Biểu đồ Cơ cấu nguồn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 55 - 115)

0 100 200 300 400 500 600 700

Ba Hang Cửa Vạn Vông Viêng

Trong độ tuổi lao động

Tổng số dân

Nguồn : UBND phường Hùng Thắng, 2012.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, tổng số dân của 3 làng chài là 1418 người. Trong đó, tổng số người đến độ tuổi lao động là 782 người chiếm 55,1%.

Điều này cho thấy rằng, dân cư của các làng chài trên Vịnh Hạ Long thuộc cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

Trong đó nguồn lao động cao hơn cả là làng chài Cửa Vạn (412 người) chiếm 59% dân số của làng chài và chiếm 29,1% tổng dân số của 3 làng chài. Làng chài Ba Hang 152 người chiếm 53% dân làng chài và chiếm 10,7% tổng số dân , làng chài Vông Viêng 218 người chiếm 50,1 % dân số làng chài và chiếm 15,4% tổng số dân.

Số người trong độ tuổi lao động của làng chài Cửa Vạn đông nhất, chiếm 52,7% tổng số lao động, làng chài Vông Viêng chiếm 27,9% tổng số lao động và làng chài Ba Hang chiếm 19,4%.

Như vậy ta thấy rằng số người trong độ tuổi lao động của ba làng chài Ba Hang, Cửa Vạn và Vông Viêng chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu dân số ở đây là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, năng động.

2.3.1.2. Trình độ lao động

Cho dù ở trên thuyền hay các ngôi nhà bè, những đứa trẻ vạn chài khi sinh ra đã được làm quen với vị mặn mòi của biển cả và sông nước mênh mông. Trước đây khi điều kiện cách xa đất liền, phương tiện di chuyển cịn hạn chế, khó khăn trong cơng tác y tế, trẻ em sinh ra thường có sự giúp đỡ của bà mụ vườn hoặc bà, mẹ với các bài thuốc dân gian bằng lá cây được chuẩn bị sẵn, khi biết bò cha mẹ thường buộc dây vào chân phòng ngã xuống nước. Khác với những đứa trẻ trên bờ, trẻ con vạn chài thường học bơi trước khi học chữ, khoảng 4 - 5 tuổi là chúng đã thích nghi với mơi trường sơng nước và nhanh chóng làm quen với cơng việc đánh bắt, làm kinh tế phụ giúp gia đình, khi lên 10 trẻ có thể tự chèo mủng để đi lại, chở khách tham quan. Bởi vậy khơng có những đồ chơi hiện đại giữa bốn bề đảo nước mênh mơng mà trị chơi ưa thích của trẻ vạn chài thường là đua thuyền mủng, đá bóng trong các bãi cát ven chân núi....

Khi các gia đình vạn chài lênh đênh trên thuyền, mải miết theo từng đàn cá, từng ngư trường thì trẻ em sinh ra chỉ biết đến quanh mình là đảo đá bạt ngàn, biển xanh mênh mông cùng các ngư cụ đánh bắt mà không biết đến cái chữ. Cứ

thế theo quy luật của tự nhiên, những đứa trẻ ngày ngày lớn lên trưởng thành và lại kế nghiệp chài lưới của gia đình. Được cắp sách đến trường vẫn mãi chỉ là những giấc mơ, do điều kiện và hồn cảnh sống khơng cho phép. Thế nhưng khi các gia đình vạn chài dần ổn định trên những ngơi nhà bè thì cũng là lúc cơng tác giáo dục được chính quyền và các tổ chức xã hội quan tâm. Năm 1998 lớp học đầu tiên được mở tại làng chài, ban đầu ở nhờ nhà dân. Đến năm 2000 lớp học chính thức được xây dựng với sự tài trợ của Pháp thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam với các lớp từ lớp 1 đến lớp 5, thuộc sự quản lý của trường Tiểu học Hùng Thắng, buổi tối có thêm lớp xố mù dành cho ngư dân khơng có điều kiện đến lớp ban ngày. Những con người tại làng chài này cũng đã nhận thức được rằng việc đầu tiên trước khi bước vào đời là phải biết chữ. Bởi vậy dù cịn khó khăn song nhiều gia đình đã cố gắng thu xếp tạo điều kiện để cho các em không phải tham gia vào các hoạt động kinh tế trong gia đình, dành thời gian cho học tập. Trong những lớp học nổi ấy đã có nhiều em đạt học sinh giỏi, có em được đi thi viết chữ đẹp của trường, thành phố, tỉ lệ người biết chữ được tăng lên đáng kể. Đây là sự nỗ lực lớn của các ngành, chính quyền địa phương đồng thời cũng đánh dấu một bước quan trọng trong nhận thức của ngư dân.

Nhìn chung, trình độ dân trí của người dân ở ba làng chài thấp, phần lớn người dân chỉ học hết tiểu học, tỷ lệ mù chữ rất cao.

Bảng 2.1. Bảng trình độ lao động của ba làng chài trên Vịnh Hạ Long Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%) Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%)

Trung cấp trở lên 35 4,5 THCS & THPT 125 15,9

Tiểu học trở xuống 622 79,6

Số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên rất ít chiếm 4,5% tổng số lao động, họ chủ yếu làm cộng tác viên với Ban quản lý Vịnh Hạ Long một số tham gia Hướng dẫn viên du lịch, số khác tham gia công tác bảo tồn và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Số lao động có trình độ từ THCS tới THPT chiếm 15,9% và phần lớn làm quản lý cho các thôn Cửa Vạn, Ba Hang, Vơng Viêng. Ngồi ra số lao động có trình độ tiểu học trở xuống rất lớn chiếm 79,6% họ gần như chỉ tham gia các lớp học để biết đọc, biết viết sau đó thì bỏ.

2.3.2. Thái độ ứng xử của cộng đồng

Theo nhận xét của khách du lịch thì hầu hết thái độ CĐĐP đối với họ là khá thân thiện và dễ gần, phần lớn người dân ở đây mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch để cải thiện đời sống. Đánh giá về thái độ của cộng đồng với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế có tỷ lệ đánh giá mức độ thân thiện của cộng đồng địa phương khá cao chiếm 68%, còn với khách nội địa, tỷ lệ này khá thấp 20%.

Bảng 2.2. Thái độ của cộng đồng địa phƣơng với khách du lịch ở làng chài Cửa Vạn

Thái độ của cộng đồng Khách nội địa Khách quốc tế Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Niềm nở thân thiện 5 10 36 72 Bình thường 13 25 5 10

E ngại 7 14 3 6

Khơng biểu hiện gì 25 50 6 12

Tổng 50 100 50 100

Bảng 2.3. Thái độ của cộng đồng đối với khách du lịch ở làng chài Ba Hang ở làng chài Ba Hang

Thái độ của cộng đồng Khách nội địa Khách quốc tế Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Niềm nở thân thiện 8 16 28 56 Bình thường 20 40 5 10

E ngại 9 18 5 10

Khơng biểu hiện gì 13 26 12 24

Tổng 50 100 50 100

Nguồn : Kết quả điều tra xã hội học tại làng chài Ba Hang, 3/2012

Bảng 2.4. Thái độ của cộng đồng đối với khách du lịch ở làng chài Vông Viêng ở làng chài Vông Viêng

Thái độ của cộng đồng Khách nội địa Khách quốc tế Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Niềm nở thân thiện 12 24 34 68 Bình thường 16 32 12 24

E ngại 9 18 2 4

Không biểu hiện gì 13 26 2 4

Tổng 50 100 50 100

Nguồn : Kết quả điều tra xã hội học tại làng chài Vông Viêng, 3/2012

Thái độ ứng xử của cộng đồng là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng. Phân tích và đánh giá thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương tại các làng chài nghiên cứu cho thấy :

Cộng đồng địa phương đã chủ động tiếp cận và ứng xử thân thiện với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đây là điều kiện tốt để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại đây.

Ngược lại cộng đồng địa phương tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long vẫn còn bị động trong việc tiếp cận và thiếu kinh nghiệm trong ứng xử với du khách.

Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khơng thể tiếp cận để tìm hiểu và chia sẻ các lợi ích.

Nguyên nhân của tình trạng này vì hoạt động du lịch chỉ mới xuất hiện, người dân chưa nhận thấy lợi ích mà du khách mang lại, vì vậy họ chưa sẵn sàng tiếp cận và chia sẻ với du khách.

2.3.3. Khả năng tham gia du lịch của cộng đồng địa phƣơng

Do hạn chế về mặt trình độ, vậy nên mặc dù người dân ở đây có thái độ tích cực đối với khách du lịch nhưng họ chỉ có thể gia các dịch vụ du lịch chính như: vệ sinh môi trường, hướng dẫn viên, chèo đị, bán hàng, ni trồng thủy hải sản cung cấp cho nhà hàng và khách du lịch, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tranh giấy cuốn Nhật Bản, chế tác ngọc trai....). Chưa hộ nào ở đây có khả năng thành lập và điều hành cơ sở kinh doanh du lịch. Nguyên nhân có thể do họ thiếu vốn, cở sở vật chất kỹ thuật hạ tầng khơng đảm bảo, trình độ dân trí cịn hạn chế. Mức độ tham gia của các hộ dân cũng khác nhau.

Bảng 2.5. Khả năng tham gia các dịch vụ du lịch của CĐĐP tại 3 làng chài (Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng) Các hoạt động Số ngƣời muốn tham gia Tỷ lệ (%)

Chèo đò 162 44,3 Bán hàng 58 15,8 Nuôi trồng thủy sản 75 20,5 Nghề thủ công mỹ nghệ 38 10,4 Văn nghệ 22 6,0 Hướng dẫn viên 10 3 Tổng 365 100

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học tại 3 làng chài, 3/2012

Tại các làng chài, người dân có thể tham gia vào các loại dịch vụ: chèo đị, bán hàng, ni trồng thủy sản, nghề thủ cơng mỹ nghệ, văn nghệ. Trong đó dịch vụ chèo đị chiếm 44,3%, ni trồng thủy sản chiếm 20,5 chiếm tỷ trọng cao, dịch vụ Hướng dẫn viên chiếm tỷ trọng thấp do trình độ dân trí hạn chế.

2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long

2.4.1. Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch của Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới, hai lần được UNESCO cơng nhận, với tiềm năng và thế mạnh của mình, hơn nữa được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đã trở thành điểm du lịch vơ cùng hấp dẫn, thu hút đông đáo du khách trong và ngoài nước. Số lượng du khách đến với Hạ Long – Quảng Ninh ngày càng tăng, doanh thu từ du lịch cũng như việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng du lịch đều tăng rõ rệt. Du lịch ngày càng có vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 2.6. Bảng thống kê lƣợt khách tham quan Vịnh Hạ Long Năm

Số lƣợt khách tham quan Vịnh Hạ Long

Thu phí

Người VN Người nước ngồi Cộng

2008 928.519 1.693.671 2.622.190 86.401.105.000

2009 1.381.104 1037.307 2.418.431 80.006.870.000

2010 1.436.393 1.356.215 2.792.608 93.595.575.000

2011 1.478.032 1.259.015 2.737.047 100.367.970.000

9/2012 905.146 1.076.127 1.981.273 150.241.265.000

Nguồn: Ban Quản lý vịnh Hạ Long các năm.

Trong xu thế phát triển chung đó, du lịch tới các làng chài trên Vịnh Hạ Long cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến với các làng chài, du khách không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh thơ mộng, lung linh của thiên nhiên, được đắm mình trong sắc nước mây trời của Vịnh Hạ Long du khách cịn có dịp tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của làng chài, được trải mình với cuộc sống của người dân nơi đây, được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương… Những điều này đêm đến cho Vịnh Hạ Long một luồng gió mới, một sức hấp dẫn mới khó có thể chối từ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

2.4.2. Khách du lịch

Về số lượng: Việc tiến hành điều tra thông qua các bảng hỏi cùng với số liệu thống kê của Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã cho thấy số lượng khách du lịch đến với các làng chài trên Vịnh Hạ Long những năm gần đây tăng lên rõ rệt.

Hình 2.3. Biểu đồ số lƣợng khách du lịch đến 3 làng chài từ năm 2008 - 2012 (Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng) (ĐVT: ngƣời)

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2008 2009 2010 2011 2012 Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số

Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long các năm

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lượng khách đến làng chài trên Vịnh Hạ Long ngày càng tăng. Năm 2012 so với năm 2008 tăng gấp 10,4 lần. Tuy số lượng khách du lịch đến với các làng chài trên Vịnh Hạ Long tăng rõ rệt trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các điểm tham quan quen thuộc trên Vịnh. Hầu hết du khách tham quan Vịnh Hạ Long đều đi theo một tuyến hành trình được các Công ty du lịch lữ hành xây dựng sẵn và tham quan các điểm giống nhau, tập trung chủ yếu ở các tuyến gần bờ như: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt và bãi tắm TiTôp,

Cụ thể khách du lịch đến làng chài chỉ bằng 2,7% so với khách đến Thiên Cung – Đầu Gỗ, 3 – 4% so với lượng khách đến Ti Tốp, Sửng Sốt, 50 – 80% so với lượng khách đến Mê Cung. Thực tế này cho thấy rằng tại các điểm tham quan ở khu vực lõi của Vịnh Hạ Long đang bị quá tải àm giảm chất lượng tham

chài trên Vịnh để hấp dẫn du khách cũng như giảm sức ép đối với các điểm tham quan tập trung quá đông.

Về cơ cấu: Khách du lịch đến các làng chài trên Vịnh Hạ Long trong đó

Khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách nội địa. Năm 2012 khách nội địa chỉ bằng 0,5% so với lượng khách quốc tế. Lượng du khách quốc tế tương đối ổn định trong năm, trong đó các nước Đơng Á đóng góp phần lớn. 2/3 khách quốc tế đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Như vậy Đông Á, Đông Nam Á trở thành hai thị trường có tốc độ tăng trưởng du khách cao nhất.

Về tính mùa vụ: Qua điều tra, ta thấy lượng khách đến làng chài trên Vịnh

thay đổi theo mùa. Tập trung đông là vào tháng 3 đến tháng 8 chiếm 60% so với tổng lượng khách. Đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5. Ngoài ra khách quốc tế đến với Vịnh Hạ Long nói chung và làng chài trên Vịnh Hạ Long nói riêng cịn tập trung vào những tháng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3. Tháng 9 đến tháng 12 là mùa thấp điểm, lượng du khách đến ít hơn.

2.4.3. Doanh thu du lịch

Cùng với số lượng du khách đang tăng lên nhanh chóng thì doanh thu từ hoạt động du lịch tới Vịnh Hạ Long cũng tăng lên nhanh chóng .

Hình 2.4. Biểu đồ doanh thu du lịch của 3 làng chài (Ba Hang, Cửa Vạn, Vơng Viêng) (đơn vị tính: tỷ đồng)

0 1000000000 2000000000 3000000000 4000000000 5000000000 6000000000 7000000000 8000000000 9000000000 10000000000 2008 2009 2010 2011 2012 Vơng Viêng Cửa Vạn Ba Hang

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, doanh thu từ hoạt động du lịch của Vịnh Hạ Long liên tục tăng từ năm 2008 đến 2012. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 cùng với sự kiện là cuộc vận động bầu chọn bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Đây là một số liệu rất khả quan về tình hình hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long những năm gần đây, nó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về các hoạt động tham quan du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế đến với Hạ Long. Tuy nhiên, những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn ở Hạ Long sẽ không thể đáp ứng nhu cầu cao của các hoạt động du lịch ngày càng tăng này. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể phát triển, khai thác, bảo tồn di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long một cách bền vững và lâu dài, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, lại không bị ảnh hưởng đến tương lai.

2.4.4. Cơ sở hạ tầng du lịch

2.4.4.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Các cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng ở Vịnh Hạ Long là nhằm mục đích tơn tạo bảo đảm an tồn cho du khách tạo điều kiện thuận lợi cho khách được quan sát đối tượng tham quan mà không làm mất đi vẻ hoang sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 55 - 115)