Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 104 - 112)

Số liệu xét xử sơ thẩm Tòa án 2 cấp tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

trong xét xử vụ án tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

2.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tội vi phạm quy định về tham giagiao thông đường bộ giao thông đường bộ

Cuộc đấu tranh, phòng chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ đạt kết quả tốt nếu khơng có hệ thống chính sách pháp luật phù hợp. Việc điều chỉnh chính sách cũng như việc sửa đổi, bổ sung pháp luật là biện pháp quan trọng góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh đối với loại tội phạm này. Bên cạnh những điểm mới những thuận lợi quy định tại Điều 260 BLHS thì vẫn cịn những quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.

Thứ nhất, Khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự mới quy định về trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự:

Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vơ ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp cùa người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự ...

7

Theo đó thì trường hợp bị cáo bị xét xử theo khoản 1, khoản 4 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 có the được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

• • • • • • Đây là quy định có lợi cho người phạm tội được áp dụng từ khi Bộ luật hình sự mới được cơng bố theo Nghị quyết 41/2017/NQ - QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn trường hợp bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp nói trên, vấn đề án phí hình sự sơ thẩm sẽ xử lý như thế nào cũng chưa được quy định dẫn đến thực tiễn đã gây lúng túng cho công tác xét xử các vụ án vi phạm quy định luật giao thông đường bộ.

Thứ hai, tại Điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự bổ sung nội dung “có

sống hiện nay cho thấy có rất nhiều loại ma túy, các chất tương tự như ma túy được sử dung tràn lan trong xã hội như: Methammethamine, herroin, cần sa, cỏ Mỹ, bù đà ... . Trong khi đó, khi các vụ tai nạn giao thông xảy ra, đối với trường hợp người gây tai nạn giao thông, người bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu thì chưa có cơ sở y tế nào được giao nhiệm vụ tổ chức xét nghiệm ma túy của người được đưa vào cấp cứu, hiện chỉ làm được việc đo nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở. Trường hợp người gây tai nạn đến trình diện tại cơ quan cơng an có thẩm quyền thì việc tex nhanh có sử dụng ma túy hay khơng chưa được văn bản pháp luật hướng dẫn trong trường hợp đối với tai nạn giao thơng nếu khơng có quy định, hướng dẫn cụ thể việc này sẽ gây ra sự lúng túng trong quá trình tiến hành tố tụng, nhất là tình trạng thanh thiếu niên ngáo đá, điều khiển xe đua diễn ra phổ biến như hiện nay.

Thứ ba, Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định rất rõ về điều

kiện, trường hợp bị tịch thu giấy phép lái xe có thời hạn. Thế nhưng trong trường hợp người vi phạm pháp luật giao thơng đường bộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Điều 260 Bộ luật hình sự khơng đề cập đến. Khoản 5 của các điều luật quy định về “cấm đảm nhiệm chức vụ”, “cấm hành nghề”, “hoặc làm công việc nhất định”... . Do vậy, thực tiễn xét xử cho thấy mặc dù hậu quả vụ tai nạn xảy ra nghiêm trọng, người gây tai nạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cho hưởng án treo hoặc

được áp dụng hình phạt khơng phải tù có thời hạn thì đa số các bản án đều tuyên trả lại giấy phép lái xe cho bị cáo, nhất là các bị cáo lái xe moto mà khơng có quy định tước giấy phép lái xe. Quyêt định như vậy vơ hình chung xử lý trách nhiệm của người lái xe vi phạm pháp luật hình sự khơng nghiêm khi so sánh với người lái xe vi phạm pháp luật hành chính bị tước bằng lái có thời hạn.

Thứ tư, tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA- BQP-

BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định rất chi tiết các mức hậu quả để xác định trường hợp nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có sự tổng hợp giữa hậu quả tính mạng, sức khỏe con người với hậu quả về vật chất; và cũng có sự tổng hợp giữa hậu quả vừa liên quan đến tính mạng con người, vừa liên quan đến sức khỏe con người. Hướng dẫn này phần nào đã tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn áp dụng, đảm bảo các vụ việc với từng mức độ hậu quả gây ra khác nhau được xét xử cơng bằng hơn. Thế nhưng, Điều 260 Bộ luật hình sự mới đã không sử dụng hết các nội dung được hướng dẫn theo cách tính thiệt hại của Thơng tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, dần đến trên thực tiễn sẽ có nhiều trường họp chênh nhau về mức độ chịu trách nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng đến yếu tố cơng bằng khi xét xử.

Thứ năm, về trách nhiệm dân sự giải quyết bồi thường thiệt hại do tính mạng,

Khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm thì thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu, về nguyên tắc, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu các bên khơng thỏa thuận được thì đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 591 BLDS); đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 590 BLDS). Tuy nhiên, khoản tiên “bù đăp tôn thât vê tinh thân ” không phải là đại lượng đê xác định những thiệt hại về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của họ bị tổn thất. Bởi lẽ, những tổn thất về tinh thần không thể xác định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật chất; mức độ tổn thất về tinh thần nhiều hay ít khơng phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm và cũng khơng phụ thuộc vào hình thức lồi của người xâm phạm (cố ý hay vơ ý), mà nó hồn tồn phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, con người của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân. Mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm cũng là vấn đề khó xác định, chúng ta khơng thế đưa ra các tiêu chí chung, đối tượng bị thiệt hại hoặc loại bị thiệt hại cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác

định. Do đó, khi xác định mức độ tổn thất tinh thần, trên thực tế mồi Thẩm phán, mỗi Tòa án đánh giá một khác nên dẫn đến tùy nghi khi áp dụng mức bồi thường tổn thất tinh thần; có Tịa án quyết định mức bồi thường về tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm thấp hơn cả tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

về chi phí hợp lý cho việc mai táng: Việc xác định chi phí mai táng là một vấn đề khơng đơn giản vì ở mỗi địa phương, vùng miền trên đất nước đều có những phong tục, tập quán riêng. Đó được coi là một trong những nét đặc trưng riêng của từng địa phương và được Nhà nước tơn trọng. Vì vậy, việc xác định chi phí cho việc mai táng phải dựa trên những chi phí hợp lý và đảm bảo yếu tố phù hợp. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì chi phí họp lý cho việc mai táng được hiểu là những chi phí khơng thể thiếu trong một đám tang, thông thường bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chơn cất hoặc hỏa táng theo thông lệ chung ... không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí tế lễ, ăn uống, xây mộ, bốc mộ ...

Tuy nhiên, việc chi phí mai táng dựa vào kê khai thực tê các khoản chi mua và giá mua của thân nhân người bị hại cũng rất khác nhau và ở các địa phương khác nhau cũng khác nhau. Vì nó mang tính đặc trưng riêng cùa từng địa phương, từng dân tộc nên việc áp dụng ở các Tòa án cũng chưa có sự thống nhất, mồi Tịa lại hiểu,

tính theo một cách khác nhau; cùng là tổng các khoản chi cho việc mai táng nhưng có Tịa chấp nhận, có Tịa lại khơng chấp nhận, đặc biệt là các khoản chi cho đám tang như: cơm cúng, kèn trống, phục vụ, mua đất chôn cất, quan tài hỏa táng, loại quách sau hỏa táng, tiền và số lượng xe thuê đưa tang, thuê trọn gói dịch vụ tổ chức tang lễ...

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn BLHS năm 1999, tuy nhiên BLHS năm 2015 đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa có nghị quyết hướng dẫn mới để thay thế phù hợp.

Ngồi ra, đối với các vụ án hình sự, tình tiết "người bị hại cũng có lỗi" có ý

nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bồi thường dân sự. Điều 585 BLDS quy định: "Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại, thỉ không được bồi

thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra". Như vậy đối với các vụ án án mà bị hại cũng có lỗi cần phải xác định mức độ, tỷ lệ lỗi của bị hại để xác định mức bị cáo phải bồi thường tương ứng với tỷ lệ lồi. Nhưng trên thực tế việc xác định mức độ lỗi, tỷ lệ lỗi của Thẩm phán trong nhiều vụ án chưa thật chính xác, cịn tùy nghi trong việc vận dụng.

về xác định tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe: Nghị quyết số 03/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn giải quyết bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi

dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu ... theo chỉ định của bác sĩ; tiên viện phí; tiên mua thc bơ, tiêp đạm, tiên bôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; ... Các khoản chi phí này dựa trên cơ sở hóa đơn chứng từ họp lệ theo chỉ dẫn của bác sỳ hoặc yêu cầu của bệnh viện, cơ quan trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân. Cịn những trường hợp điều trị khơng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc để điều trị bệnh khác, nằm điều trị ở những phịng dịch vụ đắt tiền... thì chi phí này khơng được coi là “hợp lý”.

Thực tế, việc xác định tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, việc vận dụng của Thẩm phán trong mỗi vụ án còn tùy nghi khi cho người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe.

Từ những khó khăn vướng mắc nói trên tác giả đưa ra các đề xuất đế hoàn thiện quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Thứ nhất, Cần có hướng dẫn về điều kiện trong trường họp bị cáo bị xét xử

theo khoản 1, khoản 4 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự và vấn đề án phí hình sự sơ thẩm.

Thứ hai, Cần có hướng dẫn quy định về thẩm quyền, quy trình của cơ sở y tế

trong việc tổ chức xét nghiệm ma túy.

Thứ ba, Cần quy định lại điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 cho phù

họp với Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019.

Cụ thể sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 thành:

“Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nơng độ cồn, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác”.

Thứ tư, Cần có hướng dẫn cụ thể Điều 260 BLHS theo hướng quy định nạn

nhân bị chết được tính tỷ lệ tổn thương cơ thể là 100% để có thể cộng với tỷ lệ tổn thương cơ thể với các nạn nhân khác.

Thứ năm, bô sung thêm nội dung “Tước giây phép lái xe” vào quy định tại

Khoản 5 Điều 260 BLHS

Thứ sáu, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần sớm có hướng dẫn

mới và cụ thể về các vấn đề bồi thường thiệt hại để phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w