Quan hệ hợp tác Quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý kết quả học tập trực tuyến (Trang 60)

3.2 .Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

2.1.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế

Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kì đổi mới, trường ĐHSPHN được xã hội tín nhiệm và đánh giá cao về chuẩn mực đào tạo giáo viên các cấp ch ất lượng cao và nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến về các

liñ

h

vưc̣ cơ bản, ứng dụng và giáo dục. Trường kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, gắn các đề tài nghiên cứu với việc đào tạo trình độ cao. Hoạt động quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với ngồi nước khơng ngừng mở rộng. Hiện nay, trường ĐHSPHN có quan hệ hợp tác với khoảng 100 trường và tổ chức quốc tế ở 33 nước trên thế giới.

2.2.Thực trạng ĐTTT và công tác ĐGKQHT của học viên ở Trƣờng ĐHSP Hà Nội

2.2.1.Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trƣờng ĐHSP Hà Nội

Trong những năm gần đây, nhà trường đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, phần mềm cho hệ thống CNTT. Thư viện của trường đã được trang bị một phòng Internet nhằm giúp bạn đọc khai thác nguồn thông tin trên mạng. Thư viện đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong

các lĩnh vực hoạt động quản lý và phục vụ bạn đọc của mình. Thư viện được nối mạng cục bộ (LAN), Intranet và Internet.

Trường ĐHSP Hà Nội có đủ máy tính để phục vụ cho giảng viên và người học giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Trường có 36 phịng máy tính với 2.812 m2, 900 máy tính đang hoạt động, trong đó 700 máy được dùng cho học tập, 200 máy dùng cho văn phịng. Trường có mạng máy tính nội bộ, được kết nối internet, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, có các phịng học đa năng cho các ngành đào tạo, có các phần mềm quản lý để hỗ trợ các bộ phận chức năng như: phần mềm tuyển sinh, phần mềm quản lý thư viện [26].

Cùng với việc đầu tư trang thiết bị CNTT và CSVC, các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy và học ở trường ĐHSP Hà Nội cũng đã thu được những kết quả nhất định. Website của trường là nơi cung cấp nhiều thơng tin bổ ích cho hoạt động dạy và học của trường. Nhiều giảng viên đã có trang Web cá nhân đăng tải các thông tin liên quan đến bài giảng, ôn tập và bài tập thực hành. Sinh viên có thể tìm kiếm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích liên quan đến môn học trong trang Web cá nhân của giảng viên. Trung tâm CNTT của trường cũng đã tích cực trong việc xây dựng diễn đàn giao lưu, học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm học tập giữa giảng viên, sinh viên trong trường và các thế hệ sinh viên đã ra trường.

Nhiều công cụ trên Website của trường đã giúp sinh viên có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin hỗ trợ cho học tập như: Tra cứu điểm học tập, tra cứu sách thông qua thư viện điện tử, thư viện học liệu điện tử v.v...

2.2.2. Thực trạng ĐTTT ở Trƣờng ĐHSP Hà Nội

Hệ thống ĐTTT hiện đang được chạy thử nghiệm tại địa chỉ http://el.hnue.edu.vn . Tuy nhiên, hệ thống ĐTTT trường ĐHSP Hà Nội mới chỉ thử nghiệm ở mức độ cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên.

Ngày 19/09/2007, hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội đã có cơng văn số 471/CNTT về việc “triển khai hệ thống E-Learning” gửi các khoa và các tổ bộ môn. Theo tinh thần công văn này, các giáo viên đang giảng dạy trong học kỳ I năm học 2007 - 2008 được yêu cầu xây dựng đề cương môn học và kế hoạch dạy học chi tiết môn học, bao gồm các thông tin sau:

- Tên môn học, giảng viên.

- Đề cương chi tiết môn học.

- Kế hoạch dạy học chi tiết đến từng tuần và đề cương bài giảng môn học.

- Đề cương hướng dẫn ơn tập mơn học.

- Các tiêu chí và hình thức kiểm tra đánh giá.

- Bài giảng mơn học (nếu có).

Đề cương mơn học và kế hoạch giảng dạy sau đó sẽ được chuyển cho Trung tâm CNTT biên tập lại và đưa lên cổng ĐTTT.

Như vậy, công văn số 471/CNTT số 19/09/2007 của hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội đã tạo tiền đề cho hướng phát triển ĐTTT của trường. Bước đầu, các giáo viên sẽ phải làm quen với công việc chuẩn bị đề cương môn học và kế hoạch giảng dạy phục vụ công tác ĐTTT. Giáo viên được khuyến khích soạn bài giảng mơn học theo hình thức sách điện tử.

Ngày 25/09/2007, trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức hội nghị “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục quốc dân và ngoài xã hội”. Hội nghị đã đúc kết, rút kinh nghiệm và nhìn nhận lại những thành tựu đạt được và những thách thức, thời cơ đối với giáo dục khơng chính quy. Trên cơ sở coi giáo dục khơng chính quy là một ngành khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và rút ra những bài học thực tiễn để làm tiền đề cho sự phát triển ngày càng tốt đẹp của loại hình đào tạo này . Những bài học đó là [44]:

- Tiếp tục mở rộng đối tượng tuyển sinh và ngành nghề đào tạo. Đối

tượng đào tạo sẽ không chỉ là các giáo viên trong ngành sư phạm mà cả

các đối tượng ngoài sư phạm, học sinh phổ thông. Mở rộng đầu vào cho một số ngành học mà người học quá ít để đảm bảo sĩ số cho một lớp học.

- Khai thác triệt để hơn nữa tiềm năng đào tạo của các cơ sở liên kết đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo khơng chính quy với trường để thực hiện tốt các khâu trong quá trình tuyển sinh, dạy và học. Bên cạnh đó, tiếp tục thu hút đông đảo học viên cũng như mở thêm nhiều cơ sở liên kết đào tạo ở các tỉnh, thành phố, đồng thời tăng cường công tác thông tin quảng bá.

- Cần thiết phải áp dụng triệt để các thành tựu của cơng nghệ thơng tin

để góp phần hữu hiệu cho việc phát triển giáo dục khơng chính quy. Cơ sở vật chất cũng phải được nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đón đầu những đổi mới về cơng nghệ để có thể cập nhật, áp dụng CNTT trong dạy học. Xây dựng trang Web hiện đại, cập nhật, thí điểm đào tạo một số học phần theo kiểu đào tạo trực tuyến.

- Cơng tác quản lí cần chun nghiệp hơn và đi vào chiều sâu, bao gồm:

Quản lí các điều kiện đảm bảo chất lượng của giáo dục khơng chính quy, Quản lí cơng tác tổ chức dạy - học của các cơ sở liên kết đào tạo, Quản lí cơng tác kiểm định chất lượng dạy - học.

- Giảng viên tham gia giảng dạy cho hệ đào tạo khơng chính quy phải là những GS, PGS, TS, những giảng viên có tâm huyết, có kinh nghiệm giảng dạy. Đã đến lúc việc giảng dạy cho hệ đào tạo khơng chính quy phải trở thành nhiệm vụ chiến lược của mỗi cán bộ giảng viên trong sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường, mang lại danh tiếng cho Trường trong lĩnh vực đào tạo này.

Cơng tác loại hình ĐTTT của trường sẽ có nhiều thuận lợi. Hệ thống CSVC và phần mềm phục cho ĐTTT đã và được xây dựng. Hệ thống đường truyền và CSVC phục vụ ĐTTT, theo đánh giá của chúng tơi, trước

mắt có thể đáp ứng được cho thử nghiệm và triển khai ứng dụng cho các loại hình đào tạo hiện có của trường.

Mặc dù nhà trường đã có định hướng cho phát triển loại hình đào tạo khơng chính quy này. Tuy vậy, việc triển khai ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội tại thời điểm hiện nay cịn gặp phải một số khó khăn sau:

- Quy định cụ thể về ĐTTT của trường hiện vẫn chưa được ban hành. - Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo cịn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế

cho triển khai loại hình đào tạo này.

- Mạng lưới các cơ sở liên kết đào tạo của trường ở các địa phương cần có sự đầu tư trang thiết bị và CSVC để đáp ứng được các yêu cầu của ĐTTT.

2.2.3. Thực trạng công tác ĐGKQHT của học viên ở trƣờng ĐHSP Hà Nội

2.2.3.1. Thực trạng công tác đánh giá KQHT của học viên ở trường ĐHSP Hà Nội

Hoạt động ĐGKQHT của học viên có vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung và trường ĐHSP Hà Nội nói riêng.

Hiện nay, phương pháp và quy trình KTĐG của trường được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với từng phương thức đào tạo, hình thức học tập.

Nhằm đánh giá chính xác mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, trường ĐHSP Hà Nội có các văn bản quy định cụ thể về qui trình thi và kiểm tra đánh giá, sử dụng nhiều hình thức ĐGKQHT của người học như: kiểm tra điều kiện, thi học phần (lí thuyết và thực hành), quy trình quản lý và tổ chức thi nghiêm túc để bảo đảm mọi quyền lợi của người học.

Ngoài ra, trường cịn có các văn bản quy định các điều kiện để cấp phát văn bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ, có hệ thống quản lí việc cấp phát văn bằng chặt chẽ. Kết quả học tập của người học được được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an tồn, văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng qui định.

Vào đầu mỗi năm học, mỗi sinh viên nhập học đều được nhà trường phát “Sổ tay sinh viên” giới thiệu về nhà trường, các quy chế và quy định hiện hành đang được áp dụng trong nhà trường, quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy: Ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và cao đẳng. Sinh viên có thể tìm hiểu kỹ về các nội dung liên quan đến kiểm tra và thi học phần như: Đánh giá học phần; Tổ chức kỳ thì kết thúc học phần; Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi, số lần được dự thi kết thúc học phần; Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung xếp loại học tập; Thi tốt nghiệp và cơng nhận tốt nghiệp; Chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp; Thực tập cuối khóa và điều kiện xét tốt nghiệp; Bảo lưu kết quả học tập và chuyển loại hình đào tạo.

sau:

Đối với vấn đề kiểm tra và thi học phần được thực hiện cụ thể như

- Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng số khơng dưới 50% của điểm học phần. Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm

do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

- Các học phần thực hành: sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm học phần loại này.

- Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên khơng tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 5 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.

Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập như sau:

Trong đó: Nai ni A = i = 1 ni i=1

A là điểm trung bình chung học tập năm học, khoá học hoặc điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học.

ai là điểm cao nhất trong các lần thi của học phần thứ i

ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i N là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học tập là căn cứ để xét sinh viên bị buộc thôi học, tạm ngừng học, được học tiếp và xét tốt nghiệp.

Xếp loại kết quả học tập:

66

a) Loại đạt: Từ 9 đến 10: Xuất sắc Từ 8 đến cận 9: Giỏi Từ 7 đến cận 8: Khá Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá Từ 5 đến cận 6: Trung bình b) Loại khơng đạt: Từ 4 đến cận 5: Yếu Dưới 4: Kém

2.2.3.2. Thực trạng công tác đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội

Từ năm 2006, Trung tâm CNTT của nhà trường đã xây dựng cổng ĐTTT tại địa chỉ http://el.hnue.edu.vn/. Toàn bộ hệ thống ĐTTT của trường hiện đang được Trung tâm CNTT của trường thử nghiệm, quản lý và phát triển. Khác với một số cổng ĐTTT khác thường dùng phần mềm mã nguồn mở, trường ĐHSP Hà Nội đã mua lại bản quyền Phần mềm Workplace Collaborative Learning của hãng IBM và cài đặt cho hệ thống ĐTTT của trường. Hệ thống E-Learning đã được Việt hóa và rất thuận lợi cho người sử dụng.

Hình 7: Cổng ĐTTT trường ĐHSP Hà Nội

Hiện tại, nhà trường vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho loại hình ĐTTT có cấp bằng. Nhà trường cũng đã ứng dụng ĐTTT vào công tác dạy và học. Tuy vậy, nhà trường đã chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng về CNTT như: đường truyền, hệ thống máy chủ,... Giáo trình điện tử của một số môn học đã được đưa lên cổng ĐTTT để học viên tham khảo. Hoạt động của cổng ĐTTT hiện mới chỉ cung cấp giáo trình điện tử, tài liệu để học viên truy cập vào tham khảo.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội cịn tồn tại một số vấn đề sau:

- Chưa có quy chế cụ thể cho hình thức đào tạo này mặc dù nhà trường đã triển khai được loại hình ĐTTX rộng rãi cho các cơ sở liên kết đào tạo của trường.

- Xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá điện tử, Module ôn tập, Module phản hồi KQĐGHT của học viên, các Module công cụ hỗ trợ cho công tác ĐGKQHT, hệ thống học bạ điện tử cần được chú trọng và phát triển hơn nữa khi triển khai ĐTTT.

- Website của trường cũng đã tạo ra có diễn đàn giao lưu, học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm dành học viên của trường. Tuy vậy, sự hỗ trợ và phàn hồi

từ phía giảng viên, từ phía các bộ phận có chức năng hỗ trợ đào tạo vẫn còn chưa rõ nét và phát huy hết vai trò.

Kết luận chƣơng 2

Qua phân tích thực trạng cơng tác ĐGKQHT của học viên ở trường ĐHSP Hà Nội và thực trạng ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội cho thấy:

Điểm mạnh của công tác ĐGKQHT của sinh viên:

- Hoạt động ĐGKQHT được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học và đúng quy chế hiện hành của Bộ GD & ĐT.

- Đội ngũ giáo viên của trường là các nhà sư phạm đầu ngành trong cả nước, là những người có tâm huyết, có kinh nghiệm trong giảng dạy.

Các hạn chế đối với hệ thống ĐTTT của trường:

- Đối với loại hình đào tạo phi chính quy, nhà trường đang tập trung vào loại hình đào tạo từ xa do vậy nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể phát triển loại hình ĐTTT.

Các thuận lợi khi khai chính thức hệ thống ĐTTT trong tương lai:

Một phần của tài liệu Quản lý kết quả học tập trực tuyến (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w