Thị 2.5. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của NHCT

Một phần của tài liệu tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 56 - 59)

Đồ thị 2.5 cho thấy sự phân bổ dư nợ vào từng lĩnh vực ngành nghề của NHCT. Dư nợ được tập trung chủ yếu cho ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ hai ngành này đã chiếm trên 60% tổng dư nợ; ngành xây dựng có tỷ trọng dư nợ khoảng 10%; còn lại các ngành như giao thông vận tải và bưu chính viễn thông; nông lâm nghiệp; ngành khác ở mức dưới 10% trong tổng dư nợ. So với định hướng cho vay của NHCT thì mức tăng dư nợ vào các ngành trong những năm qua là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, theo tác giả, việc phân loại dư nợ theo ngành hiện nay chỉ mang tính tương đối, chưa hoàn toàn chính xác vỡ cỏc tiêu chí ngành dựa trên qui định của NHNN rất ngắn gọn và chưa rõ ràng. Nhiều khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực rất khác nhau phân loại chúng vào một ngành nghề nhất định, chưa kể khâu khai báo thông

tin vào hệ thống thiếu chính xác của cán bộ tín dụng. Hơn nữa, chưa có báo cáo phân tích hiệu quả, rủi ro đối với từng ngành, từng lĩnh vực trong danh mục tín dụng để có định hướng trong việc cho vay.

Trong tỷ lệ cho vay xây dựng, chủ yếu là cho vay kinh doanh bất động sản. Đến nay, tỷ lệ cho vay lĩnh vực bất động sản đã gần sát mức khống chế của Hội đồng quản trị (10%) và trong thời gian vừa qua NHCT đã phê duyệt khá nhiều dự án bất động sản có mức vay lớn. Đây là một thị trường có sự biến động mạnh và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Chủ yếu dư nợ cho vay dài hạn nên việc lường trước rủi ro khá khó khăn, khi thị trường bất động sản “đúng băng” thì khả năng thu hồi vốn vay bị ảnh hưởng mạnh.

+ Mức độ tập trung dư nợ theo chi nhánh: Qua bảng 2.3 cho thấy ở thời điểm cuối các năm 2005 - 2007, chỉ có 1 chi nhánh có mức dư nợ trên 3.000 tỷ đồng, đến nay con số này đã tăng lên 4 chi nhánh, chiếm tỷ trọng 14,1% tổng dư nợ cho vay. Các chi nhánh có quy mô dư nợ từ 1000 đến 2000 tỷ đồng tăng mạnh trong những năm qua và chiếm 42,4% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Bảng 2.3. Mức độ tập trung dư nợ theo chi nhánh của NHCT

Diễn biến quy mô dư nợ chi nhánh 2.005 2.006 2.007 2008 6T-2009 Số CN Tỷ trọng DN Số CN Tỷ trọng DN Số CN Tỷ trọng DN Số CN Tỷ trọng DN Số CN Tỷ trọng DN 1. Có dư nợ trên 3.000 tỷ đồng 1 6,6% 1 7,0% 1 6,8% 4 14,5% 4 14,1% 2. Có dư nợ từ trên 2.000 đến 3.000 tỷ đồng 2 7,3% 3 9,2% 4 11,0% 2 4,7% 4 6,6% 3. Có dư nợ từ trên 1.000 đến 2.000 tỷ đồng 19 38,8% 14 22,0% 18 23,1% 33 35,8% 43 42,4% 4. Có dư nợ từ từ 1.000 trở xuống 60 47,3% 116 61,7% 115 59,1% 102 45,0% 90 36,9%

Việc tập trung dư nợ lớn vào một số chi nhánh của NHCT có 2 điểm rất đáng quan tâm:

- Qui mô dư nợ quá lớn sẽ vượt năng lực quản trị và khả năng kiểm soát ở góc độ của một chi nhánh (51 chi nhánh có dư nợ trên 1000 tỷ đồng, chiếm tới 64% tổng dư nợ), trong khi theo nghiên cứu của chúng tôi số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh có dư nợ lớn cũng không nhiều hơn chi nhánh có qui mô nhỏ dưới 1000 tỷ đồng, số lượng cán bộ tín dụng chỉ chiếm trên dưới 30% tổng số cán bộ chi nhánh.

- Dư nợ tăng trưởng “núng” ở một số chi nhánh Hà Nội và TP. HCM, đưa những chi nhánh này tham gia vào số lượng các chi nhánh qui mô dư nợ lớn. Thêm nữa, dư nợ lại được tập trung đáng kể ở một số ngành lĩnh vực chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua như đóng tàu, vận tải biển dẫn đến thời gian qua, một loạt các chi nhánh lớn hiệu quả kinh doanh thấp do nhiều khách hàng có dư nợ lớn phải cơ cấu lại nợ nên số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng. Như vậy, dạng rủi ro tín dụng tập trung vào nhóm khách hàng có rủi ro ngành nghề giống nhau của NHCT là đáng kể.

+ Về cam kết bảo lãnh ngoại bảng: Qua đồ thị 2.6 có thể thấy hoạt động tín dụng ngoại bảng của NHCT có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình 50%. Xu hướng này phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng và phù hợp với định hướng của NHCT trong thời gian qua giải quyết nhu cầu bảo lãnh đối với các đơn vị thi công, xây lắp (kể cả các đơn vị có nợ xấu, nợ xử lý rủi ro) để tạo nguồn trả nợ cũ cho Ngân hàng. Sau cú sốc trả thay cho Epco-Minh phụng, đến nay, NHCT chưa phát sinh khoản bảo lãnh trả thay nào. Tuy nhiên, giới hạn bảo lãnh cấp cho các Tổng công ty xây dựng, đóng tàu hiện rất lớn như TCT Xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco 1 trên 1.000 tỷ đồng, nhóm khách hàng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin gần 2.000 tỷ đồng… Hiện nay, NHCT chưa có đánh giá rủi ro về danh mục ngoại bảng. Trong xây dựng cơ bản, đóng tàu việc chậm

trễ tiến độ, chưa đảm bảo chất lượng vẫn thường xuyên xảy ra và bên thi công vẫn thường đàm phán được với chủ đầu tư trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều hợp đồng thực hiện với đối tác nước ngoài thì việc đàm phán khó khăn hơn. Trong trường hợp có vấn đề xảy ra liên quan đến việc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng là rất lớn.

Đồ thị 2.6. Số dư bảo lãnh của NHCT

Một phần của tài liệu tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w