V. Ưng đối trị (pācittiya)
5. Đạo Lõa thể phần thứ năm (accelakavagga) Có 10 điều học
1) Kẻ tu đạo Lõa thể (Accelaka). Tỳ khưu tự tay mình cho hoặc dạy kẻ khác cho vật
thực đến kẻ tu đạo lõa thể, tu ngoại đạo, phạm ưng đối trị (mỗi lần cho mỗi tội).
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại phước xá Kutāgāra trong rừng Tuyết sơn, gần thành Vesālī, do đại đức Ānanda cho bánh đến phụ nữ tu đạo lõa thể.
2) Rủ đi khất thực (uyyojana). Tỳ khưu rủ vị khác đi khất thực cùng nhau tính làm quấy,
rồi đuổi vị ấy trở về, phạm ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Vihāra Jetavana gần thành Sāvatthī do tỳ khưu Upananda rủ đệ tử người bạn đi khuất thực rồi đuổi về.
Chú giải: đuổi sa di, phạm tác ác.
Thể thức khơng phạm tội: Ðuổi có dun cớ như 2 vị ở chung chỗ cùng nhau, vật thực không vừa đủ nuôi mạng sống, hoặc thấy vật tốt cao giá, hoặc thấy phụ nữ rồi sanh lịng tham, khó chịu hoặc dạy đem vật chi đến tỳ khưu bịnh hoặc khơng tính làm quấy rồi đưa đi về, và tỳ khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này phạm tội vì dạy người đuổi (anāṇattika), có 3 chi: tính làm việc quấy (anācāramācaritukamatā); đuổi tỳ khưu vì sự lợi ích ấy (tadatthameva upasaṃ pannassanyojanata); người bị đuổi đi khỏi chỗ (evaṃ uyyojetassa upacārātikkamo). Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm ưng đối trị.
Chỗ sanh tội (samuṭṭhāna vidhī) như trong điều học trộm cắp (adinnādānā sikkhāpada).
3) Chỉ có 2 vợ chồng (sabhojana). Tỳ khưu vào ngồi trong nhà khơng có người khác
ngồi với, chỉ có 2 vợ chồng chủ nhà, phạm ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Vihāra Jetavana gần thành Sāvatthī do tỳ khưu Upananda vào ngồi trong buồng của vợ người bạn.
4) Chỗ khuất mắt (rahopaticchanna). Tỳ khưu ngồi hoặc nằm trong chỗ khuất mắt với
một người nữ khơng có người nam ngồi chung với, phạm ưng đối trị. Ðiều học này gọi là (pathama rahonisajja) cũng được.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Vihāra Jetavana gần thành Sāvatthī, do tỳ khưu Upanada vào ngồi nơi khuất mắt với vợ người bạn.
Chú giải: dầu ngồi chung với phụ nữ mới đẻ trong ngày cũng phạm ưng đối trị.
5) Chỗ khuất tai (rahonisajja). Tỳ khưu ngồi hoặc nằm chỗ khuất tai với một người nữ,
phạm ưng đối trị. Ðiều học này gọi là “dutiya rahonisajja” cũng được.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Vihāra Jetavana gần thành Sāvatthī, do tỳ khưu Upananda vào ngồi trong nhà với vợ của người bạn.
Chỗ sanh tội (samutthāna vidhī) của 2 điều học này như trong điều học bất cộng trụ thứ nhất (pathama parajikasikkhāpada); ngoài ra, nên xem thêm điều học “bất định”.
6) Đi nơi khác (cāritta). Tỳ khưu được thỉnh đi thọ 1 trong 5 món ăn, rồi đi nơi khác,
trước giờ ăn hoặc ăn rồi đi từ sớm mai đến đứng bóng phải cho tỳ khưu trong nơi ấy hay với, mới nên đi, nếu không cho hay mà đi, phạm ưng đối trị, trừ ra có 1 trong 2 duyên cớ, là: kỳ lễ dâng y, làm y.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Vihāra Veluvana gần thành Rājagaha, do tỳ khưu Upananda đã chịu thỉnh ăn mà cịn đi đến các nhà thiện tín khác, làm cho chư sư phải chờ gần đến giờ, nên thọ thực khơng được vừa lịng.
Chú giải: Dầu tỳ khưu đã chịu thỉnh để ăn của thí chủ rồi, hoặc chưa ăn, không từ giã tỳ khưu trong bọn rồi đi đến nơi khác từ sớm mai đến đứng bóng, khi đi bước thứ nhất phạm tác ác, đi đến bước thứ nhì phạm ưng đối trị.
Thể thức không phạm tội: Biết là họ không mời, hoặc có một trong hai duyên cớ, từ giã tỳ khưu trong bọn, không từ giã đi về chùa, đi đến chỗ ở tỳ khưu ni, đi đến nơi ngoại đạo, đi đến nhà ăn, đi vì có tai hại, và tỳ khưu điên, đều không phạm tội.
Ðiều học này khơng phạm tội vì dạy người khác (anāṇattika), có 5 chi: vui thích trong sự thỉnh đi ăn 1 trong 5 thứ vật thực (đatarenanimantana sādiyanaṃ); khơng cho tỳ khưu trong bọn hay (santaṃbhikkhumanānucchatā); đi đến nơi khác, khỏi nhà họ mời (aññassagharassapavesanaṃ); chưa quá đứng bóng (majjhantikānatikkamo); khơng có duyên cớ hoặc tai hại (samayassavā āpadānaṃ vā abhāvo). Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm ưng đối trị.
Chỗ sanh tội (samuṭṭhāna vidhī) như trong điều học “lễ dâng y lần thứ nhất” (pathamakathina sikkhāpada). Chỉ khác nhau là điều học này, phạm vì làm là chịu thỉnh đi thọ thực, vì khơng làm là khơng từ giã tỳ khưu trong bọn (kiriyā kiriyā).
7) Chỉ được phép xin vật dụng theo hạn định (mahānāma).54 Nếu thí chủ họ yêu cầu
dâng 4 vật dụng có hạn 4 tháng hoặc định vật dụng, tỳ khưu không bịnh, nên xin trong hạn kỳ hoặc trong vật đã định thôi, xin quá hạn định ấy, phạm ưng đối trị, trừ ra họ đã yêu cầu thêm hoặc họ yêu cầu luôn.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Nigrodha gần thành Kapilavatthu xứ Sakya do phe lục sư xin thuốc quá hạn.
Chú giải: Xin không quá hạn định tưởng là quá, hoặc nghi rồi xin, phạm tác ác.
Thể thức không phạm tội: Biết là không quá hạn định, xin không phạm tội, khi cần dùng cho họ biết thiệt, rồi xin trong hạn định hoặc xin nơi trong bà con và người đã yêu cầu vô hạn, hoặc xin cho kẻ khác, hoặc đổi, và tỳ khưu điên, đều không phạm tội.
Ðiều học này phạm tội vì dạy người xin (sāṇattika), có 4 chi: họ yêu cầu đến tăng (saṅghapavāraṇatā); xin thuốc cho quá số định (tato uttaribhesajjaviđđātti); khơng có bịnh (agilānatā); xin quá hạn kỳ (pariyantātikkamo). Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm ưng đối trị.
Chỗ sanh tội (samuṭṭhāna) như trong điều học làm mai dong (sañcarittasikkhāpada).
8) Xem động binh (uyyutta). Tỳ khưu đi xem động binh ra trận, phạm ưng đối trị, trừ ra
khi có duyên cớ nên đi, là có bà con mang bịnh trong nơi ấy.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại Vihāra Jetavana gần thành Sāvatthī do phe lục sư xem động binh.
Chú giải: Voi vừa cho 12 người cưỡi, ngựa vừa cho 3 người cưỡi, xe vừa cho 4 người có cầm khí giới ngồi, gọi là động binh. Tỳ khưu đứng trong nơi nào rồi thấy trong nơi ấy, ngó xem thường thường, phạm ưng đối trị. Động binh tưởng là đội binh thường, phạm tác ác.
Thể thức không phạm tội: Biết là không phải động binh rồi đi xem không phạm, ở nơi chùa rồi xem, hoặc gặp giữa đường rồi xem, hoặc có tai hại, và tỳ khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này khơng phạm tội vì dạy người khác (anāṇattika), có 4 chi: động binh ra đi (uyyuttasenaṃ); đi để xem (dassanatthāyagamanaṃ); và xem trong các chỗ khác, ngoài khoảng trống mà đức Phật đã cho phép (đatradassanaṃ); khơng có dun cớ hoặc tai hại (āpadāyavā abhāvo). Ðều đủ cả 4 chi ấy mới phạm ưng đối trị.
54 Mahānāma là đức vua dịng Thích Ca, con nhà chú của đức Phật, tuổi lớn hơn đức Phật 1 tháng, đã đắc quả Tư-đà- hàm.
Chỗ sanh tội (samuṭṭhāna vidhī) như trong điều học thọ lông cừu (elakalomāsikkhāpada). Chỉ khác nhau là điều học này phạm tội vì đời (lokavajja), phạm vì ác tâm, có 3 thọ.
9) Ngụ trong cơ binh (senavāsa). Nếu có duyên cớ, có thể đi được, tỳ khưu ngụ trong
binh cơ ấy lâu lắm là trong 3 ngày, nếu ở quá hạn, phạm ưng đối trị.
Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Jetavana gần thành Sāvatthī do phe lục sư đi xem cơ binh.
10) Đi đến chiến trường (uyyodhika). Trong khi ngụ trong cơ binh theo hạn định ấy,
tỳ khưu đi đến chiến trường, hoặc nơi động binh hoặc xem cơ binh, phạm ưng đối trị. Ðiều học này đức Phật cấm chế tại tịnh xá Jetavana gần thành Sāvatthī do phe lục sư đi đến chiến trường.