vùng phủ sóng
Như đã phân tích ở chương 2, ở chế độ idle mode, UE hoạt động theo chế độ không liên tục(DRX- Discontinuous Reception Mode) để tăng thời gian chờ stand-by time. Tùy thuộc vào chất lượng của Qqualmeas đo được của serving cell hiện tại, UE có thể trigger intra-frequency, inter-frequency hay InterRAT
measurement và đánh giá chế độ lựa chọn lại cell theo tiêu chuẩn S (Điều kiện cần) :
Qqualmeas<Ssearch+Qqualmin (1) Hoặc nếu như serving cell không thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định :
Srxlev >0 và Squal > 0 (2) Trong đó,
Squal = Qqualmeas – Qqualmin
Srxlev = Qrxlevmeas - Qrxlevmin – Pcompensation = Qrxlevmeas - Qrxlevmin Pcompensation =max(UE_TXPWR_MAX_RACH – P_MAX, 0).
(Thường Pcompensensation =0, do UE_TXPWR_MAX_RACH – P_MAX<0)
Trong đó, Qqualmeas là giá trị Ec/No của kênh CPICH đo được tại UE. Các giá trị Sintrasearch và Qqualmin là các giá trị được thiết lập trên hệ thống bởi nhà khai thác mạng operator, được phát quảng bá trên kênh BCCH. Đối với hệ thống WCDMA sử dụng công nghệ FDD(Frequency Division Duplex), khi giá trị Ec/No đo được dưới ngưỡng thiết lập để trigger quá trình lựa chọn lại cell cùng tần số intra lựa chọn lại cell, UE bắt đầu tìm kiếm các cell khác cùng tần số trong cùng hệ thống 3G UMTS để kết nối. Các cell UE trong danh sách tìm kiếm này(các cell đích) phải thỏa mãn các điều kiện Srxlev >0 và Squal > 0 ( Tiêu chuẩn S).
Tiêu chuẩn Rlà điều kiện đủ cho phép thức hiện lựa chọn lại Cell khi
thỏa mãn điều kiện sau:
Rn > Rs
Rs = Qmeas,s + Qhyst,s (cho serving cell)
Từ 2 tiêu chuẩn trên, việc lựa chọn lại Cell cần tập trung vào giá trị tham số trên hệ thống 3G như sau :
Qrxlevmin(dBm) Qqualmin(dB) Ssearch (dB) QHyst1s (dB) QHyst2s (dB) QOffset1n(dB) QOffset2n(dB)
Đối với hệ thống 2G ta chỉ cần quan tâm đến giá trị duy nhất là
FDD_Qmin
Đối với chuyển giao cùng tần số tập trung vào các sự kiện 1A, 1B, 1C, 1D nên các giá trị tham số chính như sau
HystFor1A(dB) R1A(dB) HystFor1B(dB) R1B(dB) HystFor1C(dB) HystFor1D(dB) TrigTime1A (ms) TrigTime1B(ms) TrigTime1C(ms) TrigTime1D(ms)
Đối với chuyển giao khác tần số và chuyển giao liên hệ thống, các tham số được tập trung chủ yếu vào sự kiện 2D và 2F như sau:
Bảng 17: Sự kiện 2D/2FEvent Event 2D CPICH Ec/Io 2D(dB) CPICH RSCP 2D(dB) Hysteresis2D(dB) TimeToTrigger2D(ms) Event 2F CPICH Ec/Io 2F(dB) CPICH RSCP 2F(dB) Hysteresis2F(dB) TimeToTrigger2F(ms)
Sự kiện 2D/2F là điều kiện để cho phép/dừng việc đo đạc giá trị mức thu của các Cell khác tần số hoặc Cell 2G.
Đối với mỗi vùng có tính chất vùng phủ sóng và chất lượng khác nhau, do đó ở mỗi vùng sẽ có 1 chiến lược để sao cho khách hàng được sử dụng dịch vụ tốt nhất và phù hợp với tính chất vùng đó:
Vùng phủ sóng 3G liên tục
Đây là khu vực có vùng phủ sóng liên tục, mức thu CPICH RSCP trung bình trên tồn vực ≥ -85dBm và CPICH Ec/No tốt và ổn định. Đối với khu vực này có nhiều khu vực bị Pilot Polution do mức thu tại đây tương đương nhau, không có Cell nào vượt trội cả. Do đó, khuyến nghị thiết lập tham số trên hệ thống sao cho ưu tiên UE trên nằm mạng 3G, giảm thiểu tối đa việc lựa chọn lại cell cũng như chuyển giao trong cùng tần số để tăng độ ổn định của mạng. Muốn thực hiện được việc này ta sẽ để cho quá trình chuyển giao và lựa chọn lại Cell khó hơn, nghĩa là UE đang kết nối ở Cell nào thì sẽ ưu tiên ở tại Cell đó, chỉ khi Cell lân cận có chất lượng tốt hơn hẳn
Vùng biên 3G-2G
Thường vùng này mức thu trung bình <-90dBm và giảm dần đến lúc khơng có sóng, khoảng cách giữa các NodeB khá xa, có khi lên đến vài km, Ec/No tuyến tính với RSCP
Khu vực này có tỉ lệ Drop cao, pin giảm nhanh do chất lượng 3G không tốt (cả RSCP và Ec/No). Để hạn chế tối đa việc Drop call ta thiết lập các tham số sao cho tiến trình chuyển giao và lựa chọn lại Cell sớm hơn nhằm tìm ra Cell có chất lượng tốt nhất trước khi rớt mạng.
Vùng trống 3G
Phân vùng này có mật độ trạm và vùng phủ tương tự như phân vùng 3G liên tục, nghĩa là RSCP trung bình khá tốt ≥ -85dBm. Nhưng khác phân vùng 3G liên tục ở chỗ giá trị Ec/No không được tốtdo các Cell chồng lấn vùng phủ lên nhau…
Khu vực này thường hay xảy ra hiện tượng mặc dù sóng điện thoại rất tốt nhưng vẫn khó gọi, không sử dụng được các dịch vụ Data, hoặc sử dụng tốc độ chậm do Ec/No thấp, có những điểm rất thấp. Ngoài ra do RSCP cao và Ec/No thấp cho nên khu vực này cũng hay xảy ra hiện tượng Ping-Pong 3G-2G ở chế độ Idle và qua lại H<->E khi đang sử dụng dịch vụ data trên mạng 3G, cũng như hiện tượng Miss call
Đây là khu vực thành phố lớn, do vậy việc đảm bảo cho khách hàng được sử dụng chất lượng 3G tốt nhất là vấn đề vô cùng quan trọng. Để tránh những hiện tượng nêu ở trên, ta sẽ để cho quá trình lựa chọn lại Cell và chuyển giao dựa vào EcNo trong cùng hệ thống 3G dễ dàng, từ đó tìm ra được Cell có chất lượng tốt nhất.
Vùng phủ 3G bên trong tòa nhà
Phân vùng này thường là khu vực có nhiều tịa nhà tường dày, ở bên ngồi mức thu khá tốt nhưng khi đi vào bên trong toàn nhà mức thu bị suy hao khoảng 10-15dB, thậm chí là 20dB. Để đảm bảo có dịch vụ ta phải thiết lập tham số sao cho việc lựa chọn lại Cell và chuyển giao sớm, tránh hiện tượng Drop cuộc gọi
Vùng phủ Fading đa đường
Vùng chịu ảnh hưởng lớn do hiệu ứng fading đa đường. Mức thu tại UE biến đổi nhanh với biên độ thăng giáng tương đối lớn từ 7-15dB, bên cạnh đó giá trị Ec/No cũng biến đổi tuyến tính với RSCP. Đối với phân vùng này cần phải đảm bảo dịch vụ bằng cách cho quá trình lựa lại Cell và chuyển giao sớm
Kết luận
Hiện nay các tham số hệ thống liên quan đến việc chuyển giao (Handover) và lựa chọn lại cell (Cell re-selection) giữa 3G-3G hay 3G-2G của toàn bộ các NodeB trên mạng 3G Vinaphone đều thiết lập ở chế độ mặc định. Tuy nhiên các NodeB ở khu vực trung tâm thành phố, thị trấn/thị tứ với mật độ trạm 3G/2G dày hay các NodeB ở vùng khu vực ngoại ô, vùng nông thôn hay vùng núi nơi có mật độ trạm 3G/2G thấp, thì các tham số này đều được đặt giá trị như nhau. Điều này hồn tồn khơng hợp lý. Do để mặc định, chưa tối ưu được tham số cho từng vùng địa lý riêng nên hiện tượng ping-pong giữa 2G-3G xảy ra với tỷ lệ tương đối cao, gây ra hiện tượng missed call và tăng tải báo hiệu signaling không cần thiết trên mạng, tỷ lệ rớt cuộc gọi do chuyển giao không thành công đặc biệt là chuyển giao Inter RAT handover giữa 3G và 2G cịn cao, thậm chí khơng tối ưu nguồn lực vô tuyến 2G/3G … ảnh hưởng đến chất lương dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Việc phân chia vùng theo địa lý và vùng phủ sóng có ý nghĩa hết sức to lớn vì mỗi vùng có đăc tính mơi trường truyền sóng, chất lượng sóng và thói quen người dùng hoàn toàn khác nhau. Khi đã phân chia thành từng vùng như vậy, việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng của từng tham số sẽ dễ dàng hơn, và từ đó thay đổi tham số cho phù hợp.
Sau khi phân tích lý thuyết ở chương 2 và phân tích đặc tính từng vùng ở chương 3, chúng ta đã có đủ cơ sở để tối ưu tham số chuyển giao và lựa chọn lại
Cell trên hệ thống 3G. Nhưng lưu ý một điều là tại mỗi khu vực không chỉ có 1 phân vùng nào riêng biệt, ví dụ như trong khu vực thành phố sẽ có phân vùng 3G liên tục, 3G trong, 3G Fading và 3G trong nhà. Do đó khi tối ưu hóa tham số hệ thống, tùy vào từng vị trí cụ thể, tính tốn sự thiệt hơn để áp dụng tham số sao cho đạt được mục đích.
CHƯƠNG IV. TỐI ƯU THAM SỐ VÔ TUYẾN TRONG LỰA CHỌN LẠI CELL VÀ CHUYỂN GIAO TRÊN MẠNG 3G/2G
Trên cơ sở phân vùng mạng di động Vinaphone như đã trình bày ở Chương III, Chương IV tập trung phân tích các giá trị settings liên quan đến việc lựa chọn lại cell reslection và chuyển giao handover trên hệ thống 3G hiện đang được setting trên hệ thống mạng 3G UTRAN Vinaphone và từ đó đưa ra khuyến nghị thay đổi các tham số này theo từng phân vùng , với mục tiêu cuối cùng là tối ưu lại mạng vô tuyến, nâng cao performance , chất lượng và dịch vụ 3G Vinaphone.