- Đất Feralit xói mịn trơ sỏi đá.
Nhóm đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 36.237 ha chiếm 5,98% diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh.
Phân bố: Tại các khu vực có độ dốc từ 00 đến 30, tập trung tại 5 huyện ven biển: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Đất cát ven biển thường có những đặc điểm, tính chất chủ yếu như mất nhiệt nhiều, cường độ bốc hơi mạnh nhất là vào những tháng khơ, có gió Tây Nam hoạt động mạnh. Lượng nước ngầm phong phú và ở gần bề mặt cao từ 50 - 180 cm, dao động phụ thuộc vào lượng mưa, càng xa biển thì mực nước ngầm càng sâu hơn.
Thành phần cơ giới: Cát mịn là thành phần chiếm ưu thế nhất (71 - 94%). limon và sét chiếm dưới 30% phân lớp rõ có nơi còn lẫn vỏ sò, hến…
Đối với đất cồn cát thường thô và nghèo dinh dưỡng hơn so với các loại đất cát khác, tỷ lệ cát thô từ 33 - 34 %, sét vật lý từ 4 - 5 %. Sự thay đổi các cấp hạt trong đất cát phụ thuộc vào vị trí của chúng so với biển.
Tỷ trọng của đất cát là 2,6 - 2,7; Độ xốp khoảng 35 - 40 %.
Đất cát biển ở tỉnh Hà Tĩnh là nhóm đất chiếm diện tích khá lớn có giá trị phát triển đối với các cây nông nghiệp ngắn ngày, hoa màu, cây ăn quả, đặc biệt là rau, củ, quả.
3.1.1.5. Thảm thực vật ven biển
Chủ yếu là phi lao, rừng ngập mặn (nhưng chưa nhiều). Gần đây nhờ hỗ trợ vốn của nhà nước thơng qua các chương trình PAM, 327, 773, các cán bộ và nhân dân vùng ven biển cũng đã nhận thức được vai trị, cơng tác trồng rừng đã được chú trọng, một số đất trống bãi hoang chưa được khai thác sử dụng. Vùng ven biển Hà Tĩnh có tiềm năng tương đối lớn để phát triển rừng ngập mặn: chủ yếu ở các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh với diện tích khoảng 691.90 ha (2015).
* Đa dạng sinh học biển
Đa dạng sinh học biển của Hà Tĩnh rất phong phú bao gồm: các loài rong tảo, cỏ biển, thực vật phù du, sinh vật đáy, cá tơm, mực, rắn biển, ngao sị, ốc hến, các động vật phù du khác...
* Tiềm năng hải sản
Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển Hà Tĩnh cũng rất lớn, với diện tích đất ni trồng thuỷ sản 1.135,4 ha, chiếm 2,6% tổng diện tích đất vùng ven biển chưa kể diện tích ao hồ, ruộng trũng, sơng cụt có thể ni trồng thuỷ sản nước ngọt. Số diện tích có khả năng đưa vào ni trồng thuỷ sản là 24.781 ha, gồm: Diện tích nước ngọt 17.520 ha, diện tích ni mặn lợ 7.261 ha. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho nghề NTTS phát triển.
3.1.2. Đặc điểm KT - XH vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
3.1.2.1. Dân số, lao động
Dân số trong độ tuổi lao động là 110 nghìn người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 97,1 ngàn người, trong đó: Nơng - Lâm nghiệp chiếm 52; Công nghiệp - Xây dựng 15%, 33% làm việc trong khu vực dịch vụ.
Ven biển Hà Tĩnh có mật độ dân số cao. Là tiềm năng lao động lớn để phát triển KT - XH. Hiện tại tốc độ tăng trưởng của vùng biển và đới bờ khá cao đã gây sức ép mạnh mẽ đối với môi trường.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Các cảng biển như cảng Xuân Hải, Cảng Vũng Áng, đặc biệt là hệ thống cảng nước sâu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương đã xây dựng hoàn thành cho phép tàu 50 vạn tấn cập cảng, là cảng biển sâu nhất khu vực Bắc Trung bộ, kết nối với các tuyến đường bộ, phát huy thế mạnh, là cửa ngõ thuận lợi cho các tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam, Lào và các tỉnh vùng Đông bắc Thái Lan đi các hải cảng quốc tế trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống 4 cửa sơng chính từ Bắc vào Nam: cửa Hội (Nghi Xuân), Cửa Sót (Thạch Hà, Lộc Hà), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), cửa Khẩu (Kỳ Anh) ở vùng ven biển là nơi hội tụ hệ sinh thái phù hợp cho phát triển nghề NTTS đa dạng với nhiều hình thức và đối tượng ni.
Vùng ven biển có các đường trục chính như tỉnh lộ 1, 11, 26, 27, đường 19/5, 22/12, Mỏ sắt Thạch Khê - Vũng Áng …đều được kiên cố rất thuận lợi cho quá trình đi lại, kết nối vùng sản xuất, tiêu thụ. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nơng nghiệp cịn thiếu, đa số là đường đất, khẩu độ nhỏ các phương tiện sản xuất cơ giới khó đi lại hoạt động. 100% số xã vùng ven biển đã được sử dụng điện lưới quốc gia, thông qua đường điện cao thế 10 KV và 35 KV kéo về tận xã; tồn vùng có 130 trạm hạ thế, bình qn mỗi xã có 3 - 4 trạm.
3.1.2.3. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Ở Hà Tĩnh, các quá trình và một số dạng tai biến điển hình đã và đang xảy ra gồm: trượt lở, lũ ống, lũ qt, lũ lụt, xói lở bờ sơng và biển, rửa trơi xói mịn bề mặt và tích tụ lầy hố,... [43, 44].