ngƣời trong tiếng Hán.
3.1. Qua sơ đồ 1 (phân chia các BPCTN theo cấp bậc) chúng tôi thấy trong tiếng Hán đại đa số các bộ phận cơ thể người được phân chia đến bậc 5, có 5 trường hợp phân chia bộ phận đến bậc 6, đó là (mắt), (tai), (miệng), các từ bậc 4 và (tay), (chân) các từ bậc 3. Các từ này đều là kết quả sự phân chia liền bậc hoặc cách một bậc của từ "đầu" ở bậc 2. Chúng tiếp tục phân chia thành các bộ phận ở bậc 4 và bậc 5. Trong các bộ phận bậc 5 đó, có một số từ phân chia tiếp tục đến bậc 6 như đã trình bày trong sơ đồ 1. Toàn bộ sự phân chia các BPCTN tiếng Hán theo cấp bậc mà chúng tơi đã trình bày ở trên phù hợp hồn toàn với nhận xét: "Sự phân chia các bộ phận của cơ thể con người trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nhiều lắm cũng chỉ đến bậc 6, ít khi đến bậc 7, bậc 8...E.S. Andersen. Dẫn theo Đỗ Hữu Châu 13, 179.
3.2. Nhìn vào bảng phân loại, chúng tơi thấy rằng, các từ chỉ bộ phận cơ thể con người ở bậc 1, bậc 2, bậc 3 và một số trường hợp ở bậc 4 đại đa số là từ đơn, còn phần lớn các từ từ bậc 4 trở xuống cho đến bậc 6 đều là từ phức, từ đó có thể thấy rằng , các từ chỉ BPCTN càng ở bậc cao (bậc một, bậc hai, bậc ba) thì càng có tính chất cơ sở, cơ bản theo quan điểm của B.Berlin và P.Key. Các từ ở bậc càng thấp thì phải dùng đến các phương thức phức hóa hình vị để cấu tạo các tên gọi chỉ những bộ phận nổi bật, cần được gọi tên, cần được chú ý. Chẳng hạn ở tiếng Việt có từ "tay" là từ cơ sở ,từ đơn, còn các bộ phận nhỏ hơn như "cánh tay", "khuỷu tay", "cổ tay", "bàn tay"... là các bộ phận nổi bật do các từ ghép biểu thị. Qua đó phản ánh một qui luật nhận thức và phạm trù hóa hiện thực bằng ngơn ngữ của con người. Bởi vì, thoạt tiên con người chỉ có ý thức đến những bộ phận dễ thấy, quan trọng nhất và những bộ phận đó mới được đặt tên. Trong quá trình nhận thức, về sau con người mới dần dần ý thức đến các bộ phận khác chi tiết hơn, "sâu kín" hơn mới đặt thêm các tên gọi mới bằng cách ghép các từ cơ sở đã có sẵn trong ngơn ngữ của mình tạo
nên các từ ghép.
3.3. Nhìn chung, ở trường từ vựng chỉ BPCTN, ở tiếng Việt có từ chỉ bộ phận này thì ở tiếng Hán cũng có từ chỉ bộ phận ấy. Chẳng hạn ở tiếng Việt có từ "mắt" thì tiếng Hán có từ tương ứng . Ngay cả một số trường hợp được coi là dị biệt thì tiếng Việt và tiếng Hán đều tồn tại những dị biệt như nhau. Chẳng hạn phần đầu con người (phần có tóc mọc) cả tiếng Hán và tiếng Việt đều khơng có từ riêng để gọi mà phải lặp lại chính từ "đầu" ở trên cấp trực tiếp để gọi tên (chải đầu: ). (gội đầu: ) v.v... Tuy nhiên trong tiếng Hán cũng có những bộ phận được gọi tên mà tiếng Việt khơng có hoặc ngược lại như "lưỡng quyền" (tiếng Việt), " ": bụng giữa (tiếng Hán). Song qua thống kê, phân loại chúng tôi thấy các đơn vị chỉ BPCTN trong tiếng Hán phong phú hơn, gọi tên các BPCTN cụ thể hơn và chi tiết hơn so với tiếng Việt. Các tên gọi các BPCTN có sự khác nhau về phong cách chức năng: có những tên gọi thơng thường, có những tên gọi thơng tục, có những tên gọi là thuật ngữ khoa học, có những tên chỉ dùng trong khẩu ngữ... chẳng hạn như cùng
để gọi phần phía trước của " đầu " tiếng Hán có các từ : (mặt), (mặt ), (mặt), (nét mặt), (khuôn mặt), (mặt), (mặt), (bộ mặt), (khuôn mặt), ( khuôn mặt ), (khuôn mặt), ( khuôn mặt ), ( bộ mặt ), (mặt mũi), (khn mặt), thì tiếng Việt chỉ có: "mặt ", " khn mặt", "vẻ mặt ", " bộ mặt ".
Về mặt phạm vi biểu vật các từ chỉ bộ phận cơ thể của tiếng Hán cũng có thể khác so với các từ tương đương trong tiếng Việt. Ví dụ: Từ "đầu" của tiếng Việt có thể dùng để cấu tạo rất nhiều tên gọi chỉ các bộ phận khác trên cơ thể con người như "đầu lưỡi", "đầu ngón chân", "đầu ngón tay"... Trong tiếng Hán "đầu lưỡi" lại được gọi là (ngọn lưỡi), "đầu ngón chân" được gọi là (mũi ngón chân).
3.4. Về ngữ nghĩa, các từ đơn ở bậc cơ sở (nhất là những từ chỉ các bộ phận dễ thấy, quan trọng nhất), thường có số lượng nghĩa nhiều hơn, có rất ít từ có một nghĩa mà đa số là có từ hai nghĩa trở lên, có những từ có đến 18 nghĩa (như từ " ":
đầu). Còn đối với các từ phức đại đa số là chỉ có một nghĩa, từ phức có nhiều nghĩa nhất cũng chỉ đến 4 là cùng.
3.5. Về cấu tạo, các từ phức chỉ BPCTN trong tiếng Hán cũng thường được cấu tạo theo hai cách hoặc lấy tên gọi BPCTN có sẵn nào đó làm hình vị cấu tạo, hoặc dùng hình vị lấy từ các trường biểu vật khác để tạo nên từ ghép theo kiểu ghép hợp nghĩa, phân nghĩa hay biệt lập.
a. Lấy tên gọi của hai bộ phận cơ thể làm hinh vị cấu tạo từ rồi tạo nên từ ghép theo kiểu đẳng lập. Ở đây lại phân thành hai loại nhỏ: 1. Từ ghép gồm 2 hình vị đồng nghĩa với nhau, ví dụ như: (mặt mũi), (mặt mũi),
(răng), (vai)...; 2. Từ ghép gồm 2 hình vị có ý nghĩa cùng loại như: (đầu óc), (đầu não), (xương thịt), (chân tay).
b. Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể làm hình bị cấu tạo từ kết hợp với một yếu tố khác tạo nên từ ghép theo kiểu ghép chính phụ. Yếu tố khác có thể là dùng hình vị lấy từ các trường biểu vật khác (có thể là những từ của trường động vật, trường thực vật, trường vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo v.v...)
Chẳng hạn như: (lá phổi), (gốc lưỡi), (cánh mũi)... thì (lá), (gốc) là từ của trường thực vật, (cánh) là từ của trường động vật. Hoặc như: (đỉnh đầu), (chóp mũi), (vành tai),
(cửa mình), (khí quản), (đường nước tiểu- niệu đạo), (khe răng - kẽ răng)... thì tất cả các âm tiết (hay hình vị) thứ 2 của từ đều là các từ lấy từ trường vật thể tự nhiên và trường vật thể nhân tạo.
Cũng qua các bảng từ trên ta thấy rất nhiều từ ghép chỉ các BPCTN của tiếng Hán được cấu tạo theo kiểu chính phụ là: 1/1 yếu tố chỉ tính chất phạm vi khơng gian kết hợp với một yếu tố chỉ bộ phận cơ thể như: (chân lớn - đùi),
(chân bé - ống chân), " " (ngón chân to - ngón chân cái), " " (ngón chân bé - ngón chân út). 2/1 yếu tố chỉ vị trí kết hợp với một yếu tố chỉ bộ phận cơ thể như: (bụng trên), " " (bụng giữa", "
phải)... 3/ một yếu tố chỉ số thứ tự kết hợp với một yếu tố chỉ bộ phận cơ thể. Đó là " " (ngón tay to - ngón cái), " " (ngón tay thứ 2 - ngón trỏ), " " (ngón tay thứ 3 - ngón giữa), " " (ngón tay thứ 4 - ngón áp út), " " (ngón út).
Từ những ví dụ trên chúng tơi thấy rằng từ ghép chính phụ trong tiếng Hán nói chung (từ ghép chính phụ chỉ các BPCTN nói riêng) được cấu tạo theo trật tự của tiếng Hán. Đó là yếu tố phụ đặt trước yếu tố chính, ngược lại với trật tự cấu tạo từ tiếng Việt. Đó cũng chính là trật tự cấu tạo từ ghép Hán - Việt trong tiếng Việt mà chúng tơi sẽ trình bày ở chương 3.
c. Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể làm hình vị cấu tạo (gọi là từ căn) kết hợp với một phụ tố (thành phần phụ đặt sau từ căn gọi là từ vĩ). Phương thức cấu tạo từ này khơng có trong tiếng Việt. Phụ tố là một tiêu chí ngữ pháp cấu tạo từ, thường không mang ý nghĩa từ vựng cụ thể mà nó chỉ đặt trước hoặc sau từ căn để biểu thị một ý nghĩa phụ gia nào đó như sắc thái tình cảm chẳng hạn. Những từ vĩ danh từ thường dùng là " ", " ", " ", " ".
" " trong " " (bụng); " " (cổ) ... là tiêu chí cấu thành danh từ. Một số danh từ sau khi thêm " " thường biểu thị ý nhỏ bé, đáng yêu.
" " trong " " (mồm, miệng); " " trong " " (bụng)," " " "(mũi), " " (cổ), " " (vú), " " (trứng); " " trong "
" (xương), " " (đầu gối), " " (họng, hầu)... cũng là tiêu chí cấu thành danh từ. Các từ vĩ trong tiếng Hán thường đọc thanh nhẹ. Chính những âm tiết (phụ tố) này đã làm cho tiếng Hán gần gũi với ngôn ngữ chắp dính hơn. (như đã trình bày ở mục 1.2.e).
3.6. Tên gọi các BPCTN trong tiếng Hán, ngoài hai đơn vị từ đơn và từ ghép cịn có một số tên gọi được cấu tạo do một từ ghép kết hợp với một từ đơn tạo thành các danh ngữ (từ tổ danh từ) như: " " (ống dẫn tinh); "
" ngón tay thứ hai).v.v...
thực tế khách quan trong tiếng Hán không giống với một số ngôn ngữ khác. Điều đó chủ yếu là do chính bản thân cấu trúc hệ thống ngơn ngữ cũng như một số lí do về điều kiện tự nhiên, xã hội khác quyết định. Song qua đó chúng ta cũng có thể thấy được đặc trưng tư duy dân tộc của người Hán. Họ thường chia cắt thực tế khách quan theo vị trí trên, dưới, trước, sau, trái, phải... hoặc theo phạm vi lớn, bé hoặc theo thứ tự trước, sau: thứ nhất, thứ hai, thứ ba... Chính vì vậy trong số các từ chỉ BPCTN có rất nhiều từ ghép được tạo thành theo phương thức chính phụ: một yếu tốt đứng trước (có thể là từ chỉ vị trí, hoặc phạm vi hoặc số thứ tự) kết hợp với một yếu tố chính (chỉ một bộ phận cơ thể con người) như: " " (bụng trên). " " (bụng giữa), " " (bụng dưới); " " (chi trên- tay), " " (chi dưới-chân), " " (trán), " " (tay trái), " " (tay phải), " " (sườn bên trái), " " (sườn bên phải);
" " (đùi), " " (cẳng chân), " " (ngón chân thứ 2), " " (ngón chân thứ 3), " " (ngón chân thứ 4) .v.v...
Như vậy, trong toàn bộ chương II này, chúng tơi đã trình bày được cơ sở, những căn cứ cùng với những kết quả thống kê và phân loại đối với các từ chỉ BPCTN trong tiếng Hán, từ đó thấy được những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của nhóm từ này. Cụ thể là các qui tắc chi phối sự phân loại-bộ phận trong tiếng Hán. Đặc biệt nêu bật những từ đơn là những từ cơ sở theo các quan niệm của Berlin và Key và những từ phức là các từ được cấu tạo sau trên cơ sở của phần lớn các từ đơn nói trên. Sự phân chia và những nhận xét này giúp chúng tơi có những căn cứ để xem xét, đối chiếu các từ chỉ BPCTN trong tiếng Hán với những từ Hán -Việt tương đương để tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng mà chúng tôi sẽ trình bày ở chương sau.
Nhìn chung, các trường hợp đẳng nghĩa trong nhóm này đều chỉ có một nghĩa. Đó là các từ chỉ các khái niệm cơ bản, nên chúng được mượn nguyên dạng, mượn cả nội dung nghĩa vào tiếng Việt. Điều này khơng có gì lạ. Vì từ Hán Việt là từ mượn Hán, mặc dù chịu sự tác động liên tục của tiếng Việt song chúng vẫn giữ nguyên hình thức cấu tạo và ý nghĩa Hán theo đúng nguyên tắc của sự vay mượn. Cá biệt có những từ Hán khi vay mượn vào tiếng Việt chẳng những vẫn giữ nguyên được ý nghĩa và cương vị ngữ pháp mà còn thắng thế hồn tồn trở thành thành viên chính thức của từ vựng tiếng Việt, có đủ mọi phẩm chất của từ tiếng Việt (thường được gọi là từ Việt hố hồn tồn), hoạt động tương đối ổn định trong tiếng Việt, ví dụ như: đầu ( ).
1.2. Các đơn vị không tương ứng nghĩa 1: 1
Đây là các đơn vị từ vựng chỉ các BPCTN trong tiếng Hán không đẳng nghĩa hay biến đổi về ý nghĩa hoặc về cương vị ngữ pháp so với từ Hán-Việt tương đương. Bộ phận này gồm các trường hợp: thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, thay đổi cương vị ngữ pháp của các đơn vị từ vựng Hán - Việt chỉ các BPCTN trong tiếng Việt. Sau đây là các trường hợp cụ thể: