Giải pháp cho từng mặt hàng xuất khẩu trọng điểm:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành (Trang 61 - 63)

Đối với bất kỳ mặt hàng nào, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã mặt hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Đăc biệt đối với hàng thủ công mỹ nghệ và gốm sứ là các mặt hàng vừa mang tính tiêu dùng, vừa mang tính nghệ thuật trang trí và mang yếu tố văn hóa đặc trưng. Do vậy, để có thể thu hút khách hàng thì hàng thủ công mỹ nghệ phải bền chắc về chất lượng, mẫu mã đẹp, đa dạng, phong phú và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, công ty cần phải khắc phục yếu điểm của từng mặt hàng, phát huy những ưu điểm, lợi thế của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.

Đối với mặt hàng gốm sứ:

Hiện nay, tại nhiều làng nghề, hoạt động sản xuất gốm sứ đã được khôi phục và phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, các mặt hàng này cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng gốm sứ Ấn Độ, Trung Quốc... Hàng gốm sứ của Trung Quốc có một ưu thế hơn hẳn về mẫu mã, hình dáng, màu sắc, hoa văn, sản phẩm vừa sắc nét độc đáo vừa mang tính lịch sử văn hóa đặc trưng của

Trung Quốc. Đứng trước tình hình đó hàng gốm sứ của công ty phải có sự cách tân để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Một số giải pháp công ty có thể thực hiện trong tình hình hiện nay.

Thứ nhất, công ty Hà Thành cần tăng cường hoạt động đào tạo nâng cao tay nghề công nhân. Vì mặt hàng gốm sứ được sản xuất thủ công là chính do vậy nâng cao tay nghề chính là nâng cao chất lượng mặt hàng.

Thứ hai, công ty nên thuê chuyên gia thiết kế sản phẩm như: thiết kế hình dáng, hoa văn hoạ tiết của sản phẩm sao cho vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam vừa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Mặt hàng gỗ mỹ nghệ:

Mặt hàng này là một loại mặt hàng rất được ưa dùng trong trang trí nội thất hiện nay đặc biệt là ở Nhật Bản, Đài Loan... Lượng hàng gỗ mỹ nghệ theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế Nhật sẽ nhập tới hàng trăm triệu USD trong thơì gian tới. Tuy nhiên, gỗ trong nước ngày càng khan hiếm vì vậy công ty đã quyết định nhập khẩu trực tiếp gỗ từ Lào và Campuchia cung cấp cho các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ nhằm đảm bảo được nguồn hàng cho công ty trong thời kỳ nhu cầu của thế giới đang tăng. Việc nhập khẩu gỗ này không phải là dài pháp dài hạn nhưng nó có thể giúp công ty giải quyết được bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất như hiện nay.

Công ty cũng sẽ tăng cường nghiên cứu thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ - đồ trang trí nội thất. Đối với mỗi nước khác nhau có một nền văn hóa tập quán riêng vì vậy trang trí nội thất cũng mang đặc tính riêng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn... Việc nghiên cứu biết được nhu cầu,thị hiếu khách hàng sẽ giúp cho sản phẩm thích ứng được với thị trường thế giới và cũng là một cơ hội để Công ty phát triển thị trường tăng được thị phần của mình.

Mặt hàng sơn mài mỹ nghệ:

Mặt hàng sơn mài của công ty khá được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, về cả chất lượng và quy cách sản phẩm. Sản phẩm vừa có độ bóng nhẵn vừa có độ sâu của bức tranh. Tuy vậy mặt hàng này chưa được ưa chuộng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hiện nay vì hai lí do.

công ty đổi mới được mẫu mã, đáp ứng được những nhu cầu mới của các bạn hàng.

Mặt hàng thêu:

Mặt hàng này cũng giống như mặt hàng gốm sứ và sơn mài cũng đòi hỏi khá lớn về mẫu mã hoạ tiết của sản phẩm. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu mặt hàng này khá dồi dào, lao động lớn song lại không tập trung mà nằm rải rác trên các vùng đất nước. Trong những năm vừa qua mặt hàng này vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Nhưng trong những năm tới Hà Thành cũng sẽ đẩy mạnh mặt hàng này để đa dạng hóa hơn các sản phẩm xuất khẩu. Một số giải pháp công ty có thể thực hiện đó là:

Thứ nhất, công ty cần phải có mạng lưới thu mua hợp lý và tăng cường liên doanh, liên kết, tổ chức tập trung lao động thành từng vùng để đảm bảo nguồn hàng được đầy đủ và ổn định.

Thứ hai, nên thuê chuyên gia thiết kế mẫu mã kiểu cách sản phẩm cho sản phẩm mặt hàng này đa dạng và phong phú hơn. Công ty cũng nên có các chính sách với các nghệ nhân để họ đào tạo và nâng cao kinh nghiệm cho các công nhân mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Hà Thành (Trang 61 - 63)