Các yêu cầu khác đối với kết cấu

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG ĐÈ TÀI CHUNG CƯ TÂN THỊNH LỢI (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU

2.5. Các yêu cầu khác đối với kết cấu

Tuổi thọ cơng trình xây dựng được tính từ thời điểm cơng trình được đưa vào khai thác sử dụng cho tới khi chuyển sang trạng thái giới hạn.

Tuổi thọ cơng trình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, vật liệu xây dựng…

Niên hạn sử dụng cơng trình được quy định tại QCVN 03:2012/BXD: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGUYÊN TÁC PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG, CƠNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ căn cứ vào cấp cơng trình.

Dựa vào thơng tư số 03/2016/TT-BXD, cơng trình đang thiết kế là cơng trình cấp II (có 12 tầng) nên cơng trình của niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm.

2.5.2. Lớp bê tông bảo vệ

Lớp bê tông bảo vệ cần phải được đảm bảo:

+ Sự làm việc đồng thời của cốt thép với bê tông.

+ Sự neo cốt thép trong bê tơng và khả năng bố trí mối nối của các chi tiết cốt thép. + Tính tốn vẹn của cốt thép dưới các tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có mơi trường xâm thực)

+ Khả năng chịu lửa của kết cấu.

Đối với cốt thép cấu tạo thì giá trị tối thiểu cảu chiều dày lớp bê tông bảo vệ đưươc lấy giảm bớt 5mm so với giá trị yêu cầu đối với cốt thép chịu lực

Trong mọi trường hợp, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng cần được lấy không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép và khơng nhỏ hơn 10mm.

Giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ của cốt thép chịu lực (kể cả cốt thép nằm ở mép trong của các cấu kiện rỗng tiết diện vành khuyên hoặc tiết diện hộp), lấy theo bảng 19 của TCVN 5574:2018.

Kết luận: Cơng trình thuộc dạng điều kiện làm việc trong các gian phòng được che phủ

với độ ẩm nâng cao (lớn hơn 75% khi khơng có các biện pháp bảo vệ bổ sung), nên chiều dày tối thiểu của lớp bê tông được chọn là c = 25mm.

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ sẽ được chọn cụ thể trong phần thiết kế các cấu kiện.

2.5.3. Khoảng các thông thuỷ tối thiểu giữa các thanh cốt thép

Khoảng các thông thuỷ tối thiểu giữa các thanh cốt thép cần được lấy sao cho đảm bảo sự làm việc đồng thời giữa cốt thép với bê tơng và có kể đến sự thuận tiện khi đổ và đầm hỗn hợp bê tông, nhưng khơng nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thanh cốt thép, đồng thời không nhỏ hơn:

+ 25mm - đối với các thanh cốt thép dưới được bố trí thành một hoặc hai lớp và nằm ngang hoặc nghiêng trong lúc đổ bê tông.

+ 30mm - đối với các thanh cốt thép trên được bố trí thành một hoặc 2 lớp và nằm ngang hoặc nghiêng trong lúc đổ bê tông.

+ 50mm - đối với các thanh cốt thép dưới được bố trí thành ba lớp trở lên (trừ các thanh hai lớp dưới cùng) và nằm ngang hoặc nằm nghiêng trong lúc đổ bê tông, cũng như đối với các thanh nằm theo phương đứng trong lúc đổ bê tông.

2.5.4. Neo cốt thép

Neo cốt thép được thực hiện bằng một tổ hợp các biện pháp sau đây: + Đầu các thanh thép để thằng (neo thẳng).

+ Uốn một đầu thanh thép dưới dạng móc, uốn chữ L hoặc uốn chữ U (chỉ đối với cốt thép không ứng suất trước).

+ Hàn hoặc đặt các thanh thép ngang (chỉ đối với cốt thép không ứng suất trước). + Sử dụng các chi tiết neo đặc biệt ở đầu thanh thép.

Neo thẳng và neo chữ L chỉ được phép sử dụng đối với cốt thép gân. Đối với các thanh trơn chịu kéo chỉ cần uốn móc, uốn chữ U, hoặc hàn với các thanh thép ngang hoặc phải có các chi tiết neo đặc biệt.

Neo chữ L, neo có móc hoặc uốn chữ U không nên sử dụng để neo cốt thép chịu nén, trừ trường hợp cốt thép trơn mà có thể phải chịu kéo trong một số tổ hợp tải trọng. Chiều dài cốt thép neo, nối sẽ được trình bày chi tiết trong phân tính tốn các cấu kiện

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG ĐÈ TÀI CHUNG CƯ TÂN THỊNH LỢI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)