Trật tự từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến (Trang 121 - 133)

Chƣơng 2 : Kết cấu diễn ngôn trong

3.3. Chức năng tác động qua sự phối hợp giữa âm thanh và ngôn từ

3.3.5. Trật tự từ

Trong tiếng Việt tồn tại một số từ ghép đẳng lập mà trong chúng các

yếu tố hai yếu tố có thể thay đổi cho nhau, nhƣ đấu tranh/tranh đấu; suy

nghĩ/nghĩ suy;…Tuy vậy có những trƣờng hợp việc dùng hình thức này có thể

là tốt hơn hình thức kia. Sau đây là một số trƣờng hợp lựa chọn khá thú vị mà một số nhạc sĩ đã sử dụng trong nhạc phẩm của mình.

Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời. Trên đƣờng quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ.

(Tiến về Sài Gịn)

Bát cơm mong chờ ngƣời già ƣớc mơ. Líu lo i tờ môi đọng trẻ thơ. (Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó)

Tiếng súng Phƣớc Long chờ mong tin thắng, ngƣời đi xa vắng rồi sẽ có ngày về đƣờng này thăm sóc Bom Bo.

(Tiếng chày trên sóc Bom Bo)

Bao chiến sĩ anh hùng. Lạnh lùng vung gƣơm ra sa trƣờng. Quân xung phong nƣớc Nam đang chờ mong tay ngƣời.

Bao hờn căm trên nòng súng đầu lƣỡi lê đi chiếm lại đồng quê ta. Bao lòng dân đang chờ mong quân kéo về phá tan giặc gìn giức xóm q.

(Quê em)

Phƣơng châm đánh chắc ta tiến lên lực lƣợng nhƣ bão táp, quân thù mấy cũng phải tan. Vang lừng tiếng súng khi mừng cơng, thoả lịng ta dâng

Bác bấy lâu chờ mong. Biết bao sƣớng vui nhìn đồng quê phơi phới, nông

dân hăng hái khi chúng ta trở về.

(Chiến thắng Điện Biên)

=> Trong những ví dụ trên chúng ta thấy có 2 trƣờng hợp sử dụng từ ghép

mong chờ; 4 trƣờng hợp dùng từ ghép chờ mong. Cái thích của nhạc sĩ ở đây

thật đáng suy nghĩ. Phải chăng là do trật tự của hai yếu tố trong từ ghép có năng lực tạo giá trị tu từ? Sau đây là một khả năng giải thích:

- Mong là nói về tâm lí, chờ là nói về hành động vật lí;

- Hai trƣờng hợp đầu sử dụng từ ghép “mong chờ”, có thể hiểu nhƣ sau:

nếu mang sẵn tâm lí mong để mà chờ thì thì thời gian vật lí mất cho sự chờ

đợi chƣa chắc đã nhiều, do yếu tố tâm lí làm cho sai lạc đi. Tuy nhiên, trƣờng hợp này các nhạc sĩ vẫn dùng bởi vì nó chịu chi phối về nhịp điệu, thanh điệu và giai điệu của câu hát ở lời 1:

Bóng đa Tân Trào đọng lời thiết tha./ Bát cơm mong chờ ngƣời già

ƣớc mơ.

(Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó)

Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người. Trên đƣờng quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ.

(Tiến về Sài Gòn)

- Bốn trƣờng hợp sau sử dụng từ ghép “chờ mong”, có thể hiểu nhƣ sau: nếu

chờ lâu quá đến mức nóng lịng mong mỏi thì sự chờ đợi đƣợc đánh giá một

Nhƣ vậy thì trật tự của các yếu tố trong từ ghép cũng có giá trị nhất định. Theo đó, những cách đổi vị trí của các yếu tố trong từ ghép chỉ vì muốn gây ấn tƣợng một cách khơng có đủ căn cứ là điều nên tránh.

3.4. Tiểu kết

Chúng tơi xin tóm lƣợc lại một số yếu tố trong ca khúc cách mạng có chức năng tác động đến cộng đồng xã hội đó là:

+ Chức năng tác động qua các hành động ngơn từ gồm có: hành động

khẳng định; hành động cầu khiến; hành động hứa hẹn; hành động bày tỏ; hành động tuyên bố.

+ Chức năng tác động qua các tiểu chức năng gồm có: tính phiếm định;

kêu gọi/(tập hợp); cổ vũ/(khuyến khích); ca ngợi.

+ Chức năng tác động qua sự phối hợp giữa âm thanh và ngơn từ gồm có: âm thanh; âm và vần; nhịp điệu; từ ngữ; trật tự từ.

Những đơn vị trên đều đƣợc các tác giả chọn lựa và sắp xếp theo những dụng ý riêng rất tinh tế và độc đáo, làm cho các ca khúc đều trở thành những nhạc phẩm rất đỗi sâu sắc với sức sống mãnh liệt, lại giàu chất hiện thực.

KẾT LUẬN

Trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, chúng ta khơng thể khơng nhắc đến dịng âm nhạc cách mạng với những giai điệu đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Giờ đây, đã 37 năm trôi qua, các bài hát ấy vẫn đƣợc ngân lên không chỉ vào ngày 30/4, mà đã trở thành khúc đồng ca của cả dân tộc và cịn vƣợt ra ngồi biên giới, đến với bạn bè khắp năm châu. Có những ca khúc tác giả chỉ viết một mạch 2 tiếng đồng hồ nhƣng có lẽ là bằng cảm

xúc của cả một đời ngƣời nhƣ bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

của Phạm Tuyên.

Qua phân tích khảo sát những dữ liệu hữu quan, chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận nhƣ sau:

1/ Diễn ngôn hiện diện ở khắp mọi nơi. Diễn ngôn của các bài hát

cách mạng mang một đặc trƣng riêng, mà trong đó diễn ngơn ca từ là một loại diễn ngôn đặc biệt.

2/ Về đặc điểm ngôn ngữ:

Với những ca từ giản dị, ngắn gọn, các nhạc phẩm này giống nhƣ là cuộc hơn phối kì diệu giữa âm thanh, ý nghĩa và hình ảnh. Chữ và nghĩa trong ngơn ngữ ca khúc hịa quyện với nhau nhƣ hình với bóng, nhƣ xác với hồn nên việc tách rời chúng ra khỏi nhau sẽ làm tổn hại đến bình diện ngơn ngữ và thẫm mĩ của câu thơ.

Viết ca khúc là một việc khó và khơng phải ai cũng có thể làm đƣợc. Nói khác đi, nhạc sĩ dùng chữ nghĩa, giai điệu để viết ca khúc, giống nhƣ họa sĩ dùng màu để vẽ tranh, hay nhà điêu khắc dùng đá hoặc thạch cao để tạc tƣợng. Các nhạc sĩ không dùng chữ như những dấu hiệu để chỉ định, giải

thích, mà dùng chữ như chất liệu. Nhạc sĩ tụ hợp, biến đổi, giao ứng những chất liệu ấy với nhau, sai khiến màu sắc, âm thanh, khiến chúng hấp dẫn nhau, xô đẩy nhau, "đốt cháy" nhau, nhào lộn trong tâm hồn, quyện thành một "thể" mới: ấy là nhạc phẩm.

3/ Chức năng tác động xã hội của các ca từ Cách mạng đƣợc thể hiện

rất rõ nét ở cả 3 bình diện:

+ Qua hành động ngôn từ; + Qua âm thanh nhịp điệu; + Qua ngữ pháp.

Những ca khúc cách mạng khơng những tồn tại và có sức sống lâu dài trải qua bao thập kỉ, mà cho đến ngày hơm nay nó đƣợc xem nhƣ một quyển sách lịch sử bằng âm thanh để cho thế hệ trẻ nhìn lại quá khứ, nhìn lại những năm tháng hào hùng của dân tộc để có một cuộc sống ngày hơm nay.

Ai trong chúng ta mà đọc và hồ mình vào cảm xúc rất trong trẻo của thời đại chống Pháp, chống Mĩ ở mỗi ca khúc này, chúng ta sẽ hiểu thế nào là sự sống, tình yêu mạnh hơn bom đạn và cái chết. Đó là những ca khúc cách mạng hay nhất đã đang và mãi đi cùng năm tháng./.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch (theo Pilin và

E.A. A Tzurganova chủ biên), Các khái niệm và thuật ngữ của các

trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20,

Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

2. Diệp Quang Ban, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,

Nxb.Giáo dục, 2009.

3. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb.Giáo dục,

2008.

4. Cấu trúc nhịp thơ và nhạc âm của thơ, tạp chí Sơng Hương số 240,

2/2009.

5. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Nxb.Giáo dục, tập 2, 2001.

6. Đinh Kiều Châu, Ngôn ngữ Truyền thông Xã hội tiếng Việt qua các

thông điệp Truyền thông Phát triển Cộng đồng, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Hà Nội, 2010.

7. Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb.Văn học, 2002.

8. Chủ nghĩa hậu hiện đại như một hệ hình thế giới quan, tạp chí Văn hố

Nghệ An, 4 – 2009.

9. Chức năng của hiệp vần, tạp chí Hợp Lưu số 10.

10. Dịch và lí thuyết dịch như một hệ hình lí luận, phê bình mới, tạp chí

Nghiên cứu văn học, 12 – 2009.

11. Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb.Văn học, 2002.

12. Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vƣơng dịch (theo Kate Hamburger), Logic

học về các thể loại văn học, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004,

tr365.

13. Nguyễn Thị Hà, Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lí nhà

nước qua phương pháp phân tích diễn ngơn, Luận án Tiến sĩ, ĐH KHXH&NV, 2009.

14. Nguyễn Hồ, Khía cạnh văn hố của phân tích diễn ngơn, tạp chí Ngơn ngữ số 12 -2005, Hà Nội.

15. Nguyễn Hồ, Phân tích diễn ngơn – một số vấn đề lí luận và phương

pháp, chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

16. Nguyễn Thái Hoà, Từ điển tu từ – phong cách – thi pháp học,

Nxb.Giáo dục, 2005.

17. Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch (theo David Nunan), Dẫn nhập phân

tích diễn ngơn, Nxb.Giáo dục, 1998.

18. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb.Giáo dục, 2000.

19. Trần Thiện Khanh, Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học,

diễn ngôn thơ, http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhung- goc-nhin-van-hoa/

20. Khía cạnh văn hố của phân tích diễn ngơn, tạp chí Ngơn ngữ, 12 -

2005.

21. Ngô Thị Thanh Mai (HV Cao học khoá 2004-2007, Chuyên ngành

Ngôn ngữ Anh), Phan Văn Hòa (Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học

Đà Nẵng), Tìm hiểu về đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính

trị Anh – Việt, Nghiên cứu khoa khọc, 2007.

22. Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngơn nghệ thuật ngơn từ, tạp chí Ngơn ngữ số 4 – 2009.

23. Phạm Quốc Lộc, Lê Nguyên Long, Dịch và lí thuyết dịch như một hệ

hình, phê bình mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 -2009, Hà Nội,

tr.7.

24. Nguyên lí cấu trúc nhịp thơ, tạp chí Thơ số 4/2008.

25. Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch (theo George Yule), Dụng

học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb.Giáo dục, 1997.

26. Nhạc sĩ Cù Minh Nhật tuyển soạn, 101 ca khúc chào thế kỷ, Nxb.Âm

nhạc, 2007.

28. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nxb.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1980.

29. Nguyễn Trọng Phúc, Lê Thanh Hƣơng, Tóm tắt văn bản tiếng Việt sử

dụng cấu trúc diễn ngôn, Báo cáo khoa học, Đại học Bách Khoa Hà

Nội.

30. Nguyễn Minh Quân, Chủ nghĩa hậu hiện đại: những khái niệm căn

bản” in trong Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết,

Nxb.Hội Nhà văn, Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đông Tây, 2003, tr.164.

31. Nguyễn Hƣng Quốc, Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học, Nxb.

Văn mới, USA, 2007, tr.360.

32. Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch (theo Antoine Compagnon), Bản

mệnh của lý thuyết, Nxb.Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2006, tr.192-193.

33. Trần Đình Sử, Văn học như là tư duy về cái khả nhiên, Tạp chí Sơng

Hương số 231 -2008, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh Tấn chủ biên, Từ trong di sản (Những ý kiến về văn học

từ đầu thế kỉ XX ở nước ta), Nxb.Tác phẩm mới, Hội Nhà văn, Hà Nội,

Hà Nội, 1981.

35. Tính chất nước đơi của chủ thể hậu thuộc địa trong Vu khống của Linda Lê, tạp chí Văn học nƣớc ngồi số 3 – 2010.

36. Tính chất nƣớc đơi và mầm mống phá huỷ nhãn quan thực dân về Việt

Nam tính trong bộ phim Đơng Dƣơng, http://www.tienve.org

37. Trần Văn Tồn, Diễn ngơn về tính dục trong văn xi hư cấu Việt Nam

từ đầu thế kỉ XX đến 1945 in trong Nghiên cứu văn học Việt Nam,

những khả năng và thách thức, Nxb.Thế giới, 2009.

38. Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc,

Nxb.Văn học, Hà Nội, 2001, tr.406.

39. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb.ĐH và

40. Đoàn Thiêm, Quan niệm và sáng thơ - Theo lời thi nhân và học giả phương Tây (trích dịch), Viện Đại học Huế, 1962, tr54.

41. Trần Thuần dịch (theo Gillian Brown, George Yule), Phân tích diễn

ngơn, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

42. Thực hành phân tích diễn ngơn bài Lá rụng, tạp chí Ngơn ngữ, 2 –

2009.

43. Lộc Phƣơng Thuỷ chủ biên, Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ

XX, tập hai, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.411 và tr.655.

44. Đỗ Lai Thuý biên soạn và giới thiệu, Sự đỏng đảnh của phương pháp,

Nxb.Văn hố thơng tin, Hà Nội, 2004, tr.501.

45. Lê Ngọc Trà, Tư tưởng lí luận của nhà văn và sáng tác văn học, Văn

nghệ số 34, ngày 22.8.1987, Hà Nội.

46. Hoàng Văn Vân dịch (theo Mak Halliday), Dẫn luận ngữ pháp chức

năng, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

47. Về diễn ngôn tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tạp chí Diễn đàn Văn

DANH MỤC TƢ LIỆU TRÍCH DẪN

Danh sách một số ca khúc đƣợc sáng tác trong giai đoạn 1945-1975

Stt Tên ca khúc Tác giả Năm

1 Tiến quân ca Văn Cao 1944

2 Chiến sĩ Việt Nam Văn Cao 1945

3 Mƣời chín tháng Tám Xuân Oanh 1945

4 Giải phóng quân Phan Huỳnh Điểu 1945

5 Diệt phát xít Nguyễn Đình Thi 1945

6 Nam Bộ kháng chiến Tạ Thanh Sơn 1946

7 Ngƣời Hà Nội Nguyễn Đình Thi 1947

8 Học sinh hành khúc Lê Thƣơng 1947

9 Làng tôi Văn Cao 1947

10 Ngày mùa Văn Cao 1948

11 Bình Trị Thiên khói lửa Nguyễn Văn Thƣơng 1948

12 Du kích sơng Thao Đỗ Nhuận 1948

13 Con kênh xanh xanh Ngô Quỳnh 1949

14 Làng tơi Hồ Bắc 1949

15 Tiểu đồn 307 Nguyễn Hữu Trí - Nguyễn Bính 1949

16 Quê em Nguyễn Đức Toàn 1949

17 Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Minh 1949

18 Tiến về Hà Nội Văn Cao 1949

19 Du kích Long Phú Quốc Hƣơng 1949

20 Quê hƣơng anh bộ đội Xuân Oanh 1949

21 Lời Ngƣời ra đi Trần Hoàn 1949

22 Lá xanh Hoàng Việt 1951

24 Lên ngàn Hoàng Việt 1952

25 Hành quân xa Đỗ Nhuận 1953

26 Nhạc rừng Hoàng Việt 1953

27 Qua miền Tây Bắc Nguyễn Thành 1953

28 Hò kéo pháo Hoàng Vân 1953

29 Chiến thắng Điện Biên Đỗ Nhuận 1954

30 Trên đồi Him Lam Đỗ Nhuận 1954

31 Tình ca Hồng Việt 1956

32 Câu hị bên bờ Hiền Lƣơng Hồng Hiệp – Đằng Giao 1957

33 Tiến bƣớc dƣới quân kì Dỗn Nho 1958

34 Biết ơn chị Võ Thị Sáu Nguyễn Đức Toàn 1958

35 Bài ca hi vọng Văn Ký 1958

36 Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó Nguyễn Tài Tuệ 1959

37 Tình ca Tây Bắc Bùi Đức Hạnh – Cầm Giang 1959

38 Việt Nam quê hƣơng tôi Đỗ Nhuận 1961

39 Bài ca may áo Xuân Hồng 1961

40 Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Ngƣời Trần Kiết Tƣờng 1962

41 Những ánh sao đêm Phan Huỳnh Điểu 1962

42 Tình em Huy Du – Ngọc Sơn 1962

43 Qua sông Phạm Minh Tuấn 1963

44 Anh vẫn hành quân Huy Du – Trần Hữu Thung 1964

45 Lời anh vọng mãi ngàn năm Vũ Thanh 1964

46 Hành quân đêm Xuân Hồng 1964

47 Chiếc khăn tay Xuân Hồng 1964

48 Xuân chiến khu Xuân Hồng 1965

49 Cơ gái vót chơng Hồng Hiệp 1965

50 Mỗi bƣớc ta đi Thuận Yến 1965

52 Cô gái mở đƣờng Xuân Giao 1966

53 Đƣờng tôi đi dài theo đất nƣớc Vũ Trọng Hối 1966

54 Những cơ gái quan họ Phó Đức Phƣơng 1966

55 Vàm Cỏ Đông Trƣơng Quang Lục - Hoài Vũ 1966

56 Em là hoa Pơ lang Đức Minh 1966

57 Ngƣời đợi ngƣời Tôn Thất Lập 1966

58 Tiến về Sài Gòn Huỳnh Minh Siêng 1966

59 Bài ca Trƣờng Sơn Trần Chung – Gia Dũng 1967

60 Ngƣời lái đị trên sơng Pơ Kơ Cầm Phong – Mai Trang 1967

61 Chiếc gậy Trƣờng Sơn Phạm Tuyên 1967

62 Hát cho dân tôi nghe Tôn Thất Lập 1967

63 Tiếng chày trên sóc Bom Bo Xuân Hồng 1967

64 Cùng anh tiến quân trên đƣờng dài Huy Du - Xuân Sách 1967

65 Rừng xanh vang tiếng Ta lƣ Phƣơng Nam 1967

66 Đƣờng chúng ta đi Huy Du – Xuân Sách 1968

67 Nối vòng tay lớn Trịnh Công Sơn 1968

68 Bão nổi lên rồi Trọng Bằng 1968

69 Lời ca dâng Bác Trọng Loan 1968

70 Tiếng đàn Ta lƣ Huy Thục 1968

71 Tự nguyện Trƣơng Quốc Khánh 1968

72 Đất q ta mênh mơng Hồng Hiệp 1968

73 Cơ gái Sài Gịn đi tải đạn Lƣ Nhất Vũ 1968

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến (Trang 121 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)