III. Công nghệ đúc phun gia công sản phẩm nhựa
3.4.7. Các chi tiết khuôn cơ bản
3.4.7.1. Chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng
Chức năng chính của chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng là đưa khuôn sau vào khuôn trước và làm cho hai phần thẳng hàng. Chốt dẫn hướng nằm ở khuôn trước còn bạc dẫn hướng nằm ở khuôn sau để dễ dàng đẩy sản phẩm ra.
Nguyên tắc của chốt dẫn hướng là phải dài hơn miếng ghép cao nhất để tránh hỏng hóc khi đóng khuôn, đặc bịêt là khi lắp ráp. Nếu không có gì cản trở chuyển động của sản phẩm thì nên đặt chốt dẫn hướng ở khuôn sau.
Kiểu bạc dẫn hướng rẻ nhất là khoan lỗ chính xác vào tấm khuôn. Tuy nhiên nó sẽ khó sửa chữa khi bị mòn. Người ta đưa ra giải pháp tốt hơn là dùng bạc dẫn hướng dưới dạng miếng ghép. Cần khoan rộng bạc dẫn hướng dài để giảm yêu cầu đối với lỗ dài chính xác.
Việc đặt các chốt dẫn hướng trong khuôn rất quan trọng. Bình thường cần có bốn chốt dẫn hướng trong khuôn. Tuy nhiên đối với các loại khuôn đơn giản thì chỉ cần từ 2 đến 3 chốt là đủ. Để tránh việc lắp nhầm chiều cho hai phần khuôn, người ta thường dùng các chốt dẫn hướng có đường kính khác nhau hoặc đặt một chốt lệch so với các chốt kia.
Thông thường các chốt dẫn hướng có thể giữ được một độ thẳng hàng sơ bộ nhưng với khuôn chính xác thì dung sai của chốt dẫn hướng và các bạc dẫn hướng là quá lớn vì thế cần có bộ định vị. Đối với các sản phẩm lớn, nhất thiết cần có bộ định vị.
3.4.7.3. Vòng định vị
Chức năng của vòng định vị là đặt khuôn đúng tâm vào máy gia công nhựa. Vòng định vị thường đặt ở khuôn trước nhưng cũng có một số trường hợp nó là phần bổ sung ở khuôn sau. Kích thước của vòng phải nhỏ hơn lỗ mở của máy gia công nhựa là 0,1 mm.
3.4.7.4. Miếng ghép
Miếng ghép dùng để đơn giản hoá quá trình gia công hoặc tạo nên mảng cứng trong khuôn tương đối mềm. Việc sử dụng miếng ghép đỡ được quá trình gia công và khi hỏng để thay. Ví dụ như khi gia
công các chỗ lồi tròn không đơn giản, ta có thể thay thế bằng một miếng ghép tròn.
Khi cần lòng khuôn cứng, không nên dùng tấm tôi cứng
liền trong tất cả các lòng khuôn. Nó có thể bị méo sau khi nhiệt luyện hoặc nếu một lòng khuôn bị hỏng thì phải sửa toàn bộ tấm hoặc một trong các lòng khuôn cần được che chắn để khuôn tiếp tục hoạt động. Lỗ để lắp miếng ghép được làm bằng các phương pháp khác nhau như khoan, phay hoặc gia công bằng tia lửa điện.
3.4.7.5. Rãnh thoát khí
Khi nhựa vào khuôn làm đầy hệ thống cũng như lòng khuôn, nó đẩy không khí ra ngoài lòng khuôn qua bề mặt phân khuôn. Khi tốc độ phun cao, nó không thể đẩy kịp không khí ra ngoài do vậy khí bị tắc trong lòng khuôn. Đẩy gọi là hiện tượng cản khí. Dòng khí nén này có thể chặn dòng nhựa hoặc đốt cháy nhựa khi tiếp xúc với nó. Để tránh điều này cần phải có rãnh thoát hơi.