CHƯƠNG V : VĂN HOÁ TÁI HIỆN
5.1. Tái hiện và văn hoá tái hiện
5.1.2. Văn hoá tái hiện
Cụm từ “văn hoá tái hiện” xét theo nghĩa thứ nhất, là một loại sản phẩm do con người tạo ra. Văn hố tái hiện là những sản phẩm hình thành trong quá trình con người dùng các ký hiệu để ghi lại cảm xúc, tình cảm lẫn kinh nghiệm sống của mình thơng qua những hình tượng. Văn hố tái hiện bao gồm tồn bộ tài sản sáng tạo nghệ thuật của các thành viên trong cộng đồng nhằm thoả mãn xúc cảm cá nhân và đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của tập thể. Đó cũng là quá trình con người khám phá tự nhiên và khám phá chính bản thân mình. Ý thức người trong văn hố tái hiện là muốn truyền lại cho người đương thời và cho đời sau những gì họ từng kinh qua để con người được sống tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Cụm từ “văn hoá tái hiện” xét theo khía cạnh thứ hai là một thuật ngữ của chuyên ngành nghiên cứu văn hố, được dùng để nói đến kiểu, dạng (hoặc cách thức, hình thức) tư duy mà con người lựa chọn để phản ánh, tái hiện tự nhiên và xã hội. Théo đó, định hướng nghiên cứu tập trung vào cách thức con người đã phản ánh, tái hiện thế giới (theo hướng khách quan hay chủ quan, theo phương pháp hiện thực hay lãng mạn, lựa chọn vật liệu, chất liệu tự nhiên hay nhân tạo, ý đồ sáng tạo nhấn mạnh vào các hiện tượng tự nhiên hay các mặt của đời sống nhân sinh, chú ý tả thực hay cách điệu …)
Khi văn hoá tái hiện thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của số đông, và khi một bộ phận cư dân sống bằng chính sản phẩm do mình sáng tạo ra thì nghề (và
làng nghề) nghệ thuật ra đời. Đó là nghề vẽ, nghề viết văn, làm thơ, nghề ca hát, diễn xướng, nghề điêu khắc và những nghề mỹ thuật truyền thống khác. Những người sống trong lĩnh vực này được gọi là nghệ nhân. Đây chính là một trong những con đường dẫn đến sự hình thành dịng văn hố chun nghiệp và văn hố bác học.