Biến đổi của nhiệt độ trung bình

Một phần của tài liệu Tiểu luận KHÍ HẬU VIỆT NAM Giảng viên: GS Phan Văn Tân (Trang 35 - 37)

Mức độ biến đổi của nhiệt độ trung bình năm và 4 mùa của các khu vực, thời kỳ 1960-2007.

35

Biến đổi từ năm này qua năm khác của nhiệt độ trung bình có một số đặc điểm sau đây:

+ Biến đổi của nhiệt độ trung bình tương đối nhiều trong mùa đông, nhiều nhất vào các tháng chính đơng (XII, I, II) và tương đối ít trong mùa hè, ít nhất vào các tháng chính hạ (VI, VII, VIII) (bảng 2.4)

+ Biến đổi của nhiệt độ trung bình tháng IV và tháng X, tiêu biểu cho thời kỳ quá độ giữa các mùa, không nhiều như của tháng I và khơng ít như của tháng VII.

Khu vực Trạm tiêu biểu

Nhiệt độ trung bình

Tx năm Tm năm

I IV VII X Năm

Tây Bắc Lai Châu 1.0 0.9 0.5 0.8 0.3 1.33 2.45

Đông Bắc Sa Pa 1.5 1.1 0.4 0.7 0.4 0.72 1.17

Đồng bằng Bắc Bộ Hà Nội 1.4 1.2 0.5 0.9 0.5 1.07 1.46

Bắc Trung Bộ Vinh 1.4 1.3 0.7 0.7 0.5 0.82 1.37

Nam Trung Bộ Đà Nẵng 1.1 0.7 0.5 0.6 0.3 0.93 1.51

Tây Nguyên Đà Lạt 0.7 0.6 0.3 0.4 0.3 1.29 1.72

Nam Bộ Tân Sơn Nhất 0.9 0.6 0.5 0.5 0.4 0.69 1.38

Bảng : Độ lệch tiêu chuẩn của một số đặc trưng yếu tố nhiệt độ trên một số địa điểm tiêu biểu (0

C).

+ Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ít hơn của bất cứ tháng nào, kể cả các tháng giữa mùa hè.Trên cùng khu vực khơng có sự khác biệt đáng kể về các đặc trưng phản ánh biến đổi nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng, giữa vùng núi cao và vùng núi thấp, giữa các hải đảo và vùng đất liền kế cận.

1.1. Biến đổi của một số cực trị của khu vực.

Biến đổi của nhiệt độ cao nhất có phần giống với nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng như các tháng mùa hè. Tương tự nhiệt độ tối thấp sẽ có xu hướng giống nhiệt độ trung bình tháng 1 và các tháng mùa Đơng.

Nhiệt độ cực đại có xu hướng tăng trong tất cả các tháng, mùa Đông (tháng 11- tháng 4) tăng mạnh hơn các tháng mùa hè (tháng 5- 10).

Độ lệch chuẩn của nhiệt độ tối thấp phổ biến 1- 20

C, nhiệt độ tối cao là 0,1- 1,3 0C.

36

Nhiệt độ tối thấp có xu hướng tăng đồng đều trên các vùng khí hậu. Ở khu vực phía Bắc, tăng mạnh vào các tháng 1, 2 và 6, nhất là vùng Tây Bắc; trong khi phía Nam tăng vào các tháng 12, 1, 2, 3 và 4, nhất là vùng Tây Nguyên.

1.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ.

- Mùa Đông.

Nhiệt độ tăng với tốc độ phổ biến 0,1 – 0,4 0C mỗi thập kỷ, tương đối cao ở các vùng khí hậu phía Bắc, cao nhất ở Tây Bắc và tương đối thấp ở các vùng khí hậu phía Nam, thấp nhất ở Nam Bộ. Ngoài ra, tốc độ xu thế ở vùng núi cũng cao hơn vùng đồng bằng và do đó, là một vùng núi ở phía Nam, Tây Ngun có tốc độ xu thế vượt cả Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. So trên hầu hết các vùng khí hậu khác, tốc độ xu thế của nhiệt độ mùa đông cao hơn hẳn các mùa khác.

- Mùa Xuân.

Tốc độ xu thế của nhiệt độ phổ biến là 0,04 – 0,17 0C mỗi thập kỷ, tương đối đồng đều trên hầu hết các vùng khí hậu, trừ Tây Bắc với tốc độ thấp hơn các vùng kế cận. Mùa xuân có tốc độ xu thế của nhiệt độ thấp hơn mùa đông.

- Mùa hè.

Nhiệt độ tăng với tốc độ phổ biến là 0,10 – 0,18 0C, thấp hơn mùa đông và xấp xỉ mùa xuân. Cũng như mùa xuân, tốc độ xu thế của nhiệt độ mùa hè khá đồng đều trên các vùng khí hậu từ Bắc đến Nam.

- Mùa Thu.

Tốc độ xu thế của nhiệt độ phổ biến là 0,10 – 0,15 0C, thấp hơn mùa đông và xấp xỉ các mùa khác. Tuy nhiên, khác với mùa xuân, tốc độ xu thế khác nhau nhiều giữa các vùng, tương đối cao ở các vùng khí hậu phía Bắc, cao nhất ở ĐBBB và tương đối thấp ở các vùng khí hậu phía Nam, thấp nhất ở NB.

- Cả năm.

Xu thế và mức tăng nhiệt độ trung bình trong 50 năm qua là 0,6 – 1,8 0C trong mùa đông, 0,2 – 0,8 0

C trong mùa xuân, 0,5 – 0,9 0C trong mùa hè và 0,4 – 0,8 0C trong mùa thu. Tính chung cả năm, mức tăng nhiệt độ trong năm thập kỷ vừa qua là 0,6 – 0,9 0C.

Một phần của tài liệu Tiểu luận KHÍ HẬU VIỆT NAM Giảng viên: GS Phan Văn Tân (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)