Vai trò, chức năng của ĐGKQHT

Một phần của tài liệu Quản lý kết quả học tập trực tuyến (Trang 45)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.4. Đánh giá kết quả học tập

1.4.2. Vai trò, chức năng của ĐGKQHT

1.4.2.1.Vai trò của ĐGKQHT

- Định hướng cho hoạt động dạy-học của thầy và trò để đạt được mục tiêu đào tạo.

- Xác định kết quả học tập của người học so với chuẩn đề ra để từ đó người học có thể định hướng q trình học tập

- Giúp người thầy biết được mức độ người học đã nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phần kiến thức còn thiếu mà họ phải bổ sung

- Giúp nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo.

1.4.2.2.Chức năng của đánh giá kết quả học tập

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [20], ĐGKQHT gồm 3 chức năng chính là: Chức năng định hướng, chức năng hỗ trợ, và chức năng xác nhận. - Chức năng định hướng: Với chức năng định hướng, kết quả đánh giá có

thể đo lường và dự báo trước khả năng của học sinh để có thể đạt được trong q trình học tập, đồng thời xác định những điểm mạnh và yếu của học sinh, giúp cho giáo viên thu thập được các thông tin về học sinh như kiến thức, kỹ năng, hứng thú của học sinh đối với môn học, xem xét về sự khác biệt giữa các học sinh. Đánh giá này giúp cho giáo viên đưa ra các quyết định liên quan tới các vấn đề như lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy và các yếu tố khác trên cơ sở căn cứ vào khả năng của học sinh, giúp cho học sinh có thể lựa chọn con đường học tập, phương pháp, tài liệu, các hình thức học tập.v.v... phù hợp. - Chức năng hỗ trợ: Đánh giá thực hiện chức năng hỗ trợ là chẩn đoán,

điều chỉnh để hỗ trợ việc học tập, giúp cho q trình dạy học có hiệu quả. Q trình dạy học thường diễn ra trong một thời gian quá dài và học sinh thường khó khăn bảo tồn tất cả các kiến thức đã thu được, tình trạng rơi rụng kiến thức ngày càng tăng do khối lượng kiến thức tăng

lên. Như vậy, đánh giá giúp người học xem xét lại các tiến trình, kết nối các tiền trình với nhau nhờ đánh giá.

- Chức năng xác nhận: Đánh giá thực hiện chức năng xác nhận là nhằm xác định mức độ mà người học đạt được các mục tiêu học tập, đồng thời làm căn cứ cho những quyết định phù hợp. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội. Đánh giá xác nhận bộc lộ tính hiệu quả của q trình GD&ĐT.

1.4.3. Các ngun tắc đánh giá

- Theo tác giả Trần Khánh Đức, các nguyên tắc của đánh giá là [7]: - Phù hợp với đặc trưng của hoạt động giáo dục

- Phù hợp với đặc điểm tâm lý-lứa tuổi - Bảo đảm tính xã hội-lịch sử

- Bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển; giữa chuẩn đoán và dự báo

- Phù hợp mục tiêu giáo dục

- Bảo bảo khách quan , tin cậy, giá trị - Thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá

1.4.4. Các hình thức đánh giá

- Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, các hình thức của đánh giá gồm có đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết [20]. - Đánh giá thường xuyên (Formative Assessement): Đánh giá thường

xuyên được giáo viên tiến hành hàng ngày, nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học viên, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập một cách liên tục, có hệ thống đồng thời tạo điều kiện để quá trình dạy học chuyển sang bước phát triển cao hơn.

- Đánh giá định kỳ: Đánh giá định kỳ được tiến hành sau từng giai đoạn

học tập, là dạng đánh giá thường được thực hiện sau khi học một học phần chương trình hoặc giữa kỳ, cuối một học kỳ để xác định kết quả

học tập của học viên. Đánh giá định kỳ có tác dụng giúp giáo viên và học viên nhìn lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố và mở rộng những nội dung đã học, tạo cơ sở để từ đó định hướng tiếp tục cho quá trình dạy học tiếp theo. Đánh giá định kỳ cung cấp thông tin cho các cấp quản lý chỉ đạo để quản lý quá trình học tập của học viên và giảng dạy của giáo viên. Việc đánh giá định kỳ sử dụng các phương pháp như: Kiểm tra vấn đáp, bài tập thực hành, kiểm tra viết tự luận hay trắc nghiệm khách quan.

- Đánh giá tổng kết (Summative Assessment): Đánh giá tổng kết được thực hiện vào cuối mỗi năm học, cuối khóa học hoặc cuối mỗi giáo trình, mỗi học phần nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố và mở rộng toàn bộ những điều đã học từ đầu năm học, từ đầu giáo trình hoặc từ đầu học phần, đồng thời tạo điều kiện để chuyển sang năm học mới, môn học mới hay học phần mới.

Đánh giá này xác định mức độ mà học viên đạt được các mục tiêu học tập đã đặt ra, hay xếp loại theo mục đích nào đó. Các mẫu đánh giá phải căn cứ vào những gì mà học viên đã học, do đó nó có tính đặc trưng cho toàn bộ kiến thức mà học viên đã tiếp thu được. Đây là đánh giá mang tính tổng hợp, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thơng tin công bằng về kết quả học tập của học viên. Các kết quả đánh giá này rất quan trọng đối với học viên vì nó tác động trực tiếp tới việc xếp loại, công nhận đạt hay không đạt sau một quá trình học, khen thưởng.v.v... Nếu đánh giá chính xác sẽ làm cơ sở cho những quyết định phù hợp đối với người học, người dạy, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.

1.4.5. Quy trình đánh giá

Gồm các bước sau:

- Xác định mục đích đánh giá - Trình bày các tiêu chuẩn đánh giá

- Thu thập các thông tin đánh giá

- Đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin thu thập được - Kết luận và ra quyết định quản lý

1.5. Đánh giá KQHT trong ĐTTT

1.5.1.Đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Các mơ hình hay các phương thức dạy học đều hướng đến mục đích đạt được mục tiêu dạy học. Vấn đề đặt ra đối với ĐTTT là làm thế nào để sinh viên có thể học tập tốt nhất và làm thế nào để sinh viên có thể đạt được các mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Chính sự cần thiết phải trao quyền chủ động trong học tập cho sinh viên làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn trong vấn đề học tập của mình. ĐTTT đã thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa hai cách tiếp cận trong dạy học “người dạy là trung tâm” và “người học là trung tâm” [19].

Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học

Kiến thức được truyền đạt từ người dạy tới người học

Người học tiếp nhận thông tin

Người dạy là chuyên gia về nội dung kiến thức

Tấm quan trọng là các câu trả lời đúng

Người đưa các thơng tin chính Chỉ duy nhất sinh viên được nhìn nhận

là người học

Bảng 2: Vai trị của người học và người dạy theo cách tiếp cận “Người dạy là trung tâm”

Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học

Người dạy đóng vai trị như là huấn luyện viên và người hỗ trợ

Xây dựng kiến thức, người học được thu hút tích cực

Người dạy và người học học cùng

nhau Sự giáo dục là sự hợp tác, cộng tác và hỗ trợ

Cung cấp cho người học các cơ hội

Vai trò ngƣời dạy Vai trị ngƣời học

Khuyến khích người học thám hiểm

và khám phá Khám phá tri thức mới

Bảng 3: Vai trò của người học và người dạy theo cách tiếp cận “Người học là trung tâm”

Ngƣời dạy làm trung tâm

Ngƣời học làm trung tâm

Vai trò của người dạy Chuyển giao thơng tin Cung cấp các cơ hội học

tập Vai trị của người học Tiếp nhận thông tin và

thể hiện năng lực Lựa chọn các cơ hội học tập và quyết định cái gì nên học

Các hoạt động/nhiệm

vụ Trình bày, giảng dạy, kiểm tra Tự đề xướng các kế hoạch (dự án)

Bảng 4: So sánh hai mơ hình tiếp cận “Người dạy làm trung tâm” và “Người học là trung tâm”

Rõ ràng, ĐTTT đã thể hiện rõ nét mơ hình học tập lấy “Người học là trung tâm”. Đánh giá KQHT trong ĐTTT, trước hết cần tuân theo các nguyên tắc và các hình thức chung của đánh giá KQHT trong đào tạo truyền thống. Có thể kế thừa những nguyên tắc chung của đánh giá KQHT trong đào tạo truyền thống, mặt khác đánh giá KQHT trong ĐTTT cần phải biết tận dụng và phát huy được những lợi thế của loại hình đào tạo này. Để cơng tác đánh giá KQHT trong ĐTTT đạt được hiệu quả cao, cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Đặc thù của ĐTTT là người học phải có khả năng và tinh thần tự học rất cao. Ví dụ: thời lượng học trực tiếp trên lớp là 30%, thời lượng yêu cầu tự học thông qua mạng hoặc thông qua học liệu điện tử là 70%. Vì vậy đánh giá KQHT trong ĐTTT phải nhằm thúc đẩy học viên tự học.

- Đánh giá KQHT trong ĐTTT phải thống nhất được giữa đánh giá và tự đánh giá. Do thời lượng yêu cầu tự học chiếm một tỷ lệ cao tồn khóa học, các đối tượng tham gia ĐTTT lại không phụ thuộc vào khoảng

Phản hồi cho Sinh viên

Thông tin đa dạng để hỗ trợ cho sinh viên trong kế hoạch học tập kế tiếp

Module học tập kế tiếp

(E-Learning hoặc học tập hỗn hợp)

Module học tập (E-Learning hoặc học tập hỗn hợp)Đánh giá

(Assessment) Đạt

Chưa đạt

Module lƣu trữ Đối với các chứng chỉ đã được công nhận

- lưu trữ hồ sơ

Phản hồi cho Sinh viên

Thông tin đa dạng để hỗ trợ cho ôn tập

Module ôn tập

cách địa lý. Vì vậy, đánh giá KQHT trong ĐTTT phải là công cụ hỗ trợ học viên tự đánh giá.

- Đánh giá KQHT trong ĐTTT cũng phần phải đảm bảo tính khách quan, tin cậy, giá trị và phù hợp với mục tiêu đánh giá.

1.5.2. Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT

Hình 6: Sự tích hợp của đánh giá, phản hồi, các tài nguyên học tập và học bạ điện tử vào một môi trường học tập được hỗ trợ bởi hệ thống cơng nghệ có thể cung cấp

những vấn đề thiết yếu có hiệu quả cho tiến trình của người học [11].

Khái niệm e-Assessment (tạm dịch là đánh giá điện tử) đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Sau đây là định nghĩa của tổ chức JISC/QCA về về e-Assessment: “e-Assessment: là tiến trình kết hợp song song giữa đánh giá điện tử có ứng dụng CNTT-TT cho cơng tác triển khai hoạt động đánh giá và sự ghi lại kết quả đánh giá. Nó bao gồm sự kết hợp song song chặt chẽ giữa học viên, người hướng dẫn, các cơ sở học tập, hội đồng giám khảo và người điều chỉnh, và các quy định chung” [11].

ĐGKQHT trong ĐTTT có thể sử dụng hai hình thức “đánh giá dựa trên máy tính” (CBA: Computer-Based Assessment) và đánh giá có sự trợ giúp của máy tính (CAA: Computer-Assissted Assessment). Hai hình thức này có thể hốn đổi cho nhau.

Một khái niệm khá gần gũi với đánh giá điện tử là e-Portfolio (tạm dịch: học bạ điện tử), thường là biểu mẫu các tài liệu số hóa (KQHT) q trình học tập trong mỗi giai đoạn của học viên. Sự độc đáo giữa học bạ điện tử như là bản ghi kết quả học tập và học bạ điện tử như là một cơng

cụ của đánh giá trở nên khó phân biệt ở chỗ khi kết quả của các đánh giá, bao gồm tự đánh và bao gồm cả các đánh giá trong biểu mẫu của các trang nhật ký, trang Web Blogs hoặc các trang Web từ điển mở. Học bạ điện tử cũng có nghĩa là các chứng chỉ học tập đã được đánh giá [11].

Một hệ thống ĐGKQHT trong ĐTTT bao gồm các công cụ như: hệ thống đánh giá điện tử (e-Assessment), hệ thống học bạ điện tử (e- Portfolio), các công cụ hỗ trợ nhằm kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên, người học, người hướng dẫn, các cơ sở học tập, hội đồng chỉ đạo ĐTTT và các quy định chung của ĐTTT... Một hệ thống ĐGKQHT trong ĐTTT phải có các cơng cụ như Module ơn tập giúp học viên ôn tập kiến thức một cách chủ động, Module phản hồi giúp thông báo thông tin về đánh giá kịp thời cho sinh viên.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT là một nội dung quản lý cịn khá mới mẻ trong ĐTTT nói chung và ở các cơ sở ĐTTT nói riêng ở nước ta. Thực tế ở nước ta chưa có nhiều cơ sở ĐTTT cấp bằng ĐTTT theo đúng quy định của bộ GD&ĐT. Một số trường Đại học mặc dù đã có ứng dụng ĐTTT nhưng thực chất là ứng dụng ĐTTT cho hình thức ĐTTX hoặc các hình thức đào tạo khác. Hơn nữa, quy chế ĐTTT2 cịn chưa được chính thức ban hành để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT bao gồm quản lý việc xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá điện tử, Module ôn tập, Module phản hồi KQĐGHT của học viên, các Module công cụ hỗ trợ cho

2

Trong dự thảo Quy chế về ĐTTT sắp ban hành của Bộ GD&ĐT, khái niệm ĐTTT được gọi là “Đào tạo Từ xa qua mạng”, một số ý kiến khác đề xuất gọi là “Đào tạo qua mạng”

công tác ĐGKQHT, hệ thống học bạ điện tử nhằm lưu trữ kết quả học tập và các hoạt động khác của học viên trong suốt quá trình học tập và lưu trữ lâu dài.

Quản lý cơng tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT cũng bao gồm việc xây dựng và hồn thiện quy chế và hình thức đánh giá trong cho loại hình đào tạo này.

Kết luận chƣơng 1

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu vai trò, chức năng, nguyên tắc, quy trình và hình thức đánh giá và ĐGKQHT trong ĐTTT. Luận văn cũng nghiên cứu các yêu cầu đối với công tác ĐGKQHT và quản lý công tác ĐGKQHT trong ĐTTT.

Phần lý luận về đánh giá và ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT sẽ được sử dụng làm cơ sở để:

- Phân tích thực trạng cơng tác ĐGKQHT của học viên nói chung và cơng tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT nói riêng ở trường ĐHSP Hà Nội.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng ĐGKQHT trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội ở Chương 3.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI

2.1.Khái quát về trƣờng ĐHSP Hà Nội

Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục và hiện là trư ờng đại học trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường Sư phạm ở Viêṭ Nam , đồ ng thờ i là trung tâm l ớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học, là nơi đào tạo nhân tài và các nhà khoa h ọc danh tiếng cho đất nước. Trong

quá trình phát triển của Trường, các giai đoạn lịch sử quan trọng bao gồm [25]:

Giai đoạn 1951-1956: Trường Sư phạm Cao cấp Giai đoạn 1956-1967: Trường ĐHSP Hà Nội

Giai đoạn 1967-1976: Trường ĐHSP Hà Nội I và Trường ĐHSP Hà Nội II Giai đoạn 1976-1993: Trường ĐHSP Hà Nội I

Giai đoạn 1994-1999: Trường ĐHSP thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Giai đoạn từ 1999 đến nay Trường ĐHSP Hà Nội

Những năm đầu tiên mới thành lập trường được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên phổ thơng cấp 2, 3 theo 3 ngành: Tốn – Lý, Lý – Hố và Hóa – Sinh.

Giai đoạn tiếp theo, trường được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cho các trường phổ thông cấp 2, 3 theo các hình thức học chính quy tập trung, chuyên tu, tại chức với 12 khoa cơ bản [26].

Ngày 10 tháng 12 năm 1993, theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, trường trở thành một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội với

Một phần của tài liệu Quản lý kết quả học tập trực tuyến (Trang 45)

w