Kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 109 - 113)

2.2. Các kiến nghị nhằm thực thi nguyên tắc tranh tụng trong xét

2.2.1. Kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan

Yếu tố pháp lý có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành một thủ tục tố tụng tranh tụng tại Tịa án, nhưng chính những rào cản về pháp lý đã làm cho các chủ thể tiến hành tố tụng trở nên lúng túng khi thực hiện các hoạt động tranh tụng. Việc đổi mới tư duy lập pháp dựa trên những định hướng cải cách tư pháp theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013 là thực sự cần thiết. Theo đó, cần phải sửa đổi các quy định của Bộ luật TTHS và các quy định pháp luật có liên quan cho phù hợp với một quy trình tranh tụng. Cụ thể, cần phải thể hiện được các nội dung sau:

Thứ nhất, phải quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản trong các thù tục

tố tụng, quy định rõ việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, trong đó tranh tụng là hoạt động bắt buộc trong toàn bộ hoạt động xét xử vụ án hình sự kể từ khi Tịa án nhận được hồ sơ vụ án của VKS

• • • • • • kèm theo quyết định truy tố, cáo trạng và kết thúc khi có bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Quy định nguyên tắc cơ bản là tranh tụng không đồng nghĩa với việc chúng ta khẳng định chuyển đổi 100% các thủ tục tố tụng sang tố tụng tranh tụng, mà ở đây là có sự kết hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố10

tụng thẩm vấn. Trong đó, tố tụng tranh tụng là yếu tố chủ đạo để giải quyết vụ án, cịn phần thẩm vấn của Tịa án chỉ có tác dụng thẩm định, khẳng định những yếu tố tranh tụng là khách quan, hợp pháp để có những phán quyết đúng với quy định pháp luật.

Thứ hai, cần thiết phải quy định, Tịa án khơng được tham gia vào hoạt

động thu thập chứng cứ của các bên. Điều này đồng nghĩa với việc ghi nhận Tòa án là một người trọng tài thực sự khi tham gia giải quyết các vụ án, Tòa án chỉ đưa ra các phán quyêt dựa trên kêt quả thu thập, cung câp, đánh giá chứng cứ, chứng minh và đưa ra các lý lẽ tại phiên tòa của các bên trong một vụ án. Quy định phải được nghiên cứu tỉ mỉ để đảm bảo Tịa án khơng tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ của các bên và Tịa án khơng có nghĩa vụ chứng minh bị cáo có tội hay khơng có tội, mà trong trường hợp thực sự cần thiết thì Tịa án sẽ hỗ trợ các bên thực hiện các hoạt động thu thập chứng cứ, chứng minh cho lý lẽ của mình là đúng, đặc biệt là bên yếu thế trong vụ án. Đồng thời, cần phải quy định rõ vai trò trọng tài và điều khiến tranh tụng của Tịa án; Tịa án thơng qua việc tranh tụng giữa VKS và bên bị buộc tội, người bào chữa tại phiên tòa và thực hiện vai trò của trọng tài trong phiên tịa để ra phán quyết khách quan, cơng bằng. Do đó, trong thủ tục xét hỏi nên quy định HĐXX chỉ hỏi câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, cịn câu hỏi có tính chất buộc tội, gỡ tội thì thuộc trách nhiệm10

của KSV, người bào chữa.

Thứ ba, cần loại bỏ những trách nhiệm, nghĩa vụ tố tụng không thuộc

chức năng xét xử của Tòa án để bảo đảm chất lượng tranh tụng trong xét xử. Đó là:

- Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố vụ án và xử lý vụ án hình sự (Điều 18 Bộ luật TTHS năm 2015). Nguyên tấc này quy định trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự thuộc về CQĐT, VKS, Tịa án. Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp thì phải “xức định rõ chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền và hồn thiện tơ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp”; và tranh tụng tại phiên tòa phải được coi là khâu đột phá. Với định hướng

này cần cân nhắc có nên giao trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự cho Tịa án hay khơng. Nếu phải thực thi trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự liệu có ảnh hưởng đến chức năng xét xử của Tịa án và có lấn sân sang chức năng cơng tố khơng. Vì vậy, thiết nghĩ khơng nên quy định thấm quyền khởi tố vụ án cho Tòa án, trong trường hợp phát hiện tội phạm mới khi xét xử tại phiên tịa, Tịa án có thể kiến nghị VKS ra quyết định khởi tố.

- Nguyên tăc “xác định sự thật của vụ án” (Điêu 15 Bộ luật TTHS năm 2015). Nguyên tắc này quy định “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải10

chứng minh là mình vơ tội”. Theo quy định này thì trách nhiệm chứng minh tội

phạm thuộc về CQĐT, VKS, Tòa án. Tuy nhiên, với định hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng như Nghị quyết số 49 Bộ Chính trị đã nêu thì nên bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án do trách nhiệm này thuộc chức năng của CQĐT và VKS. Mặt khác, việc phải chứng minh tội phạm sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của Tịa án khi ra bản án và phán quyết của mình. Vì vậy, nguyên tắc này cũng nên sửa đổi theo hướng Tịa án khơng có trách nhiệm chứng minh tội phạm.

Thứ tư, cần quy định VKS chỉ thực hiện một chức năng duy nhất là chức

năng công tố. Tại phiên tịa sơ thấm, VKS chỉ có nhiệm vụ thực hành quyền công tố đế bảo vệ cáo trạng của mình. Điều này phù hợp với nguyên tắc tranh tụng, phân định rõ chức năng của các chủ thể và đảm bảo sự bình đắng giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội về địa vị pháp lý. Việc bỏ chức năng kiểm sát xét xử tại phiên tòa của VKS sẽ góp phần giúp HĐXX độc lập, khách quan hơn khi xét xử.

Thứ năm, luật sư, người bào chữa là những người thể hiện cao nhất vai trò

của tranh tụng. Trong Bộ luật TTHS và các văn bản pháp luật hiện hành chưa xác định rõ tư cách tố tụng của luật sư bào chữa trong tranh tụng và nghĩa vụ pháp lý của luật sư trước bị can, bị cáo; các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, năng lực và sức khỏe đối với những người hành nghề luật sư cũng chưa được quy định10

chặt chẽ. Điều đó làm hạn chế đến khả năng thực hiện chức năng và nghĩa vụ của luật sư trong quá trình tranh tụng, cần thiết phải quy định rõ luật sư, bị cáo là một bên tranh tụng bình đẳng trong suốt quá trình xét xử. Đồng thời, việc quy định luật sư được tiếp cận vụ án một cách sớm nhất để kịp thời phản biện đối với những hành vi, quyết định của cơ quan tiên hành tô tụng, người tiên hành tô tụng là cân thiêt. Đông thời, cũng nên quy định quy trình thu thập và cơng nhận chứng cứ của luật sư, người bào chữa đe đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ, khách quan, cần nghiên cứu sửa đổi quy định của Luật luật sư để luật sư nâng cao vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tham gia các phiên tịa hình sự, đặc biệt là các trường hợp luật sư tham gia với vai trò là luật sư chỉ định, trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w