Hệ thống cấp nhựa

Một phần của tài liệu thiết kế công nghệ chế tạo lòng khuôn vỏ máy gọt bút chì từ nhựa polypropylen có ứng dụng các phần mềm cadcam như solidworks 2005, mastercam x và công cụ tính toán mô phỏng quá trình đúc phun moldflo (Trang 32 - 35)

III. Công nghệ đúc phun gia công sản phẩm nhựa

3.4.3. Hệ thống cấp nhựa

Nguyên nhiệu chảy vào lòng khuôn qua hệ thống cấp nhựa bao gồm cuống phun, kênh nhựa và miệng phun.

3.4.3.1. Cuống phun: là chỗ nối giữa vòi phun của máy phun và kênh nhựa. Trong các khuôn một lòng khuôn, cuống phun thường cấp nhựa trực tiếp vào lòng khuôn. Đường kính cuống phun ở vị trí nối với kênh nhựa nên xấp xỉ 2÷3 lần chiều dày sản phẩm. Đường kính cuống phun quá bé sẽ làm tăng nhiệt ma sát và tách lớp nhựa ở miệng phun. Đường kính cuống phun quá lớn sẽ tăng thời gian đúc vì cần thêm thời gian để cuống phun nguội.

3.4.3.2. Kênh nhựa: là đoạn nối giữa cuống phun và miệng phun. Kênh nhựa phải được thiết kế ngắn để có thể nhanh chóng điền đầy lòng khuôn mà không bị mất nhiều áp lực. Kích thước kênh nhựa đủ nhỏ để làm giảm phế liệu và lượng nhựa trong lòng khuôn, nhưng phải đủ lớn để chuyển một lượng vật liệu đáng kể để điền đầy lòng khuôn nhanh và giảm sự mất áp lực ở kênh nhựa và miệng phun.

Kênh hình tròn được ưa chuộng vì tiết diện ngang hình tròn cho phép một lượng vật liệu tối đa chảy qua mà không bị mất nhiều nhiệt. Tuy nhiên vì mục đích chế tạo khuôn, loại kênh này đắt hơn vì kênh nhựa phải nằm ở hai bên của mặt phân khuôn. Kênh hình thang là loại kênh tốt tuy sử dụng nhiều vật liệu hơn do dễ gia công. Loại này đặc biệt có lợi khi kênh phải đi qua 1 mặt trượt. Để giảm chi phí vật liệu, người ta hay dùng dạng kênh hình thang sửa đổi (không có cạnh sắc).

Kênh bán nguyệt và hình cung là loại tồi nhất do khó gia công và lượng chảy thấp.

3.4.3.3. Miệng phun: là chỗ nối giữa kênh nhựa với lòng khuôn. Các miệng phun thường được giữ ở kích thước nhỏ nhất và được mở rộng nếu cần thiết.

Các kiểu miệng phun:

a. Miệng phun cuống phun: được dùng khi bạc cuống phun có thể dẫn nhựa trực tiếp vào lòng khuôn.

b. Miệng phun cạnh: là kiểu miệng phun rất thông dụng, có thể sử dụng cho tất cả các loại sản phẩm. Tuy nhiên phải tính đến phí tổn cắt bỏ nó. Kiểu miệng phun này thường được làm không chính xác.

c. Miệng phun kiểu băng: không thông dụng lằm. Chỉ dùng để khắc phục trục trặc khi tạo đuôi. Dấu vết của miệng phun lớn và chi phí cắt miệng phun được tính vào sản phẩm.

d. Miệng phun kiểu đường hầm: Đây là loại rất thông dụng, nó có ưu điểm tự cắt khi sản phẩm nhựa bị đẩy ra khỏi khuôn. Miệng phun thường đặt ở trên những đường hoa văn, đường gân không nhìn thấy được.

Một phần của tài liệu thiết kế công nghệ chế tạo lòng khuôn vỏ máy gọt bút chì từ nhựa polypropylen có ứng dụng các phần mềm cadcam như solidworks 2005, mastercam x và công cụ tính toán mô phỏng quá trình đúc phun moldflo (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w