1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên
1.2.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đến nay
Trên cơ sở các văn kiện của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về vấn đề tranh tụng, Bộ luật TTHS năm 2015 khẳng định: “tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm cùa mơ hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong
3 6
xét xử” [31, tr.4]. Theo đó, Bộ luật TTHS năm 2015 tiếp tục quy định các nguyên tắc cơ bản trong TTHS như các Bộ luật trước, tuy nhiên, đã bổ sung thêm 5 nguyên tắc mới, đó là: suy đốn vơ tội (Điều 13), khơng ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14), tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 19), tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26), kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (Điều 33). Đặc biệt lần đầu tiên nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 (Điều 26) đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận cũng như phương thức giải quyêt vụ án hình sự ở nước ta [4, tr.287]. Cụ thê Điều 26 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định:
Điều 26: Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tịa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan3
hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tịa án.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản,
điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt,
mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh
luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS năm
2015, là định hướng cho việc xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật TTHS [4, tr.287]. Nội dung của nguyên tăc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được
phân tích với các nội hàm sau:
ỉ.2.2.1. Quy định về sự bình đẳng giữa các bên tham gia tranh tụng
Trong quá trình giải quyết vụ án, các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng bình đắng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa3
ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong quá trình khởi to, điều tra, truy to, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác cỏ thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tổ tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giả chứng cứ, đưa ra yêu cầu đê làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Bản chất của tranh tụng là sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội
dựa trên những tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án, làm cơ sở cho việc ra phán quyết cuối cùng của Tịa án. Do đó, khi thực hiện tranh tụng tại phiên tịa xét xử, một bên có quyền biết về lập luận, các chứng cứ của phía bên kia đồng thời đưa ra những chứng cứ, lập luận của mình để phản bác lại.
Trước đây, trong Bộ luật TTHS năm 2003 thì việc bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội chỉ được thể hiện tại giai đoạn xét xử, theo đó:
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền •3 • • •••
1 J
đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Như vậy, so với Bộ luật TTHS năm 2003 thì tính tiến bộ của nguyên tắc tranh
tụng trong Bộ luật TTHS năm 2015 đã được quy định rất cụ thể. Các chủ thê bên gỡ tội hồn tồn bình đăng với người có thâm qun tiên hành tơ tụng đại diện
cho bên buộc tội.
Tính bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội thể hiện trong việc họ có quyền ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ và đưa ra yêu cầu đối với phía bên kia. Tòa án là chủ thế thực hiện chức năng xét xử giữ vai trò trọng tài bảo đảm cho tranh tụng được bình đẳng. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, bên bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh mình vơ tội. Quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ hay đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án của bên buộc tội và bên gỡ tội được thực hiện xuyên suốt từ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố cho đến giai đoạn xét xử chứ không chỉ trong giai đoạn xét xử.
Tính bĩnh đẳng trong việc đưa ra chứng cứ
Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật TTHS năm 2015 thì:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do
4 0
Bộ luật TTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Neu như pháp luật quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là chủ thể buộc tội khi tiến hành các hoạt động có quyền tự thu thập, quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đồ vật, dữ liệu điện tử ... thì người bị buộc tội, người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ để phục vụ cho việc tham gia tố tụng của mình. Một trong các điều kiện quan trọng để bảo đảm nguyên tấc tranh tụng được thực hiện trong xét xử là bên buộc tội và bên gỡ tội phải thật sự bình đẳng với nhau, Tịa án phải đóng vai trị là trọng tài, thực sự trung lập, độc lập và khách quan đảm bảo cho hai bên cơng bằng, có các điều kiện như nhau khi thực hiện chức năng của mình mà trong đó quan trọng là bình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu với mục đích làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi pháp luật TTHS phải bảo đảm cho các bên tranh tụng có đầy đủ các phương tiện cần thiết để thực hiện được chức năng của mình, phương tiện của hai bên phải tương xứng với nhau và phù hợp với mục đích thực hiện các chức năng của mình. Từ đó mới tạo ra cơ hội ngang bằng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu càu giữa các bên tranh tụng trước HĐXX.4
Để tranh tụng có hiệu quả, các chủ thể tố tụng phải được bình đẳng với nhau trong việc tìm kiếm, thu thập các tài liệu, đồ vật, chứng cứ liên quan đến vụ án cũng như cung cấp các tài liệu, đồ vật đó cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa vào hồ sơ vụ án để Tòa án khi xét xử có cơ sở để xét xử vụ án khách quan, cơng bằng, đúng pháp luật.
Tỉnh bình đắng trong việc đảnh giá chứng cứ
Xuất phát từ việc coi chứng cứ là căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án, do vậy việc đánh giá chứng cứ rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào trình độ, nhận thức chủ quan của mỗi cá nhân người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay người tham gia tố tụng. Quá trình đánh giá chứng cứ không chỉ các chủ thể bên buộc tội mà cả chủ thể bên gỡ tội đều phải có tinh thần đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án. Việc đánh giá chứng cứ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội cũng phải bình đẳng.
Theo Bộ luật TTHS năm 2015 thì trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, những người tham gia tố tụng gồm người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền đánh giá chứng cứ thơng qua việc trình bày ý kiến của mình về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật4
liên quan có trong hồ sơ vụ án. Người bào chữa có quyền đánh giá chứng cứ, kiêm tra chứng cứ và trình bày ý kiên của mình vê chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Bên buộc tội có trách nhiệm bảo đảm cho người bào chữa thực hiện các quyền của họ.
Tỉnh bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu làm rõ sự thật khách quan của vụ án
Sự thật khách quan của vụ án là vấn đề trọng tâm cần hướng tới trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về co quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, do vậy họ có quyền đưa ra các yêu cầu đối với người bị buộc tội nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bị buộc tội, người bào chữa có quyền đưa ra những yêu cầu, đề nghị có liên quan trong vụ án đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đặc biệt, quy định người bào chữa có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đưa ra các yêu cầu liên quan đến việc được xem biên bản về hoạt động tố tụng, các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bảo vệ, quyền đưa ra yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; quyền đưa ra yêu cầu, đề4
nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyền đưa ra yêu cầu triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác; quyền đưa ra yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Trong từng giai đoạn tố tụng, khi người bị buộc tội, người bào chữa đưa ra những yêu càu cụ thể để làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khơng được cản trở mà phải tôn trọng và tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó một cách tốt nhất có thể. Đó là thể hiện sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong tố tụng hình sự.
Tóm lại, trước đây, qun bình đăng trong việc đưa chứng cứ, đưa yêu cầu của các bên liên quan trong vụ án chỉ được thực hiện vào thời điểm tại phiên toà. Theo quy định hiện nay, quyền này được mở rộng cả về phạm vi quyền, thời gian cũng như về chủ thể được hưởng quyền. Không chỉ là quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu mà pháp luật cịn quy định các chủ thể được bình đẳng trong việc đánh giá chứng cứ; khơng chỉ giới hạn thời điểm thực hiện quyền chỉ tại phiên tồ mà quyền bình đẳng trong việc đưa chứng cứ, yêu cầu, đánh giá chứng cứ được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án; các chủ thể tranh tụng bao gồm điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tổ tụng khác. Nguyên tắc này là cụ4
thể hố ngun tắc bình đẳng trước pháp luật trong TTHS. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Họ phải được bình đắng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Dựa vào chứng cứ của các bên đưa ra, Toà án mới có thể giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vơ tội.
Do đó, có thể thấy tranh tụng không chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xừ nơi mà có sự hiện diện đầy đủ của ba bên buộc tội, gỡ tội và xét xử, mà còn xuất hiện từ giai đoạn khởi tố vì để tiến hành được việc tranh tụng và tranh tụng có hiệu quả, các bên cần phải có thời gian và điều kiện cần thiết đế thu thập các chứng cứ, tài liệu và các tình tiết của vụ án trước khi bước vào cuộc tranh tụng tại phiên tịa. Mặc dù Bộ luật TTHS năm 2015 khơng nêu rõ ai là chủ thể của bên buộc tội, chủ thể của bên gỡ tội nhưng những nội dung của điều luật thể hiện rõ bên buộc tội, bên bị buộc tội và bên xét xử trong TTHS.
Theo đó, bên buộc tội được hiểu sẽ bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, những người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đó là cán bộ điều tra trong cơ quan điêu tra và các cơ quan khác có thâm quyên tiên hành điêu tra; KSV thuộc VKS; khơng bao gồm thư ký Tịa án và kiểm tra viên. Ngồi ra, bên buộc tội cịn có thể ke đến người bị hại, nguyên đơn dân sự, người làm chứng khi có lời khai4
có tính chất buộc tội, người bào vệ quyền lợi cho đương sự. Bên gỡ tội gồm: người bị cáo buộc phạm tội (người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo); người bào chữa, bị đơn dân sự; người làm chứng khi có lời khai có tính chất gỡ tội [4, tr.291]. Bên buộc tội và bên gỡ tội sẽ tranh tụng với nhau tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Để tạo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong hoạt động tranh tụng thì Điều 26 Bộ luật TTHS quy định bên buộc tội và bên gỡ tội đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. “Đây là đặc điểm nổi trội của mơ hình TTHS tranh tụng so với các mơ hình TTHS khác; là biểu hiện của việc phát huy tối đa tinh thần dân chủ trong hoạt động tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng khơng bao giờ đứng trên và có ưu thế trội hơn bên gỡ tội, mà giữa họ có một vị thế
ngang bằng nhau, Nhà nước và cơng dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong hoạt động tố tụng” [4, tr.294]. Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệu quả trên thực tế, bên cạnh việc Bộ luật TTHS vẫn quy định quyền thu thập, đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan