Tại thành phố Trịnh Châu

Một phần của tài liệu TheoDauChanXua_ThichNhuDien (Trang 27 - 28)

ào lúc 15 giờ ngày 9.10.1997 sau khi dùng cơm và nghỉ trưa tại khách sạn, chúng tôi được một người

thông dịch giỏi tiếng Đức hướng dẫn đi thăm thành phố và sơng Hồng Hà.

Thành phố Trịnh Châu lại có biệt danh qua 5 chữ Trung Quốc là: Trung, Thông, Phú, Cổ, Thương. Năm chữ nầy được giải thắch như sau:

Trịnh Châu là thủ phủ của tỉnh Hà Nam nằm cách Bắc Kinh 700 cây số, cách Nam Vũ Hán cũng 700 cây số, cách

Đông Nam Kinh 600 cây số. Nên Trịnh Châu được gọi là

Trung Gian giữa các thành phố nầy.

Trịnh Châu cũng là trung tâm giao thông bằng đường xe

lửa nối mạn sang tận Hồng Kơng và Amsterdam, Âu Châu, có xa lộ thẳng tắp nối các thành phố lớn và có đường bay

quốc tế đi khắp các châu trong thời gian gần đây.

Trịnh Châu cũng được gọi là một thành phố giàu có. Vì

nơi đây nông nghiệp cũng như kỹ nghệ rất thịnh hành. Quả

thật vậy, từ xe lửa nhìn qua cửa sổ, hay từ xe Bus, chúng tôi thấy bông lúa nặng trĩu trên cành. Cây trái sum sê, chứng tỏ nông nghiệp vùng nầy rất thịnh. Một phần lớn có lẽ nhờ đất bồi của sơng Hồng Hà.

Trịnh Châu cũng là một thành phố cổ có 3.500 năm lịch sử, là kinh đơ của thời nhà Thương thuở trước. Bây giờ người

ta đang khai quật một số mộ cổ tại vùng nầy để tìm lại những di tắch lịch sử của thuở xa xưa.

Cuối cùng Trịnh Châu là một thành phố thương mại nổi tiếng. Mỗi năm đều có những triển lãm lớn như Messe tại

Hannover về xe hơi, rượu, thuốc lá v.v...

Sau đó người thơng dịch đưa chúng tôi đến thăm sông

Hồng Hà. Sơng nầy dài 5.464 cây số và là sông lớn thứ 2 của Trung Quốc chảy qua 9 tỉnh của xứ nầy. Sông rộng mênh mông. Đứng từ bờ sông bên nầy không thấy bờ bên kia và

suốt dọc từ miền Bắc xuống miền Nam của Trung Quốc sông nầy đều rộng như vậy. Có lẽ vì thế mà ngày xưa Tản Đà đã

dùng đến trong thơ văn của người rằng: "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy

Thiên thượng lai bôi, lưu đáo hải bất phục hồi"

Ở Việt Nam mà rành chuyện nước Tàu. Trong khi đó

chuyện của nước ta thì có nhiều người khơng rành, trong đó

có tơi. Có lẽ vì sử liệu thiếu thốn. Không gian và thời gian khơng cho phép; nên cái gì thuộc về cổ xưa đã bị chôn vùi

nơi dĩ vãng. Ai là người sẽ có thể tìm lại di tắch của nước ta vào mấy ngàn năm về trước nầy.

Tại đây cũng khơng có gì để xem nhiều, nên chúng tơi lại

về khách sạn tắm giặt, nghỉ ngơi, để ngày mai còn đi thăm

tiếp.

Một phần của tài liệu TheoDauChanXua_ThichNhuDien (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)