Sơ đồ 1-2. Khuôn khổ phân tích hoạt động quản trị RRTD

Một phần của tài liệu tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 44 - 55)

1.5. Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Nova Scotia - Canada

Mô hình quản trị RRTD ở từng Ngân hàng sẽ không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo Ngân hàng v.v. Nhằm hướng

tới một mô hình chuẩn, hiệu quả, có thể xem xét mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng Nova Scotia – Canada (NHCT đó cú đoàn công tác tìm hiểu, học hỏi tại Ngân hàng vào tháng 4/2009) hiện là Ngân hàng hàng đầu của Canada về hiệu quả trong quản trị rủi ro nói chung, RRTD nói riêng, được Fitch xếp hạng AA-, Standar & Poor’s xếp hạng AA- và Moody’s xếp hạng Aa1. Bảng 1-1 trình bày kết quả đánh giá chất lượng tài sản tín dụng trong giai đoạn 2007-2008 của Scotia Group.

Bảng 1-1. Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Scotia Group

Xếp loại Loại xếp theo hạng

nội bộ của Scotia*

Cơ cấu danh mục tín dụng (%) 2007 2008 1.Loại đầu tư

2.Loại đầu cơ 3.Loại có vấn đề 1-10 11-17 18-12 49,6 46,5 48,1 51,7 2,3 1,8 Nguồn: Báo cáo thường niên của Scotia Group 2007, 2008.

Ghi chú: (*) Scotia có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khách hàng thành 22 hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất). Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống 22 được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu).

Nhìn chung, mô hình quản trị rủi ro tín dụng mà Nova Scotia đang áp dụng có một số nột chớnh như sau:

Về cơ cấu tổ chức: có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản trị rủi

ro và kinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản trị một cách hiệu quả. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận nằm trong mảng quản trị rủi ro nói chung. Hệ thống quản trị rủi ro được tách bạch độc lập với bộ phận khách hàng và báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng cũng được tổ chức một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách với bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng mô hình.

Bộ phận quản lý rủi ro được phân cấp theo ngành dọc xuyên suốt từ hội sở chính xuống các trung tâm và chi nhánh. Các trung tâm lớn được phân bố theo khu vực địa lý hoạt động của Ngân hàng, mỗi trung tâm trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến quản lý rủi ro đối với các chi nhánh trong khu vực và báo cáo trực tiếp lên hội sở chính.

Về thẩm quyền: Bộ phận quản lý rủi ro là bộ phận cấp hạn mức, mức

tại chi nhánh là thấp nhất thường chỉ được giải quyết trực tiếp đối với khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng. Vượt mức chi nhánh, quản lý rủi ro chi nhánh trình lên quản lý rủi ro khu vực và cuối cùng vượt mức khu vực, quản lý rủi ro khu vực sẽ đệ trình lên quản lý rủi ro hội sở chính.

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các Ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro. Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm 1/2 thành viên hội đồng tín dụng, Chủ tịch hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

Đối với khoản vay từ chối thì phải được quyết định ít nhất bởi hai cấp của bộ phận quản lý rủi ro, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Về kỹ thuật, các Ngân hàng có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều

phương pháp định lượng, song vẫn kết hợp với các nhận định, đánh giá định tính. Đối với cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng chủ yếu sử dụng mụ hình chấm điểm để xếp hạng và cấp giới hạn.

Về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng, có nhiều loại giới hạn được

sử dụng. Đối với mỗi khách hàng, Ngân hàng thiết lập một hạn mức rủi ro tín dụng tổng thể, dưới mức rủi ro tổng thể này, cú cỏc hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C v.v. Để vừa đảm bảo quản lý

tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: Mọi hạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng; nhưng tổng các hạn mức/giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.

Sơ đồ 1-3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của Nova Scotia

R ñ i r o q u è c g i a § Þ n h c h Õ t µ i c h Ý n h K h u v ù c ® Þ a l ý 1 K h u v ù c ® Þ a l ý 2 K h u v ù c ® Þ a l ý 3 K h u v ù c ® Þ a l ý . . . C « n g t y R ñ i r o k h ¸ c h h µ n g X © y d ù n g m « h × n h Q u ¶ n t r Þ r ñ i r o t Ý n d ô n g X © y d ù n g m « h × n h X © y d ù n g c h Ý n h s ¸ c h t Ý n d ô n g B ¸ o c ¸ o Q u ¶ n t r Þ r ñ i r o t Ý n d ô n g

Tóm lại, qua nghiên cứu kinh nghiệm của Nova Scotia có thể rút ra bài học để NHCT có thể triển khai áp dụng: Một là, triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo khu vực hoạt động và tập trung về Trụ sở chính, có bộ máy tổ chức độc lập với bộ phận kinh doanh chuyên đánh giá, lượng hoá về rủi ro, cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng. Hai là, thẩm quyền ra quyết định tín dụng phải phân cấp chi tiết rõ ràng, theo cấp bậc về trình độ chuyên môn tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trở thành ứng viên chủ chốt trong hội đồng tín dụng. Ba là, xây dựng có hệ thống về giới hạn tín dụng nội bộ và hệ thống giới hạn tín dụng cho khách hàng. Bốn là, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các NHTM Việt Nam trong đó có NHCT tiến thẳng tới việc áp dụng mô hình toán để lượng hoá rủi ro trên danh mục tín dụng nhằm chủ động đối phó với RRTD.

Tóm tắt chương 1:

Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng Ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, đápứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của Ngân hàng, chương 1 cũng đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD, tổng kết kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng lớn, có uy tín tại Canada – Nova Scotia để có cơ sở so sánh, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD của NHCT trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Kết quả kinh doanh của NHCT giai đoạn 2005-2009

Với bề dày hoạt động hơn 20 năm, NHCT luôn giữ vai trò là ngân hàng hàng đầu trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế với thị phần trên 10% toàn ngành Ngân hàng Việt Nam. Với sự nỗ lực trên mọi mặt hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh của NHCT giai đoạn vừa qua có bước tăng trưởng đáng kể, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2006-2009

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 30/6/2009

1 Tổng tài sản 116.373 135.443 166.113 193.590 218.562

2 Thu nhập hoạt động 3.921 4.572 6.649 8.694 4.252

3 Dự phòng rủi ro -1.589 -1.600 -2.345 -1.300 -2.261

4 Lợi nhuận sau thuế 403 603 1.149 1.804 1.589

5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA)

0,35% 0,48% 0,76% 1% 0,77%

6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)

7,95% 11,33% 14,12% 15,7% 12,36%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2005 – 2008 và báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng/2009

NHCT đã phát triển một hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng tại Việt Nam, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, tài trợ dự án, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cho các Ngân hàng đại lý, Ngân hàng bán buôn và khách hàng là các Ngân hàng quốc tế. Các khách hàng của NHCT là các tổ chức kinh tế thuộc các ngành kinh tế như cũng như các cá nhân tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

2.2.1. Sản phẩm tín dụng chủ yếu của NHCT

Với những sản phẩm tín dụng hiện hành, đứng trên giỏc độ quản trị rủi ro, tác giả phân chia sản phẩm tín dụng của NHCT phục vụ nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh như sau:

- Sản phẩm cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay dưới 12 tháng, thông thường tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 5 năm. - Cho vay dài hạn: là những khoản cho vay với thời hạn trên 5 năm. - Cho vay ngoại tệ theo qui định hiện hành của NHNN về quản lý ngoại hối. - Tài trợ thương mại, NHCT cung cấp nhiều loại tín dụng liên quan đến thương mại cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hoá ra vào Việt Nam

- Đồng tài trợ với tư cách là thành viên hay Ngân hàng đầu mối NHCT đã thu xếp nhiều dự án lớn trọng điểm của quốc gia.

- Bảo lãnh bao gồm sản phẩm theo yêu cầu khách hàng như: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán tạm ứng; bảo lãnh bảo hành sản phẩm.

- Các sản phẩm phái sinh tương đương sản phẩm tín dụng, phần lớn mới triển khai ở Trụ sở chính và một số chi nhánh Hà Nội và TP. HCM như hợp đồng hoán đổi; các giao dịch ngoại hối.

Các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, mục đích tiêu dùng

- Cho vay mua nhà trả góp - Cho vay mua ô tô.

- Thẻ tín dụng.

2.2.2. Qui mô tín dụng trong tổng tài sản và thu nhập từ tín dụng

2.2.2.1 Danh mục cho vay của NHCT được mở rộng, tổng dư nợ tăng khá trong giai đoạn 2005-2009

So với năm liền trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCT qua các năm là: năm 2005 tăng trưởng 18,3%; năm 2006 là 5,6%, năm 2007 tăng 27,5%, năm 2008 18,2% (bảng 2.1 - dư nợ tín dụng trong tổng tài sản). Nếu lấy mốc so sánh định gốc thì dư nợ cuối năm 2008 tăng trưởng 60% so với năm 2005, một mức tăng trưởng khá nhanh, mặc dù năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và nhập siêu tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản không ổn định, sản xuất các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2008 cũng là năm chứng kiến sự biến động chưa từng có của công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Theo đó, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng, giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá... Vì vậy, kết quả tăng trưởng tín dụng năm 2008 đạt được là một sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, sự tăng trưởng nhanh về dư nợ không gắn liền với việc tái cơ cấu cần thiết các hoạt động khác, nhất là hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tiềm ẩn nguy cơ tái gia tăng nợ nhóm 2, nợ xấu, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản của NHCT trong những năm gần đây chiếm trên dưới 60% tổng tài sản. Tỷ trọng này đã có xu hướng giảm

so với các năm trước nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với định hướng phát triển các Ngân hàng hiện nay là tăng mạnh cơ cấu dịch vụ.

Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng trong tổng tài sản của NHCT.

Đơn vị: %

Cơ cấu dư nợ tín dụng trong tổng tài sản 2005 2006 2007 2008 24,1% 16,9% 22,7% 16,5% 1. Tiền mặt và gửi NHNN Tốc độ tăng 47,0% -5,9% 95,8% 13,8% Tỷ trọng/ Tổng TS 10,8% 8,7% 13,9% 13,6% 2. Hoạt động cấp tín dụng Tốc độ tăng 18,3% 5,6% 27,5% 18,2% Tỷ trọng/ Tổng TS 65,6% 59,2% 61,5% 62,4% 3. Hoạt động đầu tư và KD

# Tốc độ tăng 34,3% 58,0% -3,4% 9,8%

Tỷ trọng/ Tổng TS 22,0% 29,7% 23,4% 22,0% 4. Tài sản có khác Tốc độ tăng 16,5% 68,6% -37,4% 96,1% Tỷ trọng/ Tổng TS 1,6% 2,4% 1,2% 2,0%

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT các năm từ 2005-2008 2.2.2.2 Cơ cấu thu nhập từ tín dụng trong tổng thu của NHCT

Những năm qua, NHCT đó có bước chuyển quan trọng trong việc tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài dịch vụ tín dụng, tăng thu nhập từ các khoản đầu tư, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng đã xử lý rủi ro để cải thiện thu nhập, tăng vốn tự có theo lịch trình cơ cấu lại NHCT. Tuy nhiên, qua đồ thị 2.1- cơ cấu thu nhập của NHCT năm 2008, cho thấy:

Thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tới 80%, thu nhập từ các khoản đầu tư là 11,2%, phần thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng vẫn chỉ có tỷ trọng ở mức khiêm tốn là 7,8%, thu nhập khác là 1,0%.

Phần chênh lệch lãi suất thực tế trong hoạt động tín dụng của NHCT Việt Nam bình quân qua 5 năm là 1,76%/năm, vẫn ở mức thấp so với mức bình quân chung của NHTM trong khu vực (3-3,5%/năm). Điều này cho thấy

chênh lệch lãi suất thực tế trong kinh doanh tín dụng rất thấp, trường hợp có những cú sốc về RRTD thì khả năng chống đỡ của NHCT là rất mỏng.

Cơ cấu thu nhập tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng quyết định trong tổng thu nhập của NHCT, do vậy công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải được thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đồ thị 2.1. Cơ cấu thu nhập năm 2008 của NHCT

80% TÝn dông 1% Kh¸c

7,8% DÞch vô 11,2% §Çu t­

2.2.3. Danh mục tín dụng của NHCT giai đoạn 2005-2009

+ Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Đồ thị 2.2. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của NHCT

Nguồn: Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 30/6/2009

Qua đồ thị 2.2 cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay được điều chỉnh giảm tương đối nhanh ở khu vực DNNN, từ trên 50% những năm 2005 trở về trước

xuống còn 18,8% ở thời điểm 30/6/2009; tương ứng nhóm khách hàng là Công ty cổ phần, Công ty TNHH có tỷ trọng dư nợ tăng từ 20% lên 49,6%; nhóm khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và cá thể tăng lên đáng kể, chiếm 27,9%; nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HTX và nhúm khỏc cú tỷ trọng dư nợ nhỏ từ dưới 1% đến 2% và gần như ít biến động qua các năm. Nhìn nhận trên nguyên tắc quản trị rủi ro được trình bày trong chương 1, tác giả nhận thấy việc điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm DNNN là phù hợp. Tuy nhiên, có hai lưu ý ở đây là: (1) về số tuyệt đối dư nợ của DNNN vẫn tăng và chủ yếu tăng vào dư án cho vay dài hạn, mức rủi ro

Một phần của tài liệu tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w