Kiếm sát viên và tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Thứ nhất, Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Thẩm phán
TAND:
Trong các hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử của Tịa án chiếm vị trí trung tâm, giữ vai trò quan trọng nhất. Hoạt động này chủ yếu được
tiến hành trên cơ sở tư duy của Thấm phán - "Là người có trách nhiệm
cầm cân cơng lý, làm tôn trọng nguyên tắc hợp pháp trong xã hội", là người "Phụng cơng thủ pháp, chí cơng vơ tư".
Hệ thơng Tịa án cân phải có một đội ngũ Thâm phán trong sạch và vững mạnh, đó là phải là đội ngũ cán bộ có năng lực nghề nghiệp vững vàng. Năng lực này được cấu thành bởi nhiều yếu tố như trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp, kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, ý thức pháp luật; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, văn hóa pháp đình (xét xử)... Đe thực hiện yêu cầu trên, theo tác giả vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là cần tăng cường về số lượng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ Thẩm phán theo hướng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức pháp luật của đội ngũ này, nhất là ở Tòa án cấp quận, huyện. Hệ thống Tòa án cần tổng điều tra, thống kê, nhận xét, đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ Thẩm phán của ngành mình, như: số lượng cán bộ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về các mặt chun mơn, nghiệp vụ, trình độ chính trị để nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán.
Cùng với việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và ý thức pháp luật của Thẩm phán, cần thiết phải tăng cường đạo đức nghề nghiệp và đề cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Thẩm phán phải tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, phải "Phụng cơng thủ pháp, chí cơng vơ tư".
Vì thế TAND tối cao cần phải có kế hoạch, chương trình thường xun bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng và ý thức chính trị có trình độ cao cho các Thấm phán. "Trình độ nghiệp vụ có thể trở thành hoạt động hình thức nhạt nhẽo nếu như trình độ đó khơng dựa trên tính tư tưởng sâu sắc, sự trung thành với lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, dựa vào tính Đảng triệt để, những hiểu biết về cuộc sống". Thẩm phán trong bất kỳ lúc nào cũng sẵn sàng để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải và công bằng; xét xử theo lương tâm và công lý.
Đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, cán bộ Tịa án về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ xét xử và các kiến thức bố trợ khác như kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học.. Hàng năm ngoài việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời để đảm bảo và nâng
cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn cần phải mở thường xuyên hơn nữa các lóp tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ Thấm phán, HTND. Đối với TAND các cấp tỉnh Đắk Lắk, hàng năm đều tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, mở các lóp tập huấn nghiệp vụ, tổ chức cho cán bộ công chức tham gia các buổi tập huấn trực tuyến do TAND tối cao tổ chức. Vì vậy, nhìn chung chất lượng xét xử các vụ án hình sự, trong đó có chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về QĐHP tù có thời hạn được nâng cao.
T/nc hai, Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ HTND:
Đe kịp thời nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ phục vụ hoạt động xét xử cho Hội thẩm, TAND tỉnh Đắk Lắk thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn theo chuyên đề và triến khai các văn bản pháp luật đến toàn thể HTND.
Qua công tác tập huấn, nhận thức pháp luật, năng lực và kinh nghiệm xét xử của HTND được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử. Tài liệu nghiệp vụ và các văn bản pháp luật được cấp phát đầy đủ để HTND nghiên cứu phục vụ công tác xét xử, triển khai xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của HTND. Quá trình tổng kết hoạt động xét xử hàng năm, hầu hết các bản án, quyết định của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk được ban hành đúng pháp luật, hoàn toàn khách quan, dân chủ, thấu tình đạt lý, bản án tuyên có tính thuyết phục cao. Những thành tựu trong q trình xét xử của cơ quan Tịa án với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của HTND đã khẳng định vị trí, vai trị và uy tín của Tồ án.
Đối với các Hội thẩm, cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn bản chất yêu cầu có sự tham gia của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa
án để xác định đúng đắn phạm vi tham gia xét xử của mình theo hướng Hội thẩm thực sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Thu ba, Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Kiểm sát viên.
Đối với mỗi Kiểm sát viên cần không ngừng nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao trình độ, nhận thức pháp luật, đặc biệt là khơng ngừng tích lũy các kinh nghiệm từ thực tiễn tham gia công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa và các phiên tòa rút kinh nghiệm, chỉ ra những vướng mắc, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa quan điểm đề nghị của Viện kiểm sát và QĐHP tù của Tịa án, từ đó có sự chủ động, dự kiến trước tình hình ở những phiên tịa tiếp theo để có những căn cứ, lập luận đúng đắn về đề nghị QĐHP tù có thời hạn.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật hình sự:
Cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp luật và có vai trị hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thời gian qua cơng tác tun truyền, pho biến pháp luật hình sự bước đầu đạt kết quả tốt. TAND tối cao đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn, công văn, văn bản giải đáp để áp dụng thống nhất pháp luật. Phát huy tối đã việc vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án như: Hội nghị trực tuyên, Thư điện tử, Cơng thơng tin điện tử,
Chương trình Tịa tun án... góp phần cơng khai và nhanh chóng phổ biến hoạt động của Tòa án các cấp tới xã hội. Đồng thời việc TAND các cấp thực hiện việc xét xử lưu động một số vụ án hình sự tại địa phương cũng góp phần răn đe các đối tượng phạm tội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân. Từ đó để các tầng lớp nhân dân trong xã hội đều biết đến pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật hình sự, góp phần vào sự bình an của xã hội.
KÉT LUẬN
QĐHP là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.
QĐHP tù có thời hạn là một trong những hoạt động thực tiễn quan trọng của Tòa án do HĐXX thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự. Khi QĐHP tù có thời hạn, Tịa án căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để có mức hình phạt phù hợp đối với người phạm tội.
Qua nghiên cứu về chế định về QĐHP tù có thời hạn trong luật hình sự Việt Nam, trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng phục vụ việc sửa đổi, bổ sung hồn thiện Bộ luật hình sự, cơng tác nghiên cứu khoa học, qua đó nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong việc QĐHP nói chung và QĐHP tù có thời hạn nói riêng đối với người phạm tội, phù họp với điều kiện và
tình hình đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về QĐHP tù có thời hạn có những tồn tại và thiếu sót. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến thực tiễn áp dụng pháp luật và hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã đề cập tương đối cơ bản một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QĐHP nói chung, QĐHP tù có thời hạn nói riêng; Những yêu cầu cần đạt được khi QĐHP tù có thời hạn; Quy định của pháp luật hình sự và những căn cứ QĐHP tù có thời hạn; QĐHP tù có thời hạn trong một số trường họp đặc biệt; Thực tiễn áp dụng pháp luật về QĐHP tù có thời hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, để các quy định của pháp luật được áp dụng một cách chính xác nhất, hiệu quả nhất, đảm bảo vừa xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm.