Thời-gian đã dệt truyện Thúy Kiều thành một bài thơ Đoạn-trường. Tình-yêu là yếu tố thứ hai làm thành sự liên-tục của những đám mây trôi nổi vô-định trên nền trời xanh và giúp cho Truyện Kiều là bài thơ Đoạn Trường.
Bà Tam Hợp đạo-cô phán rằng, Thúy Kiều:
…Mang một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong; Vậy nên những chốn thong dong Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng, Ma đưa lối, quỉ đem đàng,
Bà nói đúng. Thúy Kiều là một cơ gái có một tâm hồn bất-ổn-định, “sắc sảo khơn ngoan”, nhưng cịn non dại. Người ta không thể trách điều ấy được ở một người con gái “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”, ở một gia-đình nghèo (gia tư (nghỉ) cũng thường thường bậc trung) muốn ngoi lên mà khơng có phương- tiện, con trai có đi học và con gái thì hơi thả lỏng, biết chữ nghĩa, biết đàn địch, theo truyện thì được đọc cả Tây Sương Kí: nếu con người là sản-phẩm của xã- hội thì làm sao một người con gái nhỏ tránh được sự ước mong và thấp hơn nữa, sự mơ-mộng? Trong sự méo-mó nghề-nghiệp của người viết những dòng này, nếu trên tuổi 12-14 mà thân-thể cũng như tâm-tính của một thiếu-nữ chưa bắt đầu nảy nở, thì là một trường-hợp bệnh-tật, trừ khi là chính gia-đình và xã- hội của thiếu-nữ ấy có vấn-đề. Phương chi, trong trường-hợp Thúy Kiều, lại có chuyện:
Nhớ từ năm hãy thơ ngây,
Có người tướng-sĩ đốn ngay một lời, Anh hoa phát tiết ra ngồi,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa!
Đó là một tội ác mà chỉ có những gia-đình và xã-hội ấu-trĩ mới có thể vơ tâm mà để xảy ra được cho con trẻ trong nhà.
Thúy Kiều có mang một chữ tình. Cái tình ấy khơng chỉ có một mà là ba:
Thứ nhất là yêu mẹ yêu cha, yêu gia-đình, u q hương;
Thứ hai là u chính mình, thương chính mình;
Thứ ba là mối tình đột-ngột, vừa chớm nở, còn mơ hồ, với một người bạn học của em trai mình, họ Kim tên Trọng, mới gặp mặt trong một buổi chiều tà, chỉ thoảng qua như một giấc mơ chập chờn.
Nguyễn Du cũng là nịi tình và cũng có ba mối tình: tình yêu nước cũ với quê hương, tình yêu và thương cái thân-phận mình, và một mối tình văn- thơ đã xưa nhưng chưa dứt được.
Nguyễn Du đã nhập khối tình già của mình vào khối tình ngây thơ của Thúy Kiều thành thơ.
Chúng ta là những người đời nay, đã bớt bị những đè-nén, trói buộc của nền đạo-đức ln-lí cổ-thời, trọng lễ-giáo và hình-thức đến độ khơng nhận sự chân thực và thành tâm. Không ai biết trong một trăm năm nữa, sự xung-đột giữa những khuynh-hướng cá-nhân chủ-nghĩa và cái nền văn-hóa bảo thủ sẽ thỏa hiệp ở mức-độ nào. Ở Thế-kỉ thứ Hai Mươi Mốt, tuy Thế-kỉ mới vào tuổi thứ 10, tơi tơn kính các cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, và cả Phạm Quỳnh, như những nhân-sự lớn của một thời lịch-sử, nhưng đó là về mặt chính-trị. Trong cái thế-giới càng ngày càng nhỏ hẹp và chật-chội này, những quan-niệm về con người và về gia-đình, xã-hội khơng cịn theo Kinh Lễ và Kinh Xuân-Thu được, và Thơ cũng khơng cịn ở trong cái khn của Thi Kinh.