Qua mất rồi bao cơ hội được yêu…”

Một phần của tài liệu catholicinart.com_neu-biet-tram-nam-la-huu-han-pham-lu-an (Trang 85 - 88)

- OSCAR WILDE.

qua mất rồi bao cơ hội được yêu…”

…Vì những thứ tầm thường ta đổi bao điều vơ giá Đổi cô đơn lấy những cuộc gặp gỡ chẳng cần chi

Đổi chiếc hôn lấy tiếng cười đùa trống rỗng Đổi nỗi dịu êm lấy những phút hội hè Đã qua mất rồi bao cơ hội được yêu

Làm sao kéo về dù chỉ một vầng trăng đã lặn…

Tiếng cu gù – BLAGA DIMITROVA

Vừa rồi, chúng tơi có dịp gặp lại một cô bạn cũ thời sinh viên. Đó là

một cơ gái xinh xắn, mơ mộng, và thân thiện. Tơi cịn nhớ ngày trước, đám con trai, và cả con gái, đã từng ngồi với nhau nhiều lần ở một quán nước mía và đốn xem cơ u anh chàng nào trong lớp.

Cơ ln có vẻ gần gũi và dành ánh mắt ấm áp, tươi vui cho một vài người đặc biệt, như thể cơ đang u thầm ai đó trong số họ. Nhưng khi một rồi hai, và ba, tất cả những anh chàng “tự tin rằng mình chính là người ấy” lần lượt mạnh dạn tỏ tình, thì cơ đều lắc đầu với nụ cười dễ thương, thậm chí… tỏ vẻ hối lỗi vì đã để chúng tôi hiểu lầm. Chúng tôi đã thực sự hiểu lầm. Kể từ khi ấy, ánh mắt thi thoảng đầy vẻ trìu mến của cơ trở thành một bí ẩn lớn với cánh con trai.

Nhiều năm đã trôi qua, và khi gặp lại cô trong buổi họp lớp, một anh bạn

“từng tưởng mình là người ấy” đã khơng thể ngăn mình đặt câu hỏi, với cơ: “Những ngày đó, có phải là bạn đã yêu thầm ai chăng?”.

Tất cả chúng ta đều đã trưởng thành, có thể đếm đời mình bằng nhiều kinh nghiệm, cả hạnh phúc và buồn đau. Vì thế dường như thật ngượng ngùng khi nhận ra lòng ta vẫn thấp thỏm với một câu hỏi tưởng chừng chẳng liên quan gì đến cuộc sống của ta hiện tại. Thậm chí, chẳng giúp gì được cho những ngày tháng đã qua. Nhưng nó ở đó, từ thuở ta cịn khờ khạo, một câu hỏi tò mò đến ngây thơ. Và dù sao đi nữa, nó cũng chứng tỏ rằng mình xứng đáng để được đặt ra. Bởi câu trả lời chúng tôi nhận được thật lạ lùng:

“Phải - cô bạn mỉm cười, - tôi đã yêu. Trong suốt những năm tháng

đó…”

“Nhưng…?”- Chúng tôi ngạc nhiên.

“Nhưng, khi ấy, tôi đã yêu bạn theo cách người ta yêu.. những thần

tượng. Và thật may, tơi đã nhận ra điều đó trước cả khi bạn ngỏ lời.”

Như một viên sỏi ném xuống mặt ao tĩnh lặng, câu hỏi “Chúng ta đã yêu

những thần tượng của mình theo cách nào?” như làm lan ra từng vịng sóng

trong mỗi chúng tơi.

Nếu thần tượng của chúng ta là một con người thật, hiện hữu… thì con người thật ấy phải chăng sẽ là bộ xương của con người mà ta gọi là thần tượng. Chỉ là bộ xương thơi. Phần cịn lại, da thịt, hồn vía của thần tượng là

do chính chúng ta tạo ra. Nó giống như một phép toán: A=>B. Rồi A+B=C. A là con người đó. B là những gì ta nghĩ rằng người ấy theo suy luận đơn giản về sự hồn hảo thì phải có. C là con người mà ta yêu.

Chúng ta bồi đắp vào bộ xương đó những thứ mà ta cho là chúng tương hợp với người ấy, theo tiêu chuẩn và lý tưởng riêng của chính ta. Như kiểu: với nụ cười tươi như vậy, hẳn đó là người cởi mở và hào phóng. Một người nói những câu hay ho dường ấy, hẳn phải là một người sâu sắc. Người có ngón đàn tuyệt vời thế kia, chắc phải sở hữu một tâm hồn bay bổng. Khi chưa biết rõ họ thực sự có những điều đó hay khơng, chúng ta cứ gán thêm vào cho chắc ăn. Vì nhu cầu của bản thân ta, không phải của họ.

Những thần tượng dường như đã được tạo ra theo cách đó. Thoạt tiên chúng ta nhìn thấy một người với tài năng/ vẻ đẹp/ sự hiểu biết/ lòng tốt…Và chúng ta nghiễm nhiên nghĩ rằng họ cũng có lịng tốt/sự hiểu biết/vẻ đẹp/tài năng…

Kiểu suy luận đó là một cái bẫy. Con người, vốn là một sinh vật chứa đầy những thứ tưởng như khơng tương hợp. Ví như khi bạn nhìn khn mặt khó ưa của tơi, bạn khơng thể nghĩ tôi là một người hài hước. Nhưng, tôi là một người hài hước. Vẻ mặt khó ưa chỉ là một cái bẫy.

Mà cuộc đời thì đầy những cái bẫy. Tơi có thể chép ra đây một trăm câu danh ngơn thật hay mà bạn chưa từng biết. Nếu bạn nhìn vào đó và nghĩ là tơi sâu sắc hơn bạn, vậy là bạn dính bẫy. Nếu bạn chỉ cho rằng có lẽ tơi đọc nhiều hơn bạn, bạn thốt khỏi chiếc bẫy. Cịn nếu bạn nhận ra được “sự thật trần trụi” rằng, tơi chỉ tình cờ (hay thậm chí, cố ý) đọc được những câu đó… trước bạn, tức là bạn đủ tỉnh táo để nhìn ra chiếc bẫy.

Tơi tin ai cũng từng có một thần tượng. Cho dù chỉ có một hay nhiều, ngắn hạn hay dài hạn. Điều khác nhau là chúng ta làm gì với thần tượng của mình. Chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi người đó hay cố xây đắp thêm để biến họ thành một thần tượng hồn hảo theo nhu cầu riêng của mình? Để rồi sau đó thất vọng.

Đơi khi, chúng ta tìm được một bộ xương khủng long, nhưng cứ loay hoay tìm cách đổi nó để lấy một con rồng. Cũng như cơ bạn tôi. Cô đã rung động trước một anh bạn học giỏi, tốt bụng và dễ dàng gắn thêm cho người đó sự lãng mạn, tế nhị… Cô gần như đã tạo ra một con người ảo bao bọc bên ngồi người thật, và cơ u con người ảo đó. Con người mà cơ tạo ra, cho chính cơ. Và cơ u, chỉ cho chính cơ mà thơi. Thật may - cơ nói - là khi con người thật ngỏ lời với cơ, thì cơ đã nhận ra rằng đó khơng chính xác là người mình u. Đó chỉ là một bộ xương. Cốt lõi, quan trọng, nhưng vẫn chỉ là bộ xương.

Bạn có muốn được yêu theo cách người ta u một thần tượng? Anh bạn tơi thì khơng. Anh nói: “Trong vài trường hợp, chẳng may mắn gì khi bị biến

được u bởi chính con người thật của mình.”

Kinh nghiệm ấy mới đáng buồn làm sao. Với cô bạn tôi cũng vậy. Khi đã biết rằng mình u một con rồng, thậm chí là ảo ảnh về một con rồng, người ta sẽ chẳng thèm để mắt đến bộ xương khủng long nữa. Nhưng tệ nhất là nó khiến họ quên mất điều vô cùng quan trọng: một bộ xương khủng long cũng là thứ hiếm có và đáng chiêm ngưỡng. Hơn thế nữa, nó thật hơn một con rồng.

Một phần của tài liệu catholicinart.com_neu-biet-tram-nam-la-huu-han-pham-lu-an (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)