Cơ cấu và trình độ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 55 - 58)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Năng lực và thái độ của cộng đồng

2.3.1. Cơ cấu và trình độ lao động

2.3.1.1. Cơ cấu lao động

Để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thì một trong những yếu tố cần thiết đó là nguồn lao động. Hiện nay, trên Vịnh Hạ Long có 703 nhà bè. Trong đó có 666 nhà bè để ở, 06 tàu xi măng cải hoán thành nhà nổi để ở, 19 bè của doanh nghiệp, 01 nhà bè của BCH quân sự Thành phố Hạ Long, 06 hộ bè tạm trú tại Vông Viêng, 04 nhà bè của Ban Quản lý vịnh Hạ Long. Tổng số hộ dân là 648 hộ với 2.574 nhân khẩu.[4,tr4]

Do điều kiện sống trên sông nước quanh năm, dân sinh sống trên nhà bè có trình độ văn hóa rất thấp, nhiều người đã trưởng thành những không biết chữ. Hiện nay mới có 4 khu vực có lớp học là Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè, Cống Đầm (gồm 19 lớp học, 135 học sinh), các khu vực khác chưa tổ chức được lớp học do đó nhiều gia đình có con đến độ tuổi đi học nhưng khơng đến lớp. Điều này khó khăn cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và hạn chế lớn trong việc tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại đây.

Hình 2.2. Biểu đồ Cơ cấu nguồn lao động

0 100 200 300 400 500 600 700

Ba Hang Cửa Vạn Vông Viêng

Trong độ tuổi lao động

Tổng số dân

Nguồn : UBND phường Hùng Thắng, 2012.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, tổng số dân của 3 làng chài là 1418 người. Trong đó, tổng số người đến độ tuổi lao động là 782 người chiếm 55,1%.

Điều này cho thấy rằng, dân cư của các làng chài trên Vịnh Hạ Long thuộc cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

Trong đó nguồn lao động cao hơn cả là làng chài Cửa Vạn (412 người) chiếm 59% dân số của làng chài và chiếm 29,1% tổng dân số của 3 làng chài. Làng chài Ba Hang 152 người chiếm 53% dân làng chài và chiếm 10,7% tổng số dân , làng chài Vông Viêng 218 người chiếm 50,1 % dân số làng chài và chiếm 15,4% tổng số dân.

Số người trong độ tuổi lao động của làng chài Cửa Vạn đông nhất, chiếm 52,7% tổng số lao động, làng chài Vông Viêng chiếm 27,9% tổng số lao động và làng chài Ba Hang chiếm 19,4%.

Như vậy ta thấy rằng số người trong độ tuổi lao động của ba làng chài Ba Hang, Cửa Vạn và Vông Viêng chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu dân số ở đây là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, năng động.

2.3.1.2. Trình độ lao động

Cho dù ở trên thuyền hay các ngôi nhà bè, những đứa trẻ vạn chài khi sinh ra đã được làm quen với vị mặn mòi của biển cả và sông nước mênh mông. Trước đây khi điều kiện cách xa đất liền, phương tiện di chuyển cịn hạn chế, khó khăn trong cơng tác y tế, trẻ em sinh ra thường có sự giúp đỡ của bà mụ vườn hoặc bà, mẹ với các bài thuốc dân gian bằng lá cây được chuẩn bị sẵn, khi biết bò cha mẹ thường buộc dây vào chân phòng ngã xuống nước. Khác với những đứa trẻ trên bờ, trẻ con vạn chài thường học bơi trước khi học chữ, khoảng 4 - 5 tuổi là chúng đã thích nghi với mơi trường sơng nước và nhanh chóng làm quen với cơng việc đánh bắt, làm kinh tế phụ giúp gia đình, khi lên 10 trẻ có thể tự chèo mủng để đi lại, chở khách tham quan. Bởi vậy khơng có những đồ chơi hiện đại giữa bốn bề đảo nước mênh mơng mà trị chơi ưa thích của trẻ vạn chài thường là đua thuyền mủng, đá bóng trong các bãi cát ven chân núi....

Khi các gia đình vạn chài lênh đênh trên thuyền, mải miết theo từng đàn cá, từng ngư trường thì trẻ em sinh ra chỉ biết đến quanh mình là đảo đá bạt ngàn, biển xanh mênh mơng cùng các ngư cụ đánh bắt mà không biết đến cái chữ. Cứ

thế theo quy luật của tự nhiên, những đứa trẻ ngày ngày lớn lên trưởng thành và lại kế nghiệp chài lưới của gia đình. Được cắp sách đến trường vẫn mãi chỉ là những giấc mơ, do điều kiện và hồn cảnh sống khơng cho phép. Thế nhưng khi các gia đình vạn chài dần ổn định trên những ngơi nhà bè thì cũng là lúc cơng tác giáo dục được chính quyền và các tổ chức xã hội quan tâm. Năm 1998 lớp học đầu tiên được mở tại làng chài, ban đầu ở nhờ nhà dân. Đến năm 2000 lớp học chính thức được xây dựng với sự tài trợ của Pháp thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam với các lớp từ lớp 1 đến lớp 5, thuộc sự quản lý của trường Tiểu học Hùng Thắng, buổi tối có thêm lớp xố mù dành cho ngư dân khơng có điều kiện đến lớp ban ngày. Những con người tại làng chài này cũng đã nhận thức được rằng việc đầu tiên trước khi bước vào đời là phải biết chữ. Bởi vậy dù cịn khó khăn song nhiều gia đình đã cố gắng thu xếp tạo điều kiện để cho các em không phải tham gia vào các hoạt động kinh tế trong gia đình, dành thời gian cho học tập. Trong những lớp học nổi ấy đã có nhiều em đạt học sinh giỏi, có em được đi thi viết chữ đẹp của trường, thành phố, tỉ lệ người biết chữ được tăng lên đáng kể. Đây là sự nỗ lực lớn của các ngành, chính quyền địa phương đồng thời cũng đánh dấu một bước quan trọng trong nhận thức của ngư dân.

Nhìn chung, trình độ dân trí của người dân ở ba làng chài thấp, phần lớn người dân chỉ học hết tiểu học, tỷ lệ mù chữ rất cao.

Bảng 2.1. Bảng trình độ lao động của ba làng chài trên Vịnh Hạ Long Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%) Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%)

Trung cấp trở lên 35 4,5 THCS & THPT 125 15,9

Tiểu học trở xuống 622 79,6

Số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên rất ít chiếm 4,5% tổng số lao động, họ chủ yếu làm cộng tác viên với Ban quản lý Vịnh Hạ Long một số tham gia Hướng dẫn viên du lịch, số khác tham gia công tác bảo tồn và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Số lao động có trình độ từ THCS tới THPT chiếm 15,9% và phần lớn làm quản lý cho các thôn Cửa Vạn, Ba Hang, Vơng Viêng. Ngồi ra số lao động có trình độ tiểu học trở xuống rất lớn chiếm 79,6% họ gần như chỉ tham gia các lớp học để biết đọc, biết viết sau đó thì bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 55 - 58)