- Sở giao dịch
CộT Cờ QuốC GiA LũNG Cú, Lô Lô CHải Và NGọN Núi Điểm Đầu CủA
CHải Và NGọN Núi Điểm Đầu CủA CHữ S, NHà VƯơNG:
Coi như đã xong phần việc chính cơng tác xã hội. Sau một đêm ngủ ngon giấc, sáng sớm nơi vùng biên, khơng khí trong lành, mát mẻ, chúng tơi dậy sớm hơn thường lệ. Hôm
nay, chúng tôi đi thăm Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Đây là Cột cờ Quốc gia, mảnh đất ở cực Bắc của Tổ Quốc. Xe chúng tơi oằn mình qua những con dốc, rồi “2 đỏ” cuối cùng trước khi lên sân đỗ dưới chân cột cờ. Đứng dưới chân cột cờ, nhìn lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên tổ quốc Việt Nam thân yêu đang phấp phới bay nơi mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc khiến cho ai đặt chân lên Cột cờ Lũng Cú đều cảm thấy tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc trong q trình dựng nước, và chúng tơi tin rằng không chỉ những thành viên của Sở Giao Dịch Vietcombank mà mỗi người con đất Việt luôn ước ao trong đời một lần được đứng dưới cột cờ linh thiêng này. Và cũng chính tại nơi đây, ở ngọn núi cao đối diện cột cờ chính là đỉnh núi mà trên bản đồ sẽ là nét vẽ đầu tiên vẽ nên dải đất hình chữ S của tổ quốc Việt.
Rời cột cờ, chúng tôi ghé thăm bản người Lô Lơ ngay dưới chân. Đây cũng được ví như bản làng, cụm dân cư, khu xóm cực Bắc của Tổ Quốc. Tiếp chúng tôi là anh Gai, trưởng thôn. Lần nào cũng vậy, anh lại mang chén rượu ngô ra mời cả đồn, mỗi người một chén. Hơm nay, cây mận trước cửa nhà anh chín rực, thấy tơi vào sân, gặp người quen, anh nhanh tay lấy luôn cây thang để hái mận cho chúng tôi ăn. Cám ơn anh đã tiếp đón thật thân tình, anh cịn cho đồn chúng tơi thăm quan nhà văn hóa thơn bản, sờ tận mắt 2 chiếc trống đồng được cất giữ ngay trong nhà văn hóa này. Trong câu chuyện, thật vui vì đời sống nhân dân Lơ Lơ đã bớt khó khăn hơn xưa, con em được đến trường. Cả thơn đã có 16 cháu đang, đã học đại học. Hương ước của thôn ra nghị quyết, nhà nào để con em bỏ học sẽ phải nộp phạt cho thôn 500.000 đồng/năm, cháu nào mà trốn học thì mỗi buổi trốn học bố mẹ phải nộp phạt cho thôn 10.000 đồng. Tơi và cả đồn tin là khơng sớm thì muộn, Lơ Lơ sẽ phát triển lên nhiều nhờ những tư duy nghe chừng đơn giản từ việc ý thức học
Đồn từ thiện bên sơng Nho Quế
lấy con chữ này!
Điểm dừng tiếp theo của đồn chúng tơi chính là dinh thự họ Vương, mà người đời hay gọi là nhà Vua Mèo (lưu ý, người Mông trước kia hay gọi là người Mèo, nhưng từ người Mèo là từ (tương đối) miệt thị, nên ngày nay ít được sử dụng). Dinh thự có tuổi đời ngót 100 năm, nằm trên một ngọn đồi hình mai rùa, xung quanh là 5 ngọn núi cao bao bọc bảo vệ, xung quanh dinh thự là hàng trăm cây sa mộc được lấy giống từ vùng ôn đới về cao vút sừng sững cùng tuổi đời với dinh thự. Dinh thự được xây theo hình chữ VƯƠNG ( 王 ), theo lối kiến trúc phịng thủ, pha trộn Pháp và kiến trúc Mơng ở địa phương. Khu vực cao nguyên đá xưa kia nổi tiếng với trồng cây thuốc phiện, và họ Vương trước kia giầu có do bn bán thuốc phiện, nên rất nhiều họa tiết trang trí trên dinh thực đều mang dấu ấn, hình hài quả cây anh túc. Vì thế, có người cịn gọi đây là “dinh thự thuốc phiện”. Nói về sự kỳ cơng, nguy nga, cầu kỳ của dinh thự chỉ cần nghe chi tiết về việc làm 1 cái bệ đá đỡ cột hình trái cây anh túc đủ thấy tầm vóc rồi: “Trong khu dinh thự họ Vương, tất cả các phiến đá kê cột
nhà đều được tiện, gọt thành hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc trắng đánh cho bóng lống, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần như màu quả thuốc phiện đã phơi khô. Phải sử dụng tới gần 1000 đồng bạc trắng để làm mỗi phiến đá kê cột này, tính theo thời giá hiện tại mất 900 triệu đồng”.
Rời dinh thự họ Vương, chúng tôi ghé thăm Sủng Là, nơi có một ngơi nhà Mơng cổ gần 100 tuổi, ngôi nhà được coi là ngôi nhà Mông nguyên vẹn nhất, đẹp nhất ở cao nguyên đá này. Do ngôi nhà này là bối cảnh chính trong phim “Chuyện của PAO”, nên giờ đây được gọi với tên mới “nhà PAO”. Một sự kỳ lạ, chính sau bộ phim này, mảnh đất Hà Giang với bao nhiêu điều bí ẩn được mọi người khắp nơi trong và ngoài nước đổ về khám phá trong suốt những năm qua!
Đi trên cung đường thuộc đất Đồng Văn là đi vào vùng lõi của cao nguyên đá, toàn đá với đá. Dọc con đường ngút ngàn một màu xám xịt của đá, thấp thoáng mới thấp nhấp nhơ một vệt xanh của Ngơ. Chỉ có cây ngơ mới có sức sống mãnh liệt với miền đá này. Người dân đã phải
xếp đá tạo hốc, gùi từng nắm đất cho vào đó và gieo thả những mầm xanh cây ngô. Một năm, cũng chỉ có 1 vụ ngơ. Ngơ là lương thực chính của đồng bào nơi đây. Đồng bào gắn bó với đá bao đời nay, sống trên đá, chết vùi trong đá!
Khám phá Hà Giang còn nhiều nơi lắm, nhiều cảnh đẹp lắm mà qua bài viết ngắn ngủi này khó có thể lột tả được. Những núi đơi cơ tiên, những làng dệt Lùng Tám, những làng văn hóa Nậm Đăm, vườn hồng ở Phó Bảng, di sản ruộng bậc thang bên Hồng Su Phì,... hay đơn giản chỉ là những khúc cua tay áo, hay con đường xanh mướt một bên là vạt ngơ bên kia là dịng sơng Miện uốn lượn,… tất cả những điều đó hãy dành cho những đoàn khám phá lần tới đây.
Tạm biệt Hà Giang, chúng tôi trở về Hà Nội lại hăng say lao động, kinh doanh. Hẹn một dịp gần nhất, những công dân của Sở Giao Dịch Vietcombank lại hành hương lên vùng đất này mang theo bao nguyện ước, bao tấm lòng lên với con trẻ nơi biên cương của Tổ Quốc.
Hà Giang ơi, hẹn gặp lại! Hà Nội, ngày mưa giơng
13/6/2015. q
Đồn từ thiện thăm cột cờ Lũng Cú