Bảng tính chất cơ lý của các lớp đất

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG ĐÈ TÀI CHUNG CƯ TÂN THỊNH LỢI (Trang 92 - 94)

Lớp đất Độ ẩm W% Dung trọng (g/cm3) Hệ số rỗng e Độ sệt IL Hệ số nén lún a1-2 (kg/cm3) Lực dính c (kg/cm2) Góc ma sát trong φ γW γd γdn 1 87.9 1.424 0.770 0.471 2.405 1.86 0.464 0.086 3°54' 2 25.3 1.914 1.529 0.960 0.759 0.49 0.053 0.202 11°49' 3 23.3 1.968 1.597 1.003 0.686 0.21 0.030 0.379 15°53' 4 22.5 1.964 1.603 1.003 0.668 0.73 0.051 0.081 23°49' 5 18.6 2.044 1.724 1.077 0.547 - 0.044 0.039 31°05'

6.1.2. Lựa chọn giải pháp móng

Cơ sở chính để lựa chọn giải pháp nền móng dựa trên:

+ Đặc điểm cơng trình và tài trọng tác động lên móng cơng trình. + Tình hình phân lớp, chiều dày các lớp đất và tính chất từng lớp đất.

Trong thực tế xây dựng hiện nay móng cơng trình được chia làm 2 loại chính là móng nơng và móng sâu.

6.1.2.1. Móng nơng

Móng nơng (trên nền thiên nhiên hoặc nhân tạo) thường được sử dụng cho các cơng trình có tải trọng lên móng khơng lớn (áp dụng cho các cơng trình thấp hơn 7-8 tầng) xây dựng trên các nền đất có các lớp đất tốt đủ dày nằm phía trên.

Móng nơng có những loại cơ bản sau đây:

+ Móng đơn dưới cột hoặc tường kết hợp với hệ giằng móng. + Móng băng (thường bố trí giao nhau) dưới cột hoặc dưới tường. + Móng bè (có sườn hoặc khơng có sườn).

Lựa chọn móng nơng trên nền đất yếu thường phải kết hợp với việc xử lý nền.

6.1.2.2. Móng sâu

Móng sâu thường được sử dụng cho các cơng trình có tải trọng lên móng lớn (thơng thường nhà cao hơn 8 tầng) hoặc cơng trình chịu tải trọng ngang lớn và lớp đất tốt nằm dưới sâu. Móng sâu được sử dụng chủ yếu là móng cọc. Phụ thuộc vào vật liệu, cọc có thể là cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép (BTCT),…

Phụ thuộc vào công nghệ thi công, cọc bê tơng cốt thép có thể được chia ra loại cọc đúc sẵn (đóng, ép) và cọc đỗ tại chỗ (cọc khoan nhồi).

Kết luận: Dựa vào những phân tích trên của 2 loại móng và đặc điểm của cơng trình đang

thiết kế, ta lựa chọn giải pháp móng sâu cho cơng trình với 2 phương án: móng cọc bê tơng cốt thép (đóng, ép) và cọc khoan nhồi.

6.1.2.3. Cọc ép

Nếu dùng móng cọc ép (ép trước khi đào đất) có thể cho cọc đặt vào lớp đất 5,việc hạ cọc sẽ gặp khó khăn khi cần xuyên vào lớp 2,3,4 có chiều sâu lớn , có thể phải khoan dẫn .

Ưu điểm: là giá thành rẻ, thích hợp với điều kiện xây chen, khơng gây chấn động đến

các cơng trình xung quanh. Dễ kiểm tra chất lượng của từng đoạn cọc được thử dưới lực ép. Xác định được sức chịu tải của cọc ép qua lực ép cuối cùng.

Nhược điểm: kích thước và sức chịu tải của cọc bị hạn chế do tiết diện cọc, chiều dài

cọc khơng có khả năng mở rộng và phát triển do thiết bị thi công cọc bị hạn chế hơn so với các công nghệ khác ,thời gian thi công kéo dài hay gặp độ chối giả khi đóng. Với qui mơ cơng trình sẽ gặp khơng ít khó khăn.

Nếu dùng móng cọc khoan nhồi, có thể đặt cọc lên lớp cát thơ lẫn cuội sỏi tuỳ thuộc vào điều kiện cân bằng sức chịu tải của cọc tính theo cường độ vật liệu cọc và tính theo cường dộ đất nền.

Ưu điểm:Có thể tạo ra những cọc có đường kính lớn, do đó sức chịu tải của cọc khá

cao.Do cách thi công, mặt bên của cọc nhồi thường sần sùi, do đó ma sát giữa đất và cọc nói chung có trị số lớn hơn so với các loại cọc khác. Tốn ít cốt thép vì khơng phải vận chuyển cọc. Khi thi công không gây ra những chấn động làm nguy hại đến các cơng trình lân cận. Nếu dùng cọc nhồi thì điều kiện mở rộng chân cọc ( nhằm tăng sức chịu tải của cọc ) tương đối dễ dàng hơn .

Nhược điểm:Khó kiểm tra chất lượng cọc.Thiết bị thi công tương đối phức tạp.Công

trường dễ bị bẩn trong q trình thi cơng.

Kết luận: Căn cứ vào tải trọng tác dụng truyền xuống móng, điều kiện địa chất và trên cơ

sở phân tích những ưu, nhược điểm của các loại cọc , khả năng thi cơng ta chọn phương án móng cọc khoan nhồi thiết kế cho cơng trình , một phương án đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

6.1.3. Chọn chiều sâu đặt đài móng

Chiều sâu đáy đài phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tính địa chât tại khu vực xây dựng, tính chất của cơng trình, vị trí xây dựng. Chiều sâu đặt đài Df phải thoả mãn các điều kiện sau:

+ Nếu cơng trình khơng có tầng hầm, xung quanh khơng có cơng trình lân cận, địa chất tương đối thuận lợi thì để đơn giản trong thi cơng như ép cọc, đào thi cơng đài móng,... chiều sâu đặt đáy đài Df khoảng từ 1.5m đến 3m.

+ Nếu cơng trình có hầm thì cao độ mặt trên của đài trùng với cao độ mặt trên của sàn tầng hầm để thuận tiện cho thi cơng và có lợi cho việc về mặt chịu lực của sàn tầng hầm.

+ Nếu cơng trình xây chen (xung quanh giáp ranh với các cơng trình lân cận) thì chiều sâu đặt đài khơng nên q sâu vì khi thi cơng dễ ảnh hưởng đến các cơng trình lân cận.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG ĐÈ TÀI CHUNG CƯ TÂN THỊNH LỢI (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)