Ngày 15 tháng 10 năm 1997 Phái đoàn rời Phổ Đà Sơn

Một phần của tài liệu TheoDauChanXua_ThichNhuDien (Trang 43 - 45)

Phái đoàn rời Phổ Đà Sơn Đi Ninh Ba và Hàng Châu

áng nay chúng tôi dùng điểm tâm sớm tại khách sạn

Tức Lai Trang. Khách sạn nầy hầu như đoàn hành

hương nào từ ngoại quốc đến cũng ở, có lẽ vì khách

sạn tốt nhất trong vùng, trang trắ theo kiểu Nhật, trông rất đẹp mắt. Mà điều ấy cũng dễ hiểu, vì có rất nhiều khách Nhật Bản

đến đây; nên phải làm như vậy khách mới vui lịng.

Phái đồn chúng tơi chuyển hành lý xuống tàu trong cơn mưa dầm vào buổi sáng mùa thu, làm cho lòng người đi kẻ ở còn bồn chồn, tưởng như đã quen nhau từ mấy độ luân hồi. Không biết chúng tôi nhớ cảnh, nhớ chùa nơi đây; hay vì

mưa rơi mà làm cho lịng người thêm trĩu nặng?

Tàu đưa chúng tôi đến cảng Ninh Ba. Thành phố nầy cũng tương đối lớn và phát triển mạnh, nhờ vốn liếng của bà con

Hoa kiều ở ngoại quốc gởi về đầu tư.

10 giờ 30 phút chúng tôi lên xe Bus được sự hướng dẫn

của một cô thông dịch, nói khá rành tiếng Đức. Xe vào sâu

nơi trung tâm thành phố để dùng cơm trưa, nơi một tiệm ăn mà hãng du lịch đã đặt trước. Phải thành thật mà nói, cách tổ chức, đưa, đón, cũng như ăn uống, nghỉ ngơi, Nha Du Lịch

Quốc Gia của Trung Quốc tổ chức quá chu đáo, ắt có nơi nào bằng. Nếu có, nên cải cách chuyện vệ sinh công cộng là đủ. Về đi đứng, chúng tôi mới đi lần đầu, chưa quen phong tục,

tập quán tại Trung Quốc; nhưng cứ mạnh dạn, vì tin tưởng có một ắt vốn liếng ngoại ngữ, chứ khơng phải tin tưởng cách tổ chức của họ. Nếu lỡ bị lạc đường, khơng biết nơi đến thì hỏi. Chỉ đơn giản thế thôi; nhưng không ngờ cách tổ chức đưa đón ở đây thì q tuyệt vời. Chỉ có vấn đề dầu mỡ là đáng

nói. Người Trung Quốc ăn món gì cũng có dầu lênh láng. Có

lẽ vì xứ lạnh chăng? Điều ấy có lẽ cũng chỉ một phần, mà có lẽ vì thói quen của họ thì nhiều hơn. Chúng tơi ăn chừng một tuần lễ đầu thì thấy ngon; nhưng tuần lễ sau bị đau cổ. Vì dầu nhiều quá. Đã đề nghị với thông dịch viên là đi đến nhà hàng nào cũng nên nói điều đó trước tiên. Có nơi làm giống như đề nghị; nhưng có nơi quên cũng bỏ thật là nhiều dầu. Cịn vấn

đề nan giải khác, đó là cơm. Ở Trung Hoa người ta dùng cơm

gần sau cùng với một loại xào mặn nào đó. Cịn Việt Nam

của chúng ta có thói quen là ăn cơm kèm với đồ ăn ngay từ

lúc đầu. Do vậy mà đi đâu cũng đề nghị với người thông dịch là hãy cho cơm lên trước, khiến cho mấy cơ bồi bàn nhăn mặt, nói xắ xơ, xắ xào tiếng Trung Hoa là tại sao kỳ vậy? Trong khi đó thì phái đồn hả hê, vì đã nhận được cơm sớm

hơn. Đây có lẽ là một thói quen của mỗi dân tộc vậy. Ai đúng, ai sai, ai hay hơn ai, điều ấy chẳng ai trả lời được. Vì đúng hay sai nó cũng chỉ có tắnh cách tương đối mà thôi.

Sau khi dùng trưa một số tản mát nơi siêu thị để mua dầu gió, thuốc bắc, tự điển, va-li v.v... Và đến 16 giờ chiều thì lên xe lửa để đi đến Hàng Châu. Tại bến xe lửa Ninh Ba tôi bị

nhức răng lại một lần nữa. Thế là muối được xỉa vào chân

răng và cô thơng dịch chịu khó đi mua dùm một ắt thuốc

chống đau để lên tàu ngậm tiếp. Có đến 49 tuổi đời, tôi rất ắt

bị bịnh; nhưng kể từ năm nầy trở đi, sức khỏe và cơ thể cảm thấy yếu dần. Có lẽ sự làm việc và học hành của tôi sau 25 năm ở ngoại quốc đã quá miệt mài, nên mới ra nông nỗi ấy.

Bây giờ lời Phật dạy về vô thường, khổ, không, vô ngã lại càng có ý nghĩa nơi tơi nhiều hơn nữa. Cũng như thế đó, khi cịn mạnh khỏe, trẻ trung, khi nghe đến sanh, lão, bệnh, tử,

khổ, chúng ta chỉ có một khái niệm chung chung. Chỉ khi nào người ta thể nghiệm vấn đề nầy qua cuộc sống thì lời dạy của

Đức Phật lại nhiệm mầu hơn.

Từ Ninh Ba đến Hàng Châu là 180 cây số. Tàu đến ga

Hàng Châu vào lúc 19 giờ. Xe lửa lần nầy thì quá tuyệt vời.

Hạng nhất mà chúng tôi đi bằng hạng nhất ở Âu Châu. Có lẽ tùy theo chuyến chăng? nhưng điều đặc biệt là giá cả, quá rẻ so với Đức. 180 cây số giá vé hạng nhất mà chỉ có 70 Nhân dân tệ, tức bằng 15 Đức Mã giá năm 1997. Ở Đức thì phải kể

đắt hơn 10 đến 15 lần như vậy. Vắ dụ từ Hannover đến

München và từ München về Hannover hơn 500 cây số, giá một vịng nếu khơng có Bahn Card là 200 Đức Mã đi hạng

nhì. Nếu hạng nhất gần gấp đơi và có thể nói rằng giá xe lửa

ở nước Đức cao nhất thế giới. Tôi cũng đã so sánh giá xe lửa

của Đức và Nhật; nhưng tại Nhật vẫn còn rẻ hơn Đức nhiều. Hôm nay tôi viết đoạn văn nầy tại nhà ngủ trọ của

Bundesverwaltungsamt ở Köln. Đây là nhà ngủ chắnh phủ lo

cho nhân viên của họ, chúng tôi ở lại đây để dự những cuộc

họp liên quan đến sự tài trợ của chắnh phủ cho các Tổ Chức

Văn Hóa và Từ Thiện của nước Đức cho các xứ Đông Âu và người tỵ nạn, cũng đã thảo luận về vấn đề di chuyển bằng xe lửa, xe hơi tại xứ nầy. Chữ Bundesverwaltungsamt có thể dịch ra tiếng Việt là Cơ Quan Hành Chánh Liên Bang. Ở đây tồn là người Đức, chỉ có tơi và Hạnh Hòa là người Việt. Đi vào sở ai cũng nhìn mình và tự nhiên tơi thấy mình gần gũi với họ nhưng cũng xa lạ. Vì ngơn ngữ tơi khơng xa lạ mà văn hóa và cách phục sức, chúng tôi không giống họ một tắ nào.

Tại Hàng Châu chúng tôi được anh hướng dẫn viên người Hoa rất rành tiếng Đức đón tại nhà ga và đưa chúng tôi về

khách sạn Tân Kiều. Đến đây tự nhiên nhớ đến bài thơ của

Trương Kế đã đề thơ vào nhiều thế kỷ trước, bài: Phong Kiều Dạ Bạc, như sau:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư họa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền

Trăng tàn tiếng quạ kêu sương

Gió sơng đối cảnh sầu vương lửa chài Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

(Trần Trọng Kim)

Một phần của tài liệu TheoDauChanXua_ThichNhuDien (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)