Khả năng tham gia của cộng đồng với hoạt động phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

1.2.2. Khả năng tham gia của cộng đồng với hoạt động phát triển du lịch

Trong tất cả các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu bền vững trong phát triển nói chung, phát triển du lịch nói riêng, thì sự tham gia của cộng đồng địa phương đã đặc biệt được quan tâm và khuyến khích. Có rất nhiều ngun nhân khi đề cập đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch.

Trước tiên về mặt đạo đức và công bằng xã hội: cộng đồng là những chủ

nhân thực sự của các tài nguyên du lịch, cả tự nhiên lẫn nhân văn mà ngành du lịch dựa vào để thu hút khách. Vậy nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch trong khu vực. Qua đó, họ sẽ tự giác và đóng vai trị chính trong việc gìn giữ tài ngun du lịch phục vụ phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung.

Các cộng đồng địa phương không chỉ là những yếu tố thu hút khách trong rất nhiều trường hợp mà còn là nguồn nội lực to lớn cho các hoạt động phát triển du lịch, điều này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển. Họ chính là nguồn nhân cơng với chi phí thấp nhất trong các dự án đầu tư phát triển du lịch, điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm nhằm tạo ra hiệu quả chi phí trong đầu tư. Hơn nữa, với nguồn kiến thức bản địa phong phú của mình, nếu được đào tạo hướng dẫn thì chính họ là những người phục vụ du khách tốt hơn ai hết trong các hoạt động nghiệp vụ du lịch như: đón tiếp, phục vụ ăn nghỉ, dẫn đường và hướng dẫn khách thăm quan.

Về mặt vĩ mô, sự tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch của cộng đồng cịn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, xố đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giữa các vùng trong phát triển, định canh định cư, ổn định an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội, chính trị, văn hố, tơn giáo tín ngưỡng.

Có 7 mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch, cụ thể như sau:

Mức độ 1:Thụ động. Cộng đồng khơng có quyền và trách nhiệm xem xét,

dự báo về tương lai của hoạt động phát triển. Những thông tin này chỉ chia sẻ giữa các tổ chức bên ngoài cộng đồng.

Mức độ 2: Đưa tin. Cộng đồng chỉ có trách nhiệm trả lời câu hỏi mà khơng có vai trị, ảnh hưởng tới nội dung cần xử lý cho hoạt động phát triển. Kết quả xử lý thông tin không được chia sẻ với cộng đồng.

Mức độ 3: Tư vấn. Cộng đồng được tham khảo ý kiến và quan điểm của cộng đồng có được lưu ý. Tuy nhiên cộng đồng không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Mức độ 4: Khuyến khích. Sự tham gia vào các hoạt động phát triển của cộng đồng sẽ được khuyến khích bằng vật chất hay tinh thần, do vậy cộng đồng thường sẽ không tiếp tục tham gia khi những khuyến khích này khơng cịn.

Mức độ 5: Chức năng. Cộng đồng tham gia vào hoạt động phát triển theo

nhóm với các mục tiêu chức năng đã được xác định trước, do vậy sự tham gia chưa được đầy đủ vì đã có những quyết định mang tính áp đặt.

Mức độ 6: Tương tác. Cộng đồng được tham gia vào q trình ra quyết

định sau đó thơng tin được phân tích để đưa ra kế hoạch hành động và thực hiện.

Mức độ 7: Tự vận động. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển được thực hiện độc lập với mọi can thiệp từ bên ngoài. Cộng đồng sẽ tự đưa ra các sáng kiến và có thể làm thay đổi cả hệ thống.

Như vậy, đối với việc người dân tham gia vào hoạt động phát triển du lịch, các phương thức tham gia này của cộng đồng sẽ là một quá trình để xác định và củng cố vai trị của cộng đồng trong cơng tác quy hoạch, trong quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động có ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng cịn có thể được nhìn dưới một góc độ khác như sau:

Tham gia vào việc xác định những cơ hội và điểm mạnh cho phát triển:

cộng đồng địa phương hiểu về nhu cầu của họ rõ hơn bất kỳ người bên ngồi nào khác và có những ý tưởng tốt nhất để lập ra các chiến lược phù hợp với các hoạt động du lịch cộng đồng của họ.

Tham gia vào quá trình quy hoạch: cộng đồng địa phương nắm được những

hạn chế và tiềm năng tài nguyên của họ có thể sử dụng cho việc xây dựng để đạt được các mục đích hay mục tiêu đã xác định của họ.

Tham gia vào quá trình thực hiện: mặc dù bị hạn chế về tài chính, nhưng cộng

đồng địa phương cũng có thể đóng góp bằng việc đưa ra những gợi ý, chia sẻ kinh nghiệm và các hình thức giúp đỡ khác và trở thành một phần của chương trình.

Tham gia vào việc chia sẻ lợi ích: những lợi ích đạt được từ các hoạt động

du lịch cộng đồng cần được phân phối tới mọi nhóm người có liên quan trong cộng đồng nếu khơng sẽ khơng khuyến khích được sự tham gia của họ.

Tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá: cộng đồng địa phương là

những người bảo vệ các tài nguyên quanh mình và họ có thể theo dõi những thay đổi và sửa đổi các sản phẩm du lịch theo nhu cầu và những gì mà họ cho là tốt nhất theo kiến thức bản địa của họ. Họ có thể đánh giá những can thiệp bên ngoài hay nhu cầu sửa đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long (Trang 26 - 28)