Phân biệt Tội giết người với một số tội phạm khác

Một phần của tài liệu Tội giết người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 45)

Sự phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác trong BLHS là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trên cả phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn ADPL.

Nếu khơng xem xét một cách tồn diện thì rất dễ dẫn đến sai lầm và như vậy trong quá trình giải quyết vụ án sẽ dẫn đến tình trạng khơng đúng người, khơng đúng tội, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, không đảm bảo nguyên tắc pháp chế ...

Tội phạm bao giờ cũng đầy đủ bốn yếu tố CTTP và chứa đựng tất cả các dấu hiệu đặc trưng nhất cho một loại tội phạm được quy định trong BLHS. Tuy nhiên trong một số tội phạm sẽ có sự tương đồng về các dấu hiệu pháp lý giữa các tội phạm đó mà cần phải có so sánh, phân biệt chúng rõ ràng để tránh sai lầm nghiêm trọng trong ADPL. Dưới đây là một số tội danh điển hình cần có sự phân biệt đối với tội giết người.

1.2.3.1. Phân biệt Tội giết người theo quy định tại Điều 123 với Tội giết con mới đẻ theo quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự

7 • • • • •

Thứ nhất, về bố cục cả hai tội này đều được quy định trong chương XIV của

BLHS năm 2015, thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

Thứ hai, về khách thể tội phạm: Tội giết người và tội giết con mới đẻ đều giống

nhau ở khách thể bị xâm phạm là tính mạng con người.

Thứ ba: về mặt chủ quan: cả hai tội đều thực hiện một cách cố ý.

Tuy nhiên, giữa hai tội này có những đặc điểm khác nhau cơ bản đó là:3 7

Thứ nhất, về nạn nhân: Nạn nhân của Tội giết người là bất kỳ người nào bị tước đoạt

quyền sống khơng phân biệt ... cịn Tội giết con mới đẻ mà đối tượng bị xâm hại là trẻ mới được sinh ra đồng thời chính là con mình. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì con mới đẻ là con mới sinh ra trong vịng bảy ngày trở lại.

Thứ hai, về chủ thể: Chủ thể của Tội giết người là bất kỳ người nào có năng lực

TNHS và đủ 14 tuổi trở lên. Chủ thể của Tội giết con mới đẻ là người có năng lực TNHS và từ 16 tuổi trở lên và chính là người mẹ đã sinh ra nạn nhân. Như vậy những trường hợp “đẻ thuê”, “đẻ hộ” cho người khác mà giết con mới đẻ thì cũng có thể phạm tội này nếu thỏa mãn các dấu hiệu CTTP.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp giết con khi vừa mới sinh ra bảy ngày tuổi đều phạm Tội giết con mới đẻ mà nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, chỉ được coi là chủ thế của tội phạm này khi người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói tốn, thần thánh hoặc do hồn cảnh khách quan đặc biệt như đứa trẻ sinh ra đứa con nhưng bị dị tật ẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém.

Thứ ba: về hành vi khách quan của tội này, điều luật quy định “Người mẹ nào do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ đó chết, thì bị phạt cải tạo giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm3

Như vậy, hành vi khách quan có thể được thực hiện bởi một trong hai hành vi là hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội. Đối với hành vi giết con mới đẻ đây là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hàng động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, cho uống thuốc độc...

Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ, đây là dạng hành vi không tội phạm hành động phạm tội. Hành vi này thường thể hiện ở dạng không thực hiện nghĩa vụ phải ni dưỡng con mình như thủ đoạn khơng cho con bú, trẻ ốm mà không cho uống thuốc, bỏ con nơi công cộng ... dẫn đến đứa trẻ chết.

Thứ tư, xét về mặt hậu quả: Hậu quả của hành vi giết con mới đẻ và hậu quả của

hành vi giết người là giống nhau. Đó là hậu quả chết người có thể xảy ra hay khơng người thực hiện hành vi đêu phải chịu TNHS vê hành vi của mình. Tuy nhiên, ở hành vi vứt bở con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ đó chết thì địi hỏi phải có hậu quả chết người xảy ra. Nếu đứa trẻ bị vứt bỏ không chết thi người mẹ không phải chịu TNHS về tội này.

1.2.3.2. Phân biệt Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự với

____ r 5 — 5 _ _

Tội gỉêt người trong trạng thái tinh thân bị kích động mạnh quy định tại Điêu 125 Bộ luật Hình sự

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Tội giết người có những đặc điểm giống nhau là: 3

Thứ nhất, về bố cục cả hai tội này đều được quy định tại chương XIV của BLHS

năm 2015, thuộc nhóm tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

Thứ hai, về khách thể đều xâm phạm đến quyền sống của con người.

Thứ ba, về mặt chủ quan lỗi ở đây đều là lỗi cố ý, bao gồm cả lỗi gián tiếp và lôi

trực tiếp.

Thứ tư, về chủ thể: Cả hai tội là chủ thể thường, tức là người có năng lực trách

nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

• • • • • •

Tuy nhiên, giữa hai tội này có những đặc diêm khác nhau đó là:

Thứ nhất: Ỏ Tội giết người thì ở trạng thái tinh thần của người phạm tội không

phải là dấu hiệu bắt buộc trong định tội danh. Ngược lại, đối với Tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì trạng thái tinh thần của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Người phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi thực hiện hành vi phạm tội.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TNDTC thì: “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội

khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vỉ phạm tội của mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái phấp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây

nên...” Khi xét trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay khơng chúng ta cũng cần phải

4 0

phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh” để phân biệt được điêu đó chúng ta phải xem xét một cách khách quan toàn diện các mặt như: Thời gian diễn ra ban ngày hay ban đêm, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến sâu xa dẫn đến tinh thần kích động; ngồi ra chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn

hóa, chính trị, cá tính mỗi bên, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần kích động mạnh của người phạm tội.

Thứ hai: Nạn nhân của Tội giết người bất kì người nào, nếu người bị hại hoặc

người khác là người có hành vi trái pháp luật thì chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 51 BLHS. Ngược lại, nạn nhân của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là người trực tiếp có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là hành vi cụ thể tức thì đẫn đến kích động mạnh về tinh thần, nhưng cũng có thể là do một chuỗi những hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho tinh thần người phạm tội bị dồn nén về mặt tâm lý. Nếu tách riêng sự kích động này thì khơng coi là kích động mạnh về tinh thần, nhưng nếu xét về cả quá trình phát triển của sự việc dẫn đến trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ không tự kiềm chế được bản thân dẫn đến người đó đã thực hiện hiện4

hành vi phạm tội thì lại được

• • • • 1 • • • • coi là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Thứ ba: về hậu quả của hành vi phạm tội: Hậu quả của hành vi giết người có thể

nạn nhân chết hoặc khơng chết thì người phạm tội đều phải chịu TNHS về hành vi của mình, khi đủ chứng cứ chứng minh được nạn nhân khơng chết là nằm ngồi ý muốn chủ quan của người phạm tội. Trong khi đó đối với Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hậu quả là nạn nhân phải chết, nếu hậu quả chết người khơng xảy ra thì người phạm tội khơng phải chịu TNHS về tội này mà phạm tội cô ý gây thương tích hoặc gây tơn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại Điều 135 BLHS.

Thứ tư: về mục đích thực hiện hành vi của người phạm tội: Tội giết người, mục

đích của người phạm tội là tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Cịn ở Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh người phạm tội bị hạn chế về mặt nhận thức do chính nạn nhân làm cho trạng thái của người phạm tội bị kích động mạnh, nên họ khơng nhận thức hết tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi phạm tội của mình. Do đó, mục đích phạm tội của người phạm Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thường khó xác định hơn. Hầu hết người phạm tội này khơng có mục đích tước đoạt tính mạnh của nạn nhân mà chỉ thực hiện hành vi trong trạng thái không thể lường trước hết hậu quả. Do đó, hậu quả thực tế đến đâu thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội tương ứng theo quy định của BLHS.4

Thứ năm: về độ tuổi chịu TNHS: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của

hành vi phạm tội và khả năng nhận thức hành vi của người phạm tội nhà làm luật quy định độ tuổi chịu TNHS của Tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Còn độ tuổi chịu TNHS của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người từ đủ 16 tổi trở lên.

1.2.3.3. Phân biệt Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự với Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đảng quy định tại Điều 126 BLHS

Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng và Tội giết người có những đặc điểm giống nhau cơ bản đó là:

Thứ nhất: về bố cục cả hai tội này đều được quy định tại chương XIV của BLHS

năm 2015, thuộc nhóm tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

Thứ hai: về khách thể, cả hai tội xâm phạm đến khách thể là quyền bất khả xâm

phạm đến tính mạng của người khác.

Thứ ba: về mặt chủ quan: Lỗi ở đây đều là lỗi cố ý.

Thứ tư: về chủ thể: Cả hai tội đều là chủ thể thường, tức là người có NLTNHS

và đạt độ tuồi luật định.

Hai tội này đêu có những đặc điêm khác biệt sau đây:

Thứ nhất: về nạn nhân, tức là đối tượng về xâm hại. Có thể nói đây là dấu hiệu

cơ bản, rõ ràng nhất để phân biệt tội giết người với Tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng; nạn nhân của Tội giết người có thể là bất kỳ người nào, hành vi4

trái pháp luật của nạn nhân chỉ ở mức độ nhỏ, không thế gây thiệt hại ở mức độ lớn cho các lợi ích xã hội và cơng dân. Do vậy đối với Tội giết người thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 51 BLHS. Trong khi đó đối với Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng thì nạn nhân là người có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tồ chức quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội và người khác. Hành vi của nạn nhân là hành vi trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội và hành vi nguy hiểm này đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho lợi ích cần bảo vệ.

Thứ hai: Người phạm tội chỉ được coi là tội phạm giết người khi do vượt q

giới hạn phịng vệ chính đáng khi hành vi xâm phạm của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc. Hành vi chống trả lại của người phạm tội là cần thiết để bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Còn những trường hợp giết người khi hành vi nguy hiểm của nạn nhân chưa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng có sự kéo dài về thời gian so với Tội giết người của người phạm tội thì khơng được xem là giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng.

Thứ ba: Xét về hậu quả hành vi phạm tội: Đối với Tội giết người do vượt quá

giới hạn phịng vệ chính đáng là chết người. Tức là người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội danh này khi đã có hậu quả chết người xảy ra trên thực tế. Còn đối với Tội giết người hậu quả chết người có thể xảy ra hoặc chưa xảy ra mà chỉ cần người phạm tội khi4

thực hiện hành vi phạm tội với ý thức chủ quan là tước đoạt tính mạng của người khác thì phải chịu TNHS về Tội giết người khơng phụ thuộc vào hậu quả người đó chết hay khơng.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật việc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định

tường hợp nào phịng vệ chính đáng, trường hợp nào vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là một vấn đề khó khăn, phức tạp, có thể dẫn đến sai lầm trong

ADPL. Khi xác định một người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng cần phải xem xét hành vi tước đoạt mạng sống của người phạm tội có cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân hay khơng, cần xem xét một cách tồn diện nội dung vụ án; khách thể cần bảo vệ, mức độ thiệt hại do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra ngay tức khắc, hành vi phịng vệ và tâm lý của người phạm tội,

hồn cảnh phạm tội cụ thể ... để có quyết định đúng đắn trong ADPL.

1.2.3.4. Phân biệt Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự với tội cố ỷ gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe người khác quy định tại khoản 3 Điều, 134 BLHS

Tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại khoản 3 Điều, 134 BLHS là hai tội danh có ranh giới để phân biệt rất mong manh. Vì vậy, trong thực tiễn ADPL đã có nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng điều luật khác nhau trong những trường họp cụ thể. Đe có cơ sở phân

4 5

biệt hai tội danh này Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều văn bản hướng dẫn để các cơ

Một phần của tài liệu Tội giết người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w