1. Nguyên tắc lựa chọn:
1.3. Các đơn vị thống kê xét về mặt nội dung:
Nội dung của các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu liên quan tới nhiều phương diện. Tuy nhiên, để việc thống kê phân loại phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập hợp các đơn vị chỉ BPCTN theo lý thuyết trường tự vựng - ngữ nghĩa. Lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa đã được nêu lên cách đây mấy chục năm trong ngôn ngữ học đại cương và đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày một cách hệ thống trong hai tác phẩm ở Việt Nam "Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt" (1981) và "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" (1987). Sau khi đã phân lập được trường các đơn vị chỉ BPCTN đối lập với các trường khác của tiếng Hán, chúng tôi tiến hành phân loại chúng theo quan hệ ngữ nghĩa, chủ yếu là quan hệ cấp loại (hyponymie) tức là quan hệ bao gồm và nằm trong. Quan hệ đó đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày trong cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" như sau: các từ có quan hệ cấp loại với nhau bao gồm các quan hệ trên cấp, dưới cấp và đồng cấp. Ví
dụ: "hoa" là từ trên cấp đối với "hoa hồng", "hoa hồng" lại là từ trên cấp đối với "hoa hồng trắng", "hoa hồng vàng"... Ngược lại nếu xét từ dưới lên thì "hoa hồng vàng", "hoa hồng trắng" là từ dưới cấp đối với "hoa hồng", "hoa hồng" lại là dưới cấp đối với "hoa". Các từ "hoa hồng", "hoa huệ", "hoa cúc", "hoa lan" có quan hệ đồng cấp với nhau. Việc phân loại theo quan hệ cấp loại như trên trong thực tế là việc chia những loại lớn thành những loại nhỏ. Đây là quan hệ phân loại - loại.
Nhưng khi xét quan hệ giữa các từ "mặt", "mắt", "mũi", "mồm", "má" thì lại khác. Đây không phải là quan hệ phân loại - loại. "Mắt", "mồm", "mũi", "má" không phải là các loại "mặt" khác nhau, chúng chỉ là những bộ phận của "mặt". Bởi vậy, đây là quan hệ toàn bộ-bộ phận mà E.S. Andersen đã nêu ra và được dẫn lại trong cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng". Như vậy, quan hệ cấp loại được chia thành hai quan hệ nhỏ hơn: quan hệ cấp loại phân loại - loại và quan hệ cấp loại phân loại toàn bộ - bộ phận. Chúng tơi sẽ cịn trở lại quan hệ ngữ nghĩa này sau khi tiến hành thống kê phân loại cụ thể đối với các đơn vị thuộc trường chỉ BPCTN tiếng Hán.
Để phục vụ cho việc tập hợp các đơn vị thuộc trường BPCTN và phân loại chúng theo quan hệ cấp loại một cách cụ thể hơn chúng tôi dựa vào các quan điểm sau đây:
Thứ nhất, quan điểm của Brent Berlin và Paul Key về từ cơ sở. Quan điểm của
hai ông khi nghiên cứu các từ chỉ màu sắc cơ sở đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu tóm tắt trong tác phẩm "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" như sau: các từ chỉ màu sắc cơ sở là những từ sau:
1) Những từ một nghĩa vị.
2) Nghĩa của các từ cơ sở không nằm trong nghĩa của một từ màu sắc khác. 3) Nghĩa của chúng không được dùng cho một phạm vi hẹp các sự vật 4) Từ cơ sở phải nổi bật đối với người dùng.
Ngồi 4 tiêu chí chủ yếu trên Berlin và Key cịn đưa ra 4 tiêu chí bổ sung nữa là:
các từ cơ sở.
6) Từ chỉ màu sắc đồng thời cũng là tên của những vật thể mang màu sắc đó một cách điển hình.
7) Các từ chỉ màu sắc mới mượn không phải là từ cơ sở.
8) Trong trường hợp tiêu chí một từ vị khó xác định thì tiêu chí phức tạp về hình thái học có thể giúp ta các từ đáng ngờ về tư cách cơ sở.
Thứ hai, quan điểm của Eleanr Rosh về bậc cơ sở.
Khi phân loại các đơn vị chỉ bộ phận cơ thể của con người theo quan hệ cấp loại trong đó có quan hệ phân loại - loại và quan hệ phân loại toàn bộ - bộ phận, chúng ta sẽ được các đơn vị thuộc những bậc phân loại khác nhau. Trong cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng", trang 179 Giáo sư Đỗ Hữu Châu có viết: "Cần phân biệt sự phân loại - loại tức là sự phân chia một loại lớn thành các tiểu loại với sự phân loại - bộ phận tức là sự phân chia một toàn thể thành những bộ phận tạo nên nó. Thí dụ: sự phân loại "hoa" thành "huệ", "hồng". "lay ơn", rồi "hồng" lại được chia thành "tầm xuân", "hồng". và "hồng" tiếp tục được chia thành "hồng nhung", "hồng bạch" là sự phân loại - loại. Còn sự phân chia cơ thể thành "đầu", "mình", "tay", "chân" rồi "đầu" chia thành "mắt", "mũi", "tai" rồi "mắt" được chia thành "lông mày", "mi", "lòng trắng", "lòng đen", "con ngươi".. . là sự phân loại bộ phận" [113; 178-179]. Tuy nhiên, trong nguyên tắc này, quan hệ giữa các từ về mặt ý nghĩa không chỉ thể hiện cái toàn thể - cái bộ phận mà còn chứa đựng cả quan hệ cấp loại. Giữa cái toàn thể và cái bộ phận thuộc về hai hay nhiều bậc khác nhau. Tác giả cuốn sách trên viết tiếp: "Nguyên tắc phổ quát đằng sau sự phân loại - bộ phận các từ chỉ cơ thể là: sự phân loại bộ phận các từ chỉ cơ thể ít khi vượt quá năm bậc và không bao giờ vượt quá bậc sáu. Trong trường hợp có bậc phân loại thứ sáu thì ở bậc phân loại thứ năm khơng bao giờ có hơn hai phạm trù (hai từ) khống chế các phạm trù (các từ) ở bậc sáu. Các phạm trù ở bậc thứ sáu thường bị khống chế bởi phạm trù "ngón" (tay và chân) đó là các từ "móng" (tay và chân) [13; 179].
đồng cấp, quan hệ dưới cấp và tuỳ theo trật tự các quan hệ từ biểu thị mà có các từ ở bậc một, các từ ở bậc hai, các từ ở bậc ba. Trong một cái toàn thể, các từ chỉ toàn bộ là các từ trên cấp, thuộc bậc một. Tiếp đó, là các từ dưới cấp bậc hai. Đến lượt chúng, các từ dưới cấp bậc hai lại trở thành từ trên cấp đối với các từ dưới cấp bậc ba và cứ tiếp tục như vậy cho đến các từ ở bậc cuối cùng. Ví dụ: trong tiếng Việt, từ "người" với ý nghĩa bộ phận cơ thể là từ trên cấp bậc một, dưới từ này có các từ dưới cấp bậc hai đồng nhất với nhau như "đầu", "mình", "chân", "tay". Đến lượt mình, các từ bậc hai này lại trở thành từ trên cấp đối với các từ ở bậc ba. Ví dụ: "mắt", "gáy" là từ cấp dưới bậc ba của từ "đầu" v.v... Như vậy, từ trên cấp chế ngự các từ dưới cấp trực tiếp.
Thứ ba, quan điểm về tâm và biên (trung tâm và ngoại vi của hệ thống)
Lý thuyết này gọi là lý thuyết nguyên mẫu, do E.Rosh đề xuất 1976. Nó được coi là một cơ sở lý luận để nhận diện và nghiên cứu vấn đề từ ghép trong ngôn ngữ học. Quan điểm này đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu vận dụng và nâng lên thành lý thuyết về tâm và biên để xử lý những vấn đề về cấu tạo từ, về ngữ nghĩa, về các trường từ vựng- ngữ nghĩa trong bài "Cách xử lý các hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ", năm 1979 và cả trong các tác phẩm sau đó. Quan niệm này sẽ được vận dụng để tập hợp cũng như lý giải sự phân chia đối với các đơn vị trong trường BPCTN tiếng Hán mà chúng tơi sẽ trình bày tiếp ở chương 2 này.
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu vừa được trình bày, để giúp cho q trình phân tích, miêu tả đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của lớp từ gọi tên các BPCTN tiếng Hán, luận văn tiến hành tập hợp đối tượng theo những tiêu chuẩn phù hợp với các thuộc tính đặc trưng bản thể của chính tiếng Hán cũng như các đặc trưng riêng của trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi BPCTN .
Với tư cách là những danh từ thuộc trường tên gọi của một ngơn ngữ đơn lập, phân tiết tính, các từ chỉ BPCTN tiếng Hán có thể tập hợp, phân loại theo nhiều cách khác nhau. Song những cách nào khơng trực tiếp có tác dụng giải thích đối tượng đang được nghiên cứu thì khơng cần nhắc tới. Trên cơ sở những nguyên tắc chung
như vậy, chúng tôi đề cập tới hai cách phân loại đối tượng chủ yếu là phân loại theo quan hệ logic - ngữ nghĩa các tên gọi và phân loại theo cấu trúc các thành tố cấu tạo tên gọi. Ở cách phân loại thứ nhất kết quả sẽ cho chúng ta bảng danh sách các từ tương ứng với các BPCTN từ bậc một đến bậc sáu. Còn ở cách phân loại thứ hai sẽ đưa đến bảng danh sách các tên gọi gồm hai loại lớn là từ đơn và từ phức.
2. Phân loại.