Xói lở bờ biển, bờ sông: hiện tượng sạt lở đã và đang là mối đe doạ đối với đất

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm PHÂN bố và BIẾN đổi của GIÓ và NHIỆT độ bề mặt nước BIỂN TRÊN KHU vực nước TRỒI VÙNG BIỂN NAM TRUNG bộ TRONG năm EL NINO (Trang 33 - 36)

sản xuất, hệ thống giao thông và nơi sinh sống của người dân.

Hệ thống đê biển của tỉnh thường xuyên bị sạt lở, đặc biệt là do tác động của sóng, bão. Điển hình là vụ sạt 100m đê Hội Thống (Nghi Xuân) và 80 m đê ở Cẩm Trung (Cẩm Xuyên) do ảnh hưởng bão số 6 (tháng 9/2006).

Hệ thống bờ sông ở Hà Tĩnh cũng bị sạt lở nghiêm trọng ở một số địa điểm. Đặc biệt là sạt lở dọc sơng Ngàn Phố có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, ảnh hưởng tới 14 xã, thị trấn với hàng ngàn hộ dân sống ven sông. - Bồi tụ, lấp luồng lạc hảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của giao thông đường thuỷ và hệ thống thuỷ lợi. Hàng năm Hà Tĩnh phải chi một khoản kinh phí và nhân lực khơng nhỏ để duy trì hoạt động của hệ thống.

b) Biến đổi khí hậu

Một số nghiên cứu gần đây [6, 41] cho thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Hà Tĩnh ngày càng rõ nét.

-Biến đổi khí hậu thể hiện ở sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa

Nhiệt độ trung bình tăng theo các thập kỷ từ 0,1 - 0,2oC, nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 - 2010 so với 10-30 năm trước tăng từ 0,3 - 0,6oC, riêng vùng Hương Khê tăng từ0,7 - 1,4oC. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thường như: rét đậm, rét hại kéo dài (ví dụ đợt rét hại kéo dài vào cuối mùa đông 2008 với nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 40 năm); nắng nóng gay gắt (ví dụ nhiệt độ trên 40oC trong suốt 10 ngày liền trong tháng

7/2010) gây nên sự cạn kiệt nước ở các con sông. Tháng 6/2010, mực nước sông La tại Linh Cảm tụt xuống -143 cm, thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước tới nay [41].

Lượng mưa có xu hướng giảm rõ rệt, mùa mưa xuất hiện muộn và kết thúc sớm hơn, lũ tiểu mãn ít xảy ra và ở mức nhỏ hơn trước. Mưa có sự biến động lớn cả về không gian, thời gian và cường độ.Thời gian mưa không nhiều nhưng cường độ mưa lớn, gây lũ, lũ quét với mực nước lên cao và cường suất lũ lớn.

Biến đổi khí hậu thể hiện ở sự thay đổi tần suất, quy luật bão, lũ lụt.

Mùa mưa bão ở Hà Tĩnh thường từ tháng IX đến tháng XI. Các cơn bão đổ bộ vào Hà Tĩnh là các cơn bão số 7, 8, 9. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quy luật đó có xu hướng thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xảy ra bão mở rộng từ tháng VIII đến tháng XII, khơng chỉ có bão số 7, 8, 9 mà ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ bộ vào Hà Tĩnh [41].

Bên cạnh đó, tần suất và quy luật lũ lụt cũng thay đổi. Thông thường, lũ xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X nhưng gần đây, lũ có thể xuất hiện từ tháng IV đến tháng XII, điển hình trận lũ lịch sử tháng IX - X/2010. Lũ chồng lên lũ với tần suất, cường độ khủng khiếp nhất trong hàng chục năm qua. Nước từ thượng nguồn đổ về đã làm ngập lụt 12/12 huyện, thị xã, thành phố của Hà Tĩnh, cuốn trôi hàng ngàn ngôi nhà, làm chết hàng chục người và hàng ngàn con gia súc, gia cầm [43, 44].

Không chỉ có thế, các cơn lũ cịn xảy ra với dòng chảy mạnh, tốc độ nhanh và đỉnh lũ cao hơn khiến người dân khơng kịp ứng phó, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những thập niên trước, như sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên dưới 20 ngày,... [44].

Ở một số khu vực ven biển, nước biển đã lấn sâu vào các con sông hơn 10km và hiện tượng nước biển dâng cũng cao hơn từ10 - 20 cm so với hơn 10 năm trước. Hậu quả là quá trình xâm nhập mặn ngày càng mở rộng. Có đến 100% giếng khơi mới đào trong 2 năm gần đây ở Hộ Độ (Lộc Hà) đã bị nhiễm mặn không sử dụng được. Tại cống Trung Lương (Hồng Lĩnh), độ mặn đo đươc vào tháng 6/2010 ở mức 4,5 - 5,5‰, có khi lên mức 7-8‰, do đó vụ hè thu khơng có nước ngọt để tưới dẫn đến sụt giảm năng suất hoặc mất trắng [43, 44]. Tình trạng biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động nông nghiệp. Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh ở cây trồng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; làm suy giảm số lượng một số loài thực vật và động vật,...

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá

Thu thập số liệu có liên quan về kinh tế xã hội của các cơ quan địa phương từ cấp huyện đến cấp xã, thôn như: Thống kê, kế hoạch, quản lý ruộng đất, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi, du lịch, y tế, giáo dục,... tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp, tiến hành tổng hợp, xử lý và đánh giá các thông tin, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan.

Các số liệu phỏng vấn chính quyền địa phương, người dân sau đó kiểm tra, phân tích so sánh, đối chiếu và kết hợp với các nguồn thông tin thứ cấp nhằm đánh giá một cách thực tế về hiện trạng kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan quản lý cấp trung ương về cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động quản lý ở địa phương. nhu cầu và nguyện vọng của ngư dân và các vấn đề liên quan đến nguồn lợi thuỷ sản trong các vùng RNM nghiên cứu.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm PHÂN bố và BIẾN đổi của GIÓ và NHIỆT độ bề mặt nước BIỂN TRÊN KHU vực nước TRỒI VÙNG BIỂN NAM TRUNG bộ TRONG năm EL NINO (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)