Nguyên nhân 6 2-

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện công tác quản trị chất lượng công trình tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 61)

Sở dĩ Cơng ty vẫn cịn những tồn tại trên là do những nguyên nhân sau:

- Về nguyên vật liệu: Những vật tư mua vào đều là phần cấu thành sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Thi cơng tại nhiều địa điểm khác nhau nên có thể phải dùng một số nguyên vật liệu tại địa phương, cùng một loại vật tư nhưng do các cơ sở sản xuất khác nhau, tính chất cơ lý, độ bền, giá cả khác nhau. Sự chen vai thích cánh của nền kinh tế thị trường tạo nên khơng ít kiểu cạnh tranh thiếu lành mạnh như hàng giả, hành kém chất lượng, đặc điểm của loại hàng này là thiếu trọng lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ mỹ thuật làm giảm giá trị sử dụng. Chất lượng không bảo đảm chủ yếu do việc kiểm tra kiểm nghiệm chưa được chặt chẽ ngay từ đầu như:

+ Chưa có các chứng chỉ thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý của cát, đá, xi măng… đã đổ bê tơng theo liều lượng cũ nên khi có kết quả thí nghiệm mẫu bê tơng khơng đạt cường độ do lấy trái nguồn.

+ Chưa có thí nghiệm kéo thép mà chỉ dựa vào chứng chỉ của nhà cung cấp đã lắp vào cơng trình phải dỡ ra xử lý khi phát hiện là không đúng chủng loại về cường độ, chi phí tăng lên, tiến độ chậm.

+ Gỗ cốp pha chưa được kiểm tra kỹ xem có bị mục, có bị khuyết tật không đã lắp ghép nên xảy ra cốp pha bị biến dạng, thậm chí dầm gẫy gây tai nạn lao động khi sắc sàn thao tác, chi phí cho tai nạn khơng những tốn mà còn gây tâm lý hoang mang cho người lao động.

+ Vật tư để khơng có ký hiệu hoặc không đúng nơi quy định dễ bị nhầm lẫn chất lượng. Những vật liệu phải lấy nguồn xa gây chậm chễ do tác nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến thi công không đồng bộ…

- Về con người: Hoạt động thi công xây dựng do nhiều người tiến hành, nhiều hoạt động nghề nghiệp khác nhau đồng thời trên một mặt bằng và không gian khá rộng và thi công ở những địa điểm khác nhau nên Công ty phải thuê một lực lượng lao động thời vụ rất lớn chủ yếu là lao động giản đơn. Việc đào tạo huấn luyện cũng như thực thi các quy trình quản lý chất lượng khá khó khăn. Người lao động chưa ý thức làm chủ cũng như nhận thức về chất lượng còn sơ sài, cán bộ kỹ thuật còn lúng túng khi phải tiếp cận với số lao động mới nhưng lại chủ quan, chưa quan tâm đến kiểm soát thường xuyên với số lao động cũ đã quen thuộc nên nhiều công việc phải phá đi làm lại hay phải khắc phục tốn kém khi phát hiện.

Trong các biện pháp quản lý về chất lượng ở một số cơng trình, Cơng ty chưa thực sự chú trọng đến đội ngũ các bộ kỹ thuật, chưa có những chế độ ưu đãi khuyến khích họ hết lịng vì cơng việc được giao. Cụ thể là chế độ tiền lương và thưởng chưa thỏa đáng, nhất là chế độ tiền lương của cán bộ quản lý chất lượng cơng trình, cán bộ giám sát, theo dõi cơng trình hầu như vẫn là lương cơ bản, thỉnh thoảng có một chút phần thưởng vật chất, so với mức lương khốn sản phẩm của cơng nhân thì mức lương này cịn thấp - điều đó trái với “lao động trí óc là bộ số của lao động chân tay”, Công ty chưa thấy hết tầm quan trọng của chất xám.

Chế độ khen thưởng đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa thỏa đáng, sau mỗi cơng trình bàn giao Cơng ty chưa có những phần thưởng vật chất thỏa đáng. Vì vậy họ chưa coi vấn đề chất lượng là của họ. Họ chỉ làm việc với thái độ bình thường, làm công ăn lương chư chưa năng nổ trong công tác, chỉ khi chất lượng cơng trình bị vi phạm mới biết, dẫn đến tình trạng nhiều khi phải phá đi làm lại gây lãng phí ngun vật liệu, cơng sức ảnh hưởng đến tiến độ, giá thành cơng trình và chất lượng cơng trình.

Bất cứ một cơng việc nào, một cơng nghệ nào muốn phát huy hiệu quả để đạt chất lượng như mong muốn thì phải đầu tư về con người để người lao động có trình độ đảm nhiệm được cơng việc mà mình làm và họ có thể tiếp thu vận hành công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao thì đầu tư chất xám vào sản phẩm là hết sức quan trọng. Chỉ cần người lao động khơng có trình độ, thiếu ý thức làm chủ, vận hành kém là có nguy cơ làm hư hỏng máy móc hoặc gây tai nạn trong thi cơng.

- Về trang bị kỹ thuật: Nhiều kỹ thuật cơng nghệ mới địi hỏi sử dụng những máy móc kỹ thuật hiện đại, đắt tiền. Việc đầu tư về máy móc, trang thiết bị của Cơng ty còn chưa kết hợp hài hòa về số lượng, chủng loại; chưa hài hòa giữa máy to và máy nhỏ, giữa máy đa năng và chun dụng; cịn có hiện tượng chưa sử dụng hết cơng suất của máy móc, thiết bị. Việc tiếp thu công nghệ và vận hành máy móc trang thiết bị cịn yếu nên việc bảo dưỡng, ngăn ngừa sự cố, kiểm tra kỹ thuật, vận hành chưa ổn định. Ngay việc sử dụng những máy móc có cơng suất yếu do thi công làm chậm tiến độ cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng.

- Về tổ chức quản lý: Với đặc điểm cơng trình xây dựng là đơn chiếc có kết cấu khác nhau, khi bàn giao cơng trình thì tổ chức sản xuất bị biến động khơng thể mỗi lúc, mỗi nơi có cơng trình lại tập hợp đúng những người đã được đào tạo huân luyện để triển khai thi công. Nhiều công việc vận chuyển nặng nhọc, các hoạt động

được tiến hành chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc vào thời tiết nên khó kiểm sốt các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.

Hệ thống quản lý chất lượng muốn hoạt động tốt thì nhân tố con người là quan trọng vì con người điều khiển, vận hành quá trình tạo ra sản phẩm. Việc thi cơng trải rộng ở nhiều miền nên không thể tránh khỏi việc phân công lao động chưa hợp lý. Tổ chức chưa phân rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng người, những cơng trình nhỏ và xa nặng về giao khoán cho giám đốc điều hành tự quản. Giám đốc điều hành chưa đủ kinh nghiệm để tổ chức sản xuất, chưa đưa ra được biện pháp khắc phục phịng ngừa nên bỏ qua nhiều quy trình thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật, chưa quản lý và theo dõi được việc sử dụng máy móc hợp lý, chưa chọn lựa được nguồn cung cấp vật tư đúng chủng loại, đúng chất lượng dẫn đến chất lượng thấp.

Công tác quản lý chất lượng cơng trình trong việc tổ chức phối hợp giữa thi công bằng máy và thủ công kém hiệu quả, chưa tận dụng hết công suất của máy và hạn chế thi công thủ cơng để tăng khối lượng, giảm chi phí đảm bảo chất lượng cơng trình. Điều này dẫn đến giảm sức thuyết phục của Công ty với chủ đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh của Công ty nhất là trong giai đoạn hiện nay đang tiến tới cơ giới hóa, tự động hóa, là xu thế đi lên của thời đại.

Trong công tác quản lý chất lượng Công ty mới chỉ chú ý đến các biện pháp kinh tế giáo dục mà chưa kết hợp chặt chẽ với các biện pháp hành chính, Cơng ty chưa xây dựng được quy chế có thi cơng bắt buộc tất cả các thành viên trong Công ty đều nghiêm túc tuân theo quy tắc, các bộ phận nào thì phải tuân theo những yêu cầu của bộ phận đó.

Chế độ khen thưởng của Cơng ty chưa khuyến khích mọi người tham gia vào nâng cao chất lượng sản phẩm vì cơng trình có được cơng nhận chất lượng cao thì người lao động và bản thân cán bộ cũng không được hưởng thêm phần thu nhập do cơng trình chất lượng cao đem lại nên ở các cơng trình bình thường họ ít quan tâm đến các quy trình, hướng dẫn cũng như ít quan tâm đến nâng cao chất lượng.

- Trong hệ thống tiêu chuẩn xây dựng, hiện nay có rất nhiều loại như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước, hệ thống tiêu chuẩn nước ngoài ( Anh, Pháp, Nhật…), hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ( ISO…). Điều này gây khó khăn cho Cơng ty

trong việc lựa chọn, áp dụng; có những cơng trình thì tiêu chuẩn này là phù hợp nhưng ở cơng trình khác thì khơng đạt u cầu. Như vậy cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra đánh giá mức chất lượng cơng trình vì chưa có một tiêu chuẩn thực sự chuẩn để dánh giá.

Rất tiếc những nguyên nhân gây ra chất lượng thấp chỉ được đề cập tới khi phát hiện ra và khơng có điều kiện thống kê để biết được những thiệt hại gây ra - những thiệt hại tuy không lớn nhưng dễ gây suy giảm lòng tin đối với khách hàng.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH TẠI CƠNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 THĂNG LONG 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong năm tới

3.1.1. Định hướng phát triển chung của Công ty

 Ổn đinh tổ chức và hồn thiện quy chế để đưa Cơng ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, quyết tâm xây dựng Cơng ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

 Mở rộng ngành nghề kinh doanh nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động.

 Tập trung sửa chữa nhằm khai thác tối đa, hiệu quả của các thiết bị khoan cọc nhồi, tiếp tục đầu tư các cơng nghệ để thi cơng các cơng trình nhỏ, trung, lớn. Xây dựng đội ngũ cán bộ từ cơ quan đến đơn vị gọn nhẹ nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tuyển dụng và đào tạo các cán bộ trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý, công nhân lành nghề, xây dựng đội ngũ Đảng viên ưu tú và các tổ chức đoàn thể vững mạnh.

3.1.2. Mục tiêu về chất lượng cơng trình xây dựng

 Tất cả các cơng trình đều đạt u cầu, trong đó số cơng trình có chất lượng cao chiếm trên 50 %.

 Đảm bảo an tồn và vệ sinh mơi trường, khơng đẻ xảy ra tai nạn lao động  Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo mơ hình ISO 9000.

 Tạo lập và giữ vững uy tín đối với khách hàng. Cơng tác đảm bảo chất lượng cơng trình ln được đặt lên hàng đầu.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị chất lượng cơng trình tại Cơng ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long.

3.2.1. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thông quản lý chất lượng theo mơhình ISO 9000 hình ISO 9000

3.2.1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giải pháp

3.2.1.1.1. Cơ sở lý luận

Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 Hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mơ hình quản lý thích hợp và văn bản hố các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mơ hình đã chọn

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là một hệ thống quản lý chất lượng so với hệ thống quản lý chất lượng khác có nhiều ưu điểm và được áp dụng rỗng rãi ở các doanh nghiệp. Có thể coi nó là giấy thơng hành để doanh nghiệp đi vào thị trường thế giới.

 Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mơ hình ISO 9000 có những lợi ích sau:

 Cải thiện uy tín của Cơng ty nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Cơng ty,

 Tăng lượng cơng trình nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của Cơng ty,

 Giảm chi phí nhờ các q trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả,  Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các q trình có hiệu

lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống,  Các nhân viên được đào tạo tốt hơn,

 Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo,

 Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn,

 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:  Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,  Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

3.2.1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mơ hình ISO 9000 là địi hỏi của q trình hội nhập, địi hỏi của thị trường, cũng như địi hỏi từ nội bộ Cơng ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long.

* Đòi hỏi của quá trình hội nhập:

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), tháo dỡ dần rào cản xuất nhập khẩu.

- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngồi nhất là trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và kinh tế thị trường cạnh tranh.

* Đòi hỏi của thị trường:

- Mở rộng thị phần, giảm chi phí, tăng uy tín, thỏa mãn các khách hàng.

- Cơng ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long có cơ hội thắng thầu các hợp đồng địi hỏi chất lượng theo mơ hình ISO 9000.

* Địi hỏi từ nội bộ Cơng ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long:

- Là một minh chứng cho sự phù hợp với yêu cầu hiện tại.

- Nâng cao hiệu quả điều hành nội bộ: nâng cao tinh thần đồng đội, phát huy sáng tạo, phù hợp với cải tiến toàn diện

- Phát triển chất lượng nội bộ: phương cách quản lý chất lượng ngày càng được hệ thống và nhất quán hơn, giảm bớt sự nghi ngờ, sự thay đổi trong các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm, các phương cách thực hiện hoạt động khắc phục, phòng ngừa được tổ chức hữu hiệu.

- Các yêu cầu của hợp đồng: Một số khách hàng định rõ nhà cung cấp phải có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận hoặc áp dụng theo hệ thống của khách hàng.

- Xuất phát từ thị trường: nâng cao danh tiếng của tổ chức thông qua việc đạt chứng nhận do một tổ chức chứng nhận độc lập cấp. Có lợi thế hơn các Công ty khác trong việc đấu thầu.

Việc thi công xây lắp đạt yêu cầu chất lượng vốn vẫn đang tồn tại trong các doanh nghiệp. Thực tế trong q trình xây dựng cịn nhiều chỗ, nhiều lúc chưa đạt, thậm trí có sự cố nghiêm trọng. Xây dựng hệ Quản lý chất lượng theo ISO 9000 là một biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm tăng cường yếu tố dự phòng, giảm được nhiều thiếu sót, ít khi xảy ra các điểm khơng đạt. Do vậy, bớt được chi phí kiểm định, đánh giá và hành động khắc phục. Hiệu quả và chất lượng cao hơn, chi phí tổng thể về xây dựng hợp lý hơn. Đó là điều mong muốn của cả doanh nghiệp và khách hàng.

3.2.1.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệptheo tiêu chuẩn ISO 9000.

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện công tác quản trị chất lượng công trình tại công ty cổ phần xây dựng số 12 thăng long (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w