III. Công nghệ đúc phun gia công sản phẩm nhựa
3.4.4. Hệ thống đẩy
3.4.4.1. Chức năng và các nguyên tắc của hệ thống đẩy
Hệ thống đẩy làm nhiệm vụ lấy sản phẩm ra khỏi khuôn khi khuôn mở, bao gồm tấm đẩy, chốt đẩy, tấm giữ, chốt dẫn hướng hệ thống đẩy và các bạc lót.
Hệ thống đẩy phải tuân theo một số quy tắc sau:
- Khoảng đẩy lớn hơn từ 5 – 10 mm so với chiều cao của sản phẩm tính từ mặt phân khuôn.
- Sau khi sản phẩm được lấy ra, hệ thống đẩy phải trở về vị trí ban đầu để tránh hỏng chốt và đảm bảo sản phẩm được rơi tự do.
- Kích thước chốt đẩy phụ thuộc vào kích thước sản phẩm nhưng đường kính không được nhỏ hơn 3mm, trừ phi điều đó cần thiết cho hình dạng sản phẩm.
- Hệ thống đẩy đảm bảo không làm yếu khuôn sau.
- Nên sử dụng chốt dẫn hướng cho hệ thống đẩy vì đường kính chốt đẩy thường rất nhỏ so với hành trình đẩy.
3.4.4.2.Góc nghiêng thành khuôn
Để đảm bảo chi tiết có thể được đẩy ra khỏi khuôn sau khi làm nguội đủ, một số mặt của khuôn phải được làm nghiêng (chi tiết sản phẩm sẽ có thành
nghiêng).
Khi chốt đẩy đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn, lực cung cấp phải vượt qua ứng suất dư do sự biến dạng thép của khuôn và sự bám dính của nhựa lên khuôn. Nếu thành của khuôn không được vát nghiêng, sự
bám dính của nhựa lên khuôn làm quá trình đẩy rất khó khăn. Nếu vật đúc
Nếu thành khuôn được vát góc, sự bám dính sẽ bị giảm xuống và bằng không ngay khi chi tiết bắt đầu chuyển động.
Góc nghiêng của chi tiết có giá trị từ 0,5-2°, thành càng dày, góc nghiêng càng cần phải lớn.
3.4.4.3.Phân loại hệ thống đẩy
a. Hệ thống đẩy sử dụng các chốt đẩy tròn
Đây là hệ kiểu đẩy đơn giản nhất. Các lỗ tròn và chốt tròn dễ gia công. Nên doa rộng lỗ các chốt đẩy. Chiếu dài của lỗ doa có đường kính D nên lấy như sau:
- Đối với lỗ nhiệt luyện trước khi gia công : L = 4.D - Đối với lỗ đã nhiệt luyện: L = 3.D
- Lớn nhất L = 20mm, nhỏ nhất L = 6mm.
Đối với những loại khuôn đã tôi mà vật liệu phun vào là Polyacetal, Poliamide thì các lỗ cần để lượng dư trước khi nhiệt luyện.
b. Lưỡi đẩy
Lưỡi đẩy tạo ra nhiều mặt đẩy hơn là chốt đẩy. Khi chốt tròn khó sử dụng thì lưỡi đẩy là một giải pháp.Tuy nhiên các lỗ đẩy hình chữ nhật khó làm và cần đặt chúng từ các miếng ghép lên đường phân khuôn.
c. Các ống đẩy
Các ống đẩy rất thuận lợi cho quá trình đẩy nhanh các chốt lõi. Khi dùng hệ thống đẩy này, góc thoát có thể giảm xuống đến 0,5° để tránh các vết chìm trên bề mặt phía trên.
d. Thanh đẩy
Thanh đẩy thường được dùng cho sản phẩm lớn. Để thanh đẩy không làm hỏng hệ thống lõi trong khi đẩy và lùi về, thanh đẩy phải để cách bề mặt thẳng đứng của khuôn ít nhất 0,5mm. Cũng vì lý do đó mà thanh đẩy phải được hướng dọc theo khoảng đẩy.
Tấm tháo là một trong những hệ thống đẩy tốt nhất. Trong trường hợp này việc dẫn hướng tránh làm hỏng lõi khuôn rất quan trọng.
f. Các van đẩy
Hệ thống các van đẩy không thông dụng trong chế tạo khuôn nhựa. Nó thường được dùng bằng các vật hình cốc và có trợ giúp sự thông khí trong quá trình đẩy có hiệu quả.
3.4.4.4.Hệ thống đẩy cho quá trình phun khuôn tự động
Quá trình phun khuôn tự động cần có một hệ thống hoàn hảo mà trong đó các sản phẩm phải được rơi ra một cách dễ dàng trước khi khuôn đóng để tránh làm hỏng lòng khuôn. Hệ thống đẩy có thể được cải tiến bằng cách thêm vào các lò xo xung quanh chốt hồi để hệ thống đẩy tự chuyển động quay lại không để sản phẩm dính vào các chốt đẩy. Cách tốt nhât là nối hệ thống đẩy của khuôn vào hệ thống đẩy của máy gia công nhựa bằng các bulông.
3.4.4.5. Hệ thống đẩy đặc biệt
Đối với những sản phẩm được thiết kế có hệ thống giữ, ta có thể lợi dụng tính đàn hồi của nhựa để đẩy sản phẩm ra. Quá trình đẩy gồm có 3 pha:
- Khi thanh đẩy của hệ thống, chốt giữa chuyển động cùng hệ thống đẩy do sức nén của lò xo.
- Khi đầu chốt giữa chạm vào tấm đỡ, nó dừng lại.
- Các chốt đẩy chuyển động tiếp và đẩy sản phẩm ra khỏi chốt giữa.