian.

Đạo giáo ở Việt Nam không ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của người Việt. Đối với các vị thần, mọi sự cầu xin của dân chúng đều nhằm phục vụ cho cuộc sống. Nếu thờ thần này khơng thiêng thì người ta tìm thần khác để thờ. Có khi, người ta cịn có hành vi trừng phạt Thần thờ trong nhà để yêu cầu Thần thực hiện chức năng "phù hộ" gia chủ (người Nam Bộ đem Ông Địa đi nhấn nước).

Khổng giáo: Học thuyết Khổng Tử giáo huấn kẻ bầy tôi phải trung thành

với chế độ phong kiến, trước hết là trung với vua (Quân-Sư-Phụ), thực chất nhằm bảo vệ ngai vàng, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp thống trị. Thuyết Thiên mệnh cho rằng Vua là thiên tử, thay trời trị vì thiên hạ và chỉ có trời mới quyết định mệnh vua và thay đổi triều đại.

Nho giáo Việt Nam dưới các triều đại phong kiến độc lập là Nho giáo vì dân, vì nước. Nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng trên cơ sở một nền Nho giáo đã có sự cải biến theo quan niệm và đạo lý cổ truyền của dân tộc: dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh, là cội rễ của những vấn đề về chính trị, văn hố, lịch sử, xã hội. Các triều đại phong kiến đang lên đều thể hiện rõ quan điểm này.

Phật giáo: Học thuyết về nỗi khổ và giải thoát nỗi khổ. Con người chỉ

được giải thoát khi đạt đến sự giác ngộ (Buddha). Phật giáo đến Trung Hoa có xu hướng thốt tục. Phật (佛) có nghĩa là người khơng quan tâm đến chuyện nhân sự.

Phật giáo Việt Nam có xu hướng nhập thế. Cá nhân đi tìm sự giải thốt trong sự giải thoát của cộng đồng. Trong đời sống dân gian, Bụt (có nguồn gốc từ Buddha) là vị thần tuổi già, tóc bạc, có tài phép thần kỳ, sẵn sàng xuất hiện mọi lúc, mọi nơi để diệt ác trừ gian, giúp đỡ dân lành.

Người theo Phật với tâm niệm ở hiền gặp lành, mong được sống bình an thanh thản ngay giữa trần thế.

Ki tơ giáo: Tín đồ Ki tơ tin theo Chúa, hướng đến Chúa nhưng vẫn sống

chan hoà với cộng đồng, dân tộc hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội, vẫn giữ tục thờ cúng ông bà tổ tiên. Phương châm sống của tín đồ chân chính là kính Chúa và yêu nước.

2.2.3. Nhận thức truyền thống trong phong tục, tập quán Việt Nam

- Biểu hiện của nhận thức truyền thống trong phong tục: Phong tục là những

quy ước chung về các nguyên tắc ứng xử giữa người với người, người với tự nhiên được cả cộng đồng chấp nhận và trở thành ý thức tự giác của mọi người. Phong tục được thể hiện qua thói quen sinh hoạt hàng ngày của các thành viên của cộng đồng.

Phong tục hơn nhân thể hiện sự hịa quyện giữa tín ngưỡng phồn thực và triết lý Âm Dương.

* Tục lựa vợ: Dựa vào kinh nghiệm dân gian để lựa nàng dâu vừa đảm đang, đức hạnh, vừa sinh được nhiều con:

“Đàn bà thắt đáy lưng ong

Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con” Hay:

“Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm” (Chữ ngũ: 五, chữ tâm: 心)

* Tục xem tuổi: Xem xét tuổi của đôi nam nữ trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Các "thầy " còn căn cứ vào khắc hạp của tuổi tác để phán quyết số phận tình duyên của hai người.

* Tục giã cối đón dâu: Trong buổi rước dâu, khi cơ dâu đến cửa ngõ nhà trai, phía nhà trai có người cầm sẵn cái chày giã vào cối mấy cái với ý nghĩa là mong muốn cô dâu về nhà chồng sẽ sinh được nhiều con cái.

* Tục gói bánh phu thê trong lễ cưới: Bánh có hình khối vng gồm hai mặt úp vào nhau...

 Phong tục tang ma thể hiện rõ màu sắc triết lý Âm Dương.

* Tục tìm đất táng người chết dựa vào Âm Dương Ngũ Hành. Người ta tin rằng nếu người chết được táng vào chỗ đất tốt thì con cháu sẽ mạnh khỏe, giàu có hoặc hiển đạt.

* Tục mặc áo tang màu trắng, màu của hành Kim, hành cuối của Ngũ Hành, thuộc Âm.

Tục chống gậy khi đưa tiễn người chết theo nghi thức: Đám tang cha, ơng thì con cháu chống gậy tròn (thuộc Dương), đám tang mẹ, bà thì con cháu chống gậy vng (thuộc Âm).

* Tục rắc giấy tiền, giấy vàng, giấy bạc khi đưa ma hoặc đốt áo quần giấy để người chết ở cõi Âm vẫn có đồ mặc, có tiền bạc chi tiêu.

* Tục sau khi chôn, người ta đặt lên mộ bát cơm, đôi đũa, quả trứng để cầu mong cho người chết được trở lại kiếp người.

 Phong tục lễ hội truyền thống Việt Nam thể hiện sự hòa quyện giữa tín

ngưỡng, tơn giáo và triết lý Âm Dương.

* Lễ Tết: Tết do biến Âm của tiết. Lễ Tết được tổ chức theo tuyến tính thời gian nhằm vào những mốc thời tiết quan trọng trong năm. Một số lễ tết lớn như: Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Tết Đoan Ngọ (mồng năm tháng Năm), Tết Trung Thu (rằm tháng Tám). Trong lễ Tết người ta tổ chức cúng tế trời đất, quỷ thần, ông bà, tổ tiên.

* Lễ hội: Gồm 2 phần: lễ và hội, có thể chia ra các loại sau: Lễ hội nghề

nghiệp, lễ hội kỷ niệm các anh hùng dân tộc, lễ hội tơn giáo, tín ngưỡng.

Lễ hội nghề nghiệp được tổ chức hàng năm, phổ biến nhất là hội mùa nông

nghiệp. Một số lễ hội tiêu biểu như: Hội Lồng Tồng của các dân tộc Tày, Nùng, Thái; hội Ăn Cốm của các dân tộc Tây Nguyên; hội Cơm Mới của người Khơ Mú; lễ hội Cầu Mưa của người Việt.

Lễ hội kỷ niệm các anh hùng dân tộc nhằm để tưởng nhớ công ơn của những

người có cơng đối với dân đối với nước. Lễ hội kỷ niệm thường gắn với không gian thời gian cụ thể: Hội Đền Hùng ở Phong Châu, Vĩnh Phú mở 10-3; hội Gióng ở Gia Lâm, Hà Nội mở 9-4; hội Đền An Dương Vương ở Cổ Loa, Hà Nội mở 6-1; Hội

Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, mở 3-2; hội Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Hưng mở ngày 20-8 kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương; hội Tây Sơn ở Tây Sơn, Bình Định mở ngày 5 tháng Giêng cịn gọi là hội Quang Trung...

Lễ hội tơn giáo lễ hội tín ngưỡng dân gian cũng hội tụ đơng đảo quần chúng

nhân dân. Lễ hội Phật giáo có Hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Tây) mở vào mùa xuân, hội chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây) mở ngày 6 tháng 3, hội chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây) mở ngày 7-3... Lễ hội tín ngưỡng dân gian có hội đền Và (Bất Đạt, Hà Tây) mở ngày 15 tháng giêng để tưởng nhớ Thần Tản Viên, Hội Chử Đồng Tử (Thường Tín, Hà Tây) mở giữa tháng 2 để kỷ niệm chuyện tình Tiên Dung-Đồng Tử, hội Phủ Giày (Vụ Bản, Nam Hà) mở đầu tháng Ba để tưởng nhớ chúa Liễu Hạnh, hội núi Bà Đen (Tây Ninh) mở từ ngày 10 tháng Giêng để tưởng nhớ Linh Sơn Thánh Mẫu.

- Biểu hiện của nhận thức truyền thống trong tập quán: Tập quán là những

lề lối sinh hoạt phổ biến rộng rãi trong dân chúng suốt một thời gian dài và đã trở thành thói quen của cả cộng đồng. Tập quán biểu hiện trong nếp sống thường ngày.

Tập quán tốt như thờ cúng, vái lạy ông bà, tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc. Đó là những biểu hiện của mỹ tục. Biết ơn, hướng đến ông bà, tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc là biểu hiện nhận thức và tình cảm đúng đắn của mỗi con người Việt Nam. Tuy đời sống tâm linh mỗi người một vẻ, nhưng trong tâm thức của người Việt Nam từ xưa đến nay đều có chung điều này.

Tập quán xấu như: mê tín dị đoan, cúng bái ma quỷ, đồng bóng, kiêng kỵ vơ lý, đốt vàng mã... Đó là những biểu hiện của hủ tục vì chúng thể hiện trình độ nhận thức thấp về tự nhiên và xã hội.

*

Một phần của tài liệu BG_CSVH_4_2022_-_TLTK-1 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)