Về quá trình hình thành và kiến trúc đơ thị, hầu hết các đô thị thời phong
kiến đều do nhà nước thành lập. Việc chọn vị trí và quy hoạch tổng thể dựa theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Địa thế được lựa chọn tuân theo thuật phong thủy: hài hồ Âm Dương, hội đủ Ngũ Hành. Mơ hình chung là: tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền án, hậu chẩm, Minh đường hội tụ. Những vị trí được chọn là Thăng Long (Hà Nội), Phượng Hồng Trung Đơ (Vinh), Phú Xuân (Huế).
Quần thể kiến trúc đô thị truyền thống chịu ảnh hưởng lối kiến trúc phong kiến Trung Hoa. Các thành được xây dựng theo đồ hình Bát quái, hình Quy, hình Phụng với những nét sáng tạo thể hiện tư duy nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Về cơ cấu và tổ chức sinh hoạt đô thị, xét đến cùng, đơ thị Việt Nam hình
thành trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước. Do đặc điểm về nguồn gốc, cơ cấu và tổ chức sinh hoạt, đơ thị Việt Nam trước đây có mấy điểm đáng lưu ý:
* Nơi đặt chính quyền trung ương của nhà nước chuyên chế. Đô thị là đầu mối giải quyết các cơng việc hành chính. Khu trung tâm nội thành là nơi dành cho vua quan làm việc, sinh hoạt theo lối "ăn tại phủ, ngủ tại cơng đường". Khu ngoại thành có diện mạo sao phỏng diện mạo nơng thôn: phân cấp các đơn vị trực thuộc theo tuyến huyện, xã (có nơi vẫn gọi là làng); sinh hoạt nghề nghiệp theo phường, hội; duy trì các biểu tượng văn hố làng xã: đình, miếu, giếng làng, cây cổ thụ...
* Thương nghiệp xuất hiện sau, phát triển kém, trao đổi hàng hoá giản đơn: hàng đổi hàng hoặc hàng đổi lấy vàng, bạc (đơn vị thỏi, nén).
* Khoa học và nghiên cứu phát triển về khoa thiên văn (THIÊN), thuật phong thuỷ (ĐỊA), Đạo học (triết lý nhân sinh) (NHÂN), y thuật tổng hợp (THIÊN - ĐỊA - NHÂN hợp nhất).
* Khi trung tâm hành chính chuyển đi thì đơ thị dễ bị nơng thơn hố.
Về sắc diện văn hố đơ thị, do ở vị trí trung tâm, đơ thị là nơi giao lưu, hội tụ
văn hố vùng. Đơ thị khơng chỉ là nơi hội tụ nghề nghiệp mà còn là nơi hội tụ nhiều nét văn hoá đặc sắc của các vùng lân cận trong khu vực Đông Nam Á. Chính điều này đã làm cho nhiều đơ thị ở Việt Nam có sắc diện văn hố riêng biệt, độc đáo như: Hà Nội, Huế, Hội An, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời kỳ đất nước bị ngoại xâm, và cả trong giai đoạn quốc tế hố, tồn cầu hố hiện nay, đơ thị là nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các yếu tố văn hoá ngoại nhập. Yếu tố văn hoá nơng thơn tồn tại trong lịng đơ thị giúp cho đô thị nhạy cảm với các hiện tượng văn hoá lai căng, phản dân tộc, nhờ đó mà đơ thị có sức đề kháng tốt đối với những hiện tượng “nhiễm độc”, biến tướng văn hoá. Bởi lẽ: từ
nghìn năm nay, nơng thơn vẫn là pháo đài vững chắc bảo vệ bản sắc văn hoá
dân tộc.
3.2.2.2. Tổ chức quản lí xã hội Việt Nam sau 1945